Welcome!

Hi! Chào mừng bạn đến với https://heomephim.wordpress.com/, một góc riêng của TỚ. Nơi đây chia sẻ những gì tớ thích bao gồm PHIM, TRUYỆN – TIỂU THUYẾT, vài mẹo vặt TIN HỌC, MẸO WORDPRESS, và những CHIA SẺ – TẢN MẠN “chẳng đâu vào đâu” 🙂

Để khám phá chốn này dễ dàng hơn các bạn có thể sử dụng Menu phía trên blog, List nhóm các bài viết nằm bên trái blog hoặc những Thẻ ngay dưới mỗi bài viết.

COPY BÀI VIẾT: Các bạn có thể copy những bài viết ở đây sang các forum khác mà không cần hỏi mình, tuy nhiên mong các bạn hãy ghi nguồn từ WordPress này! Cảm ơn

HÃY GIỮ FILE TORRENT TRONG MÁY CỦA BẠN: Khi down một bộ phim về bằng torrent, đừng vội xóa nó đi, hãy để nó trong máy bạn một thời gian để chia sẻ với người khác. Vì bạn có được nó từ một cộng đồng không vụ lợi, họ chia sẻ cho bạn dù không biết bạn là ai! Vậy bạn hãy chia sẻ cho những người đến sau dù bạn cũng không biết họ là ai!!! 🙂

Các bạn không biết tớ là ai và blog này public cho tất cả. Nếu đã đến đây và thích thú, đừng ngần ngại để lại dấu chân 🙂

Welcome

Black Swan (2010)

Dễ hiểu tại sao Natalie Portman  lại giành được giải Oscar cho vai diễn Nina trong phim Black Swan, cô ấy hóa thân vào nhân vật Nina giống như cách mà Nina hóa thân vào The Swan Queen.

Chúng ta đã nghe rất nhiều câu chuyện thành công của các diễn viên, có thể họ cứ diễn như chính bản thân họ ngoài đời hoặc họ buộc phải đánh mất chính bản thân mình để sống như một con người khác. Thật khó khăn để sống như một con người khác, sau khi đánh mất chính mình liệu họ có tìm lại được chính mình không? Giống với việc bạn như một tờ giấy trắng vậy, rất dễ dàng để thay đổi, chỉ cần vạch lên vài nét mực mọi chuyện đã khác rồi, nhưng viết lên thì dễ còn xóa đi thì lại là chuyện khó. Thế nên cần viết cho cẩn thận, viết chỗ cần viết những gì cần đỗi sẵn sàng đổi, những gì cần giữ buộc phải giữ.

Nina là một đứa con ngoan của một bà mẹ độc đoán, cô ấy quá tử tế và chăm chỉ. Cô ấy có thể dành được thành công nhờ vào tính cách của mình nhưng điều đó cần phải có thời gian. Việc một con người bị đóng đinh vào một vai diễn là một điều dễ hiểu, bởi họ chỉ cần diễn xuất những nét mặt, cử chỉ mà họ đã thể hiện trong cuộc sống. Cô ấy là một thiên nga trắng thì rất khó để trở thành thiên nga đen và lại càng khó hơn nữa để vừa làm thiên nga trắng vừa làm thiên nga đen. Cô ấy buộc phải hi sinh chính bản thân mình vì cô ấy không dám hi sinh những người xung quanh.

Thật may mắn, Nina có một cuộc sống hoàn hảo để thay đổi, cái sự ngoan ngoãn trong con người cô ấy một phần vì bản chất vốn có, một phần vì sự cấm đoán của bậc sinh thành. Bản chất thì khó thay đổi, nhưng sự cấm đoán từ bên ngoài giống như việc ép một cái lò xo vậy, càng ép thì lực đẩy càng lớn rồi nó bung ra (các vị phụ huynh cứ thắc mắc tại sao con mình hằng ngày vẫn ngoan hiền rồi bỗng đùng một ngày nó lại trở ra hư đốn?).

Áp lực từ công việc, những sự việc không ngờ tới xảy đến với con người hiền lành chăm chỉ có suy nghĩ đơn giản, mọi thứ quay cuồng, không thể tỉnh táo để phân tích cặn kẽ mọi việc thì đánh áp đặt những thứ mình nghe mình thấy, những chuyện sảy ra với những người khác vào chính bản thân mình. Những ảo giác xuất hiện.

Với những câu chuyện được kể bằng lời nói thì rất dễ dàng để kể lại, nhưng với những câu chuyện được thể hiện bằng diễn xuất thì lại khó khăn vô cùng. Chi bằng bạn nên tự xem Black Swan thì hơn. Tiếp tục đọc

Play the moments – Pause the memories – Stop the pain – Rewind the happiness

Không dài dòng, đây là những bản nhạc mà tớ thích, không theo thể loại, không có tiêu chí. 

Up lên mạng chơi thôi. Cũng thích nhiều ca sĩ khác như M4U, Mỹ Tâm,… nhưng lười tải qúa, chắc để từ từ Tiếp tục đọc

The Man From the Earth (2007)

Với kinh nghiệm xem phim của bản thân thì chỉ cần chưa tới 5 phút đầu của bộ phim tôi đã biết diễn viên chính là ai, ở cảnh cây cung được nhấc lên, thêm một vài câu đối thoại giữa các nhân vật là đã quá đủ rồi. Với số điểm IMDB 8.0/10 thì tôi tin là bộ phim này sẽ hấp dẫn, bất chấp, không cần quan tâm nó thuộc thể loại nào, hài hước, kịch tính, viễn tưởng, chính kịch, kinh dị… Đến 7 phút cuối cùng của bộ phim tối mới tá hỏa ra là mình đã nhầm, rồi đến 2 phút cuối cùng thì tôi lại tin rằng mình đã đúng.

Niềm tin là một thứ kỳ cục nhưng sức mạnh thì lại vô song, đó đưa còn người lại gần nhau và đẩy con người ra xa khỏi nhau. Người ta sẵn sàng cuồng tin cho dù không có một lý lẽ vững chắc nào, họ tin tưởng tuyệt đối bởi không gì có thể hoàn toàn phủ nhận nó, người ta vẫn nói “khoa học vẫn chưa thể chứng minh” là vậy.

Sự thật thì vô cùng đơn giản còn những gì mà chúng ta biết thì lại vô cùng phức tạp!

Tôi bỗng nhớ đến câu chuyện mà người ta đồn thôi về tổng thống Nga Putin. Sau khi tìm được những bức ảnh từ hàng chục năm trước, trong đó có khuôn mặt của một chàng trai mặc quân phục khá giống Putin, vậy là nhiều người tin rằng ông ấy là người bất tử, hoặc có thể du hành thời gian. Không ai có thể hoàn toàn chứng minh hoặc hoàn toàn phủ nhận nó, thế là lời đồn vẫn tiếp tục tồn tại.

Putin immortal

Có người còn tìm ra điểm tương đồng của vị tổng thống Nga với nàng Monalisa nữa.

Putin immortal 2

Tạm bỏ qua những câu chuyện mà nhiều người cho rằng chỉ có báo lá cải mới đăng tin. Hãy nói về những câu chuyện thực tế hơn về những con người sống ở thời đại này, những nhà tỉ phú cùng những công việc của họ. Theo lẽ thường, khi con người ta giàu có thì họ sẽ có cuộc sống thoải mái hơn những người khác, nhà lớn, du thuyền lớn, uống rượu thượng hạng, ăn sơn hào hải vị, làm những chuyện to tát. Khi có càng nhiều thì họ lại càng muốn nhiều hơn, kể cả thời gian. Vì thế mà những vị vua chúa ngày xưa luôn muốn tung hô: vạn tuế – vạn tuế – vạn vạn tuế, cũng là lẽ thường thôi. Hai vị đồng sáng lập của Google nắm trong tay hàng tỷ đô la, tỷ phú Larry Ellison – ông chủ của Oracle, tỷ phú Peter Thiel – người sáng lập PayPal, và nhiều tỷ phú khác nữa đang đầu tư hàng tỷ đô la vào việc nghiên cứu để kéo dài tuổi thọ, điều dễ thực hiện hơn là việc tìm kiếm sự bất tử mà các nhà giả kim đã từng khao khát.

Sống mãi, sống mãi, sống mãi là điều nhiều người muốn đạt được. Giống như một vec-tơ có điểm đầu mà không có điểm kết thúc thì câu chuyện sẽ đi đến đâu, chưa ai có thể biết được, chỉ có thể tưởng tượng ra mà thôi.

Con người chỉ sợ chết khi nhận thức được cái chết.

Tôi nhớ đến The Curious Case of Benjamin Button (2008), một con người sinh ra có chu trình lão hóa ngược, sinh ra là một ông già còn chết đi thì lại là một đứa trẻ. Có người ghen tị với Benjamin Button khi càng lớn tuổi thì lại càng trẻ ra, nhưng liệu họ có hiểu được nỗi niềm của một người non nớt trong vẻ ngoài già nua và sự già nua trong một cơ thể non nớt. Ta sóng đôi với người ta yêu thương như thế nào khi cô ấy chỉ là một người bình thường như bao người bình thường khác. Vậy sẽ như thế nào nếu thời gian không có ý nghía nào đối với một con người nào đó, thời gian cứ trôi cứ trôi, mọi cảnh vật thay đổi nhưng ta không hề đổi thay. Ta có thời gian để học hỏi, để du ngoạn và cũng có thừa sự buồn bã khi phải chia ly.

Cũng đề cập đến vấn đề thời gian nhưng The Man From the Earth khác hoàn toàn với The Curious Case of Benjamin Button. Nó khác nhau về chiều thời gian trôi và cả cách mà con người ta đối xử với nhau. Cùng là sự đau khổ nhưng Benjamin Button phải chốn chạy chứ không hề phải chia xa, cách đề cập trong The Curious Case of Benjamin Button nghiêng hoàn toàn về một xã hội của sự nhân đạo. Còn The Man From the Earth thì khắc nghiệt hơn rất nhiều bởi nó sát với thực tế (cho dù vẫn còn một số lỗ hổng trong cách kể chuyện).

Bây giờ chúng ta hãy giả sử nếu có một người bất tử thì sao? Cuộc sống của họ như thế nào, những người xung quanh sẽ tôn sùng, ghét bỏ, ghen tị hay sợ hãi con người đó. Sẽ có những câu chuyện bàn tán, báo chí, truyền hình, sự liên tưởng đến thần thánh và cả quỷ dữ. Nếu muốn yên ổn thì phải làm sao? Phải “chết” trong tâm trí, trong cuộc sống của người khác!

Nếu có một quãng đời dài đằng đẵng bạn sẽ gặp được rất nhiều người từ tầm thường đến vĩ đại, biết được nhiều điều thú vị nhưng bạn vẫn sẽ không thể biết được tương lại sẽ thế nào! Vậy nếu có kiếp sau? Nếu kiếp sau là một nơi rất hạnh phúc, còn nơi đây chỉ là chốn trọ thôi? Những người bất tử sẽ không bao giờ biết được điều đó! Tiếp tục đọc

Tuyển tập chương trình Quick and Snow show

Trước đây tôi đã từng giới thiệu với các bạn chương trình Just For Laughs Gags chạy trên điện thoại Android và hôm nay để tiếp tục loạt bài dành cho di động thì tôi sẽ giới thiệu với các bạn chương trình Quick and Snow show. Nó không phải là một chương trình radio, chương trình này tổng hợp các buổi phát thanh của QnS để bạn có thể nghe lại bất cứ lúc nào. Ở thời điểm hiện tại có tận 5 chương trình QnS khác nhau với những điểm mạnh điểm yếu riêng, tôi đã dùng qua cả 5 và xin giới thiệu với các bạn cả 5 chương trình này.

  1. Quick and Snow show của tác giả Trung Pham Huy: đây là chương trình cập nhật các buổi phát thành QnS nhanh nhất, tuy nhiên số lượng các số phát thành hạn chế, nó chỉ hiển thị các số gần đây nhất.
  2. Quick and Snow show của tác giả Dung Nguyen Xuan: Chương trình này khá nhẹ và dễ sử dụng, tuy nhiên tên các buổi phát thanh trong List của nó chỉ là số thứ tự của các buổi đó, không tên và cả không có ngày phát hành nên dễ gây khó khăn cho người sử dụng trong việc tra cứu.
  3. Quick and Snow show của tác giả LUVSOFT INC: Đây là chương trình có giao diện chuyên nghiệp nhất.
  4. Quick and Snow show của tác giả Sharetrue: Giao diện đơn giản nhất, nhẹ nhất và cập nhật không được nhanh cho lắm. Hiện tại đang là giữa tháng 11 nhưng số phát thanh mới nhất của nó là giữa tháng 8
  5. Quick and Snow show của tác giả Hieu Rocker: Cái này cập nhật chậm hơn cả cái thứ 4 nhưng lại được nhiều người dùng nhất nhờ giao diện đơn giản, đẹp mắt và chạy mượt mà.

Music

Những đánh giá ở trên chỉ đúng ở thời điểm tháng 11 năm 2013 do có thể các tác giả sẽ thay đổi giao diện lẫn lượng nội dung trong chương trình. Theo đánh giá của HMP thì nên dùng 2 chương trình thứ 1 và thứ 5 để có thể nghe được tất cả các số của QnS.

Để có chương trình QnS các bạn hãy truy cập google play trên thiết bị di động, đánh dòng chữ Quick and Snow show để tìm.

Trang Web chính thức của QnS: http://qns.radiovietnam.vn/

Cập nhật muộn màng, ngày 13/02/2015.

Chắc ai hay nghe QNS đều biết tin này từ lâu lâu lâu lắm rồi, từ tháng 2 năm 2014 chương trình đã dừng phát sóng, kết thúc chặng đường 14 năm để lại tiếc nuối cho rất nhiều khán giả hâm mộ, trong đó có tôi. Kể từ lúc đó trở đi tôi băt đầu Download lại gần như tất cả các chương trình đang tồn tại trên mạng internet (Nguồn chính là từ trang theoyeucau.com). Công việc thì nhẹ nhàng nhưng tốn thời gian lắm, rảnh mới down liền tù tì mấy chương trình, tốn nhiều công của như vậy đấy thế nên lỡ cái máy tính này có đi tong thì mình vẫn muốn giữ chương trình này đến ngàn thu, vì thế nên mình Up nó lên mạng cho chắc ăn, đồng thời chia sẻ cho các bạn. 🙂

Có rất nhiều tập với chất lượng từ thượng vàng đến hạ cám, còn bạn nào thấy thiếu file hay trùng file thì comment lại để mình sửa nhé. Dung lượng của file khá thấp nhưng tổng hợp của cả gần chục năm nên nặng hơn 3Gb. Tiếp tục đọc

Tạo thẻ truy cập cho WordPress

Khi bạn tạo một tài khoản WordPress, một trong những vấn đề đầu tiên mà bạn quan tâm là giao diện của nó. Hiện nay Wp có một kho giao diện vô cùng phong phú đến nỗi khiến người dùng cảm thấy khá bối rối trong việc chọn lựa theme. Sau khi chọn được một theme vừa ý, bạn sẽ bắt đầu trang trí cho nó bằng rất nhiều công cụ khác nhau, bằng những cách từ đơn giản đến phức tạp: chọn lựa hình nền, cắt dán ảnh, lựa chọn bố cục cho bài viết, sắp xếp widget. Những thứ đó đều là những việc đơn giản mà hầu hết mọi người chỉ cần bỏ chút thời gian mò mẫm là sẽ thành công.

Nhưng rồi sau một thời gian dài sử dụng bạn ngỡ ra rằng những thứ tưởng chừng đơn giản lại vô cùng phức tạp, điển hình như Widget văn bản. Trước đây mình cứ nghĩ rằng nó là một Widget đơn giản nhất, nhưng thực chất không phải vậy, đừng để vẻ ngoài của nó đánh lừa bạn. Khả năng tùy biến của Widget này là vô song. Trước đây mình đã đề cập tới Widget này trong rất nhiều bài viết như:

Bây giờ điểm lại mới thấy Widget văn bản quá áp đảo. Hôm nay lại thêm một mẹo nữa liên quan đến Widget này đó là Tạo thẻ truy cập cho WordPress.

Nhìn chung khả năng tùy biến của Widget này là do khả năng chèn Code của nó, mà code thì vô kể, một biển mênh mông. Tiếp tục đọc

Trang trí WordPress bằng ảnh động (*GIF)

Mình vốn không tính viết bài này nhưng xu thế hiện giờ của thế giới là khai tử Flash – ứng dụng chạy video, phát nhạc và một số tính năng khác như chạy đồng hồ, trang trí wordpress bằng hoa lá, cành – vì vậy việc tìm kiếm một công cụ khác để trang trí wp rất cần thiết.

Flash gặp khá nhiều hạn chế, ví dụ như tính bảo mật thấp khiến máy tính của bạn có thể gặp nguy hiểm, việc chạy flash thường phụ thuộc vào các trang web khác, vậy nên chúng ta không thể kiểm soát được việc flash có thực sự chạy trên wp của chúng ta không. Ví dụ vào một ngày xấu trời, các website mà chúng ta lấy code flash để chèn vào wp dừng hoạt động kéo theo việc wp của bạn xuất hiện những khoảng trống hoác. Thêm một điểm yếu nữa là muốn xem flash thì máy tính của người dùng phải cài chương trình này. Vâng rất nhiều thứ dây mơ rễ má cần phải có để flash có thể chạy được.

Thay vì Flash thì bạn có thể sử dụng ảnh động (.GIF) để trang trí cho wp của mình. Ưu điểm của GIF là bạn hoàn toàn có thể làm chủ nó, không phụ thuộc vào bất cứ bên nào, đồng thời khả năng tùy biến của GIF là khá cao nếu bạn biết cách tận dụng. Ví dụ điển hình là bạn có thể chèn câu đối ở hai bên Wp nếu theme của bạn có đủ khoảng không. Tiếp tục đọc

The Fountain (2006)

Mọi sinh vật trên trái đất này đều có bản năng sống, đến cả con kiến nhỏ bé thì ham muốn sống của nó cũng không thua kém bất cứ loài vật nào. Bạn thử chạm tay vào một con kiến xem, nó sẽ tìm cách chạy toán loạn để thoát thân, nhưng cũng có lúc nó điên cuồng tấn công bạn mà chẳng cần để tâm bạn to lớn chừng nào, rằng nó đang đâm đầu vào chỗ chết. Chính những lúc đó, bản năng sống của nó lên cao nhất, có thể chỉ là bản năng nhưng nó vẫn rất tuyệt vời, tấn công để tìm một lối thoát nhỏ nhoi, tấn công không vì mạng sống của bản thân mà vì mạng sống của cả bầy, của thế hệ sau này.

Nhiều khi tôi nghĩ rồi thân thể này sẽ đi về đâu, cát bụi rồi cũng sẽ trở thành cát bụi như trong một bài hát của Trịnh Công Sơn đã nói. Ai sống tới trăm năm thì cũng sẽ đi về một cõi như bao người. Rồi tôi nhớ đến những con người của thế hệ trước, họ đã đi về cát bụi, trở về nơi mà trước đây họ đã từng thuộc về, một vòng luẩn quẩn không lối thoát, tôi cũng sẽ chẳng thể thoát khỏi quy luật đó. Buồn thay.

Nhưng rồi tôi nghĩ rằng mình nên cảm thấy hạnh phúc khi sợ chết vì đó là đặc ân của người đang sống. Cái suối nguồn cuộc sống vẫn chảy trong tôi, con người của thế kỉ 21 vẫn đang giữ trong mình cái gì đó của những thế hệ di trước, cách sống, nguồn tri thức, bộ gen,… Suối nguồn cuộc sống đã chảy, đang chảy và sẽ chảy đến các thế hệ tiếp theo. Chảy từ sinh vật này sang sinh vật khác, nó bao quanh hết tất thảy sự sống, nó mang đến cát bụi và quấn đi cát bụi, cái chết bắt đầu cho sự sống.

The Lion King’s quotes

Mufasa: Everything you see exists together in a delicate balance. As king, you need to understand that balance and respect all the creatures, from the crawling ant to the leaping antelope.

Young Simba: But, Dad, don’t we eat the antelope?

Mufasa: Yes, Simba, but let me explain. When we die, our bodies become the grass, and the antelope eat the grass. And so we are all connected in the great Circle of Life.

Sự sống sao thật mong manh, có những lúc ta chạm lấy nó nhưng lại tuột mất chỉ trong khoảnh khắc. Mới hôm qua khuôn mặt thân thuộc ta yêu vẫn còn đây, vẫn còn ánh mắt nụ cười đó, nhưng đến hôm nay cơ thể ấy đã không còn hơi ấm.

the fountain 2006

Izzi: Remember Moses Morales?

Tom Creo: Who?

Izzi: The Mayan guide I told you about.

Tom Creo: From your trip.

Izzi: Yeah. The last night I was with him, he told me about his father, who had died. Well Moses wouldn’t believe it.

Tom Creo: Izzi…

Izzi: [embraces Tom] No, no. Listen, listen. He said that if they dug his father’s body up, it would be gone. They planted a seed over his grave. The seed became a tree. Moses said his father became a part of that tree. He grew into the wood, into the bloom. And when a sparrow ate the tree’s fruit, his father flew with the birds. He said… death was his father’s road to awe. That’s what he called it. The road to awe. Now, I’ve been trying to write the last chapter and I haven’t been able to get that out of my head!

Tom Creo: Why are you telling me this?

Izzi: I’m not afraid anymore, Tommy.

Những người đang sống vẫn viết tiếp câu chuyện còn dang dở để nhưng người đã chết mãi tồn tại…. Tiếp tục đọc

A Clockwork Orange (1971)

A Clockwork Orange là bộ phim gây ra rất nhiều sự tranh cãi trong dư luận tại thời điểm nó ra đời. Chính đạo diễn tài ba Stanley Kubrick đã can thiệp không cho phép bộ phim của mình được phát hành tại Anh cho đến khi ông qua đời. Đến năm 2000 thì người ta mới xuất bản bộ phim ở dạng DVD ra công chúng. Điều gì đã khiến Stanley Kubrick “đày đọa” đứa con của mình như vậy?. Bộ phim đầy rẫy những cảnh hiếp dâm, bạo lực đẫm máu, hành động hoang dại không theo bất cứ chuẩn mực nào cả, nó cứ thể diễn ra để thỏa mãn bản năng tối tăm của con người. A Clockwork Orange không dành cho những ai dưới 20 tuổi và cũng không dành cho những ai quá già.

Thời lượng của bộ phim kéo dài suốt hơn 2 tiếng đồng hồ nhưng người xem chỉ có thể cảm nhận cái hay của nó ở 45 phút cuối cùng. Có thể dễ dàng nhận thấy bộ phim đề cập đến vấn đề nhân quả khi nhân vật chính Alex, trong những năm tháng khờ dại, sung sức của mình đã gieo biết bao đau khổ lên kẻ khác, không một chút ăn năn hối hận, thậm chí cậu ta không thể phân biệt được phải trái đúng sai. Gieo nhân ác thì gặp quả đắng, không chỉ chịu bản án của pháp luật mà Alex còn phải chịu đựng bản án của cuộc đời.

Nếu chỉ là Nhân và Quả thì A Clockwork Orange đâu có gì đặc biệt. Nếu nhìn đơn thuần ở góc nhìn của Alex thì nó đúng là Nhân – Quả, nhưng nếu nhìn rộng ra ở góc nhìn khác rộng hơn thì nó chỉ là sự trả thù, mày đánh tao thì tao đánh lại.

A Clockwork Orange 2

Sự trả thù của pháp luật, đó là góc nhìn rộng hơn của tôi khi xem bộ phim này.

Mức án Tử hình là án phạt cao nhất dành cho kẻ nào vi phạm pháp luật hình sự. Ở Việt Nam, hình phạt tử hình vẫn còn được áp dụng vì theo quan điểm của các nhà làm luật thì hình phạt này cần được duy trì để đảm bảo trật tự xã hội và loại bỏ những cá nhân không còn khả năng cải tạo. Còn về phía những cá nhân phản đối, họ có rất nhiều lập luận, một trong những lập luận đáng chú ý nhất là Tử hình suy cho cùng cũng chỉ là một hành động trả thù, nó thỏa mãn những con người đang căm phẫn. Lúc này tôi tự hỏi: Ai là người tốt, ai là kẻ xấu đây? Có một số trích dẫn hay mà tôi muốn các bạn đọc:

Chúng ta không thể rao giảng rằng “giết người là sai” bằng cách giết người. (Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ)

Lấy đi một mạng sống, khi mà một mạng sống khác đã mất đi rồi, là sự trả thù chứ không phải công lý (Tổng Giám mục Desmond Tutu)

Nếu một kẻ không có khả năng cải tạo thì chúng ta hoàn hoàn có khả năng cách ly kẻ đó ra khỏi xã hội bằng án tù chung thân thay vì giao trọng trách giết người vào tay một vài chiến sĩ (khi thực hiện xử bắn) hay một vài bác sĩ nào đó (khi tiêm thuốc độc), đáng ra chiến sĩ phải đi bảo vệ nhân dân còn bác sĩ có nghĩa vụ cứu người. Có một thứ được gọi là giết người nhân danh pháp luật.

Nếu muốn đảm bảo trật tự xã hội thì cần phải sửa ở cái gốc là giáo dục chứ không phải đi xử lý hậu quả khi nó xảy ra.

Đối với án phạt nhẹ hơn là xử tù, ở mỗi quốc gia việc xử tù có những mục đích khác nhau: Cách ly khỏi xã hội – trừng phạt – giáo dục, cách ly khỏi xã hội – giáo dục – trừng phạt, hoặc chỉ là cách ly và giáo dục thôi.

Hầu hết mọi xã hội đều có mục đích cách ly kẻ phạm tội khỏi xã hội để bảo vệ những người lương thiện. Án phạt xử tử đã không còn tồn tại ở các nước Bắc Âu bởi suy nghĩ hình phạt này chỉ làm xã hội xấu đi, nó khiến con người có tâm lý trả thù thay vì khoan dung và cứu giúp kẻ mắc lỗi. Án phạt tù ở các nước này cũng được cho là nhân văn khi việc giáo dục những người lầm lỡ luôn được đặt lên hàng đầu, điều kiện ăn uống sinh hoạt đầy đủ, được giải trí trong một không gian cách ly nhưng không tù túng, họ tìm hiểu tâm lý phạm nhân để biết họ nghĩ gì, muốn gì, từ đó hướng thiện họ. Cũng vì mục đích phạt tù nhân đạo đó mà tỷ lệ tái phạm ở các nước này thấp hơn những nước khác. Những người mãn hạn tù không tiếp tục phạm pháp vì họ hiểu rằng việc làm đó là sai chứ không phải là vì sợ sự trừng phạt của nhà nước hay của xã hội.

Sẽ có những lúc bạn thương cảm cho số phận của kẻ lầm lỡ ấy nhưng đừng vì vẻ bên ngoài đánh lừa bạn. Có những kẻ luôn luôn xấu xa, lúc nào cũng vậy, không phải là hắn không giám phản kháng mà là vì không thể phản kháng, người ta đánh hắn bởi vì hắn không thể đánh lại. Một con người không thể hành động theo lý trí mà bị cưỡng bức như một cỗ máy. Tiếp tục đọc

Pixel và các vấn đề liên quan

Pixel là gì? Tôi sẽ không trả lời câu hỏi này bằng cách copy các định nghĩa ở trên mạng và dán vào đây. Thay vào đó chính tôi sẽ giải thích câu hỏi này bằng chính những tìm hiểu thực tế của tôi liên quan đến việc thiết kế WordPress.

Bạn hãy nhìn vào đoạn code dưới đây

[gigya width="400" height="110" flashvars="autostart=true" src="https://mp3.zing.vn/embed/song/ ZW6WCIUO " quality="high" allowscriptaccess="always" type="application/x-shockwave-flash".

Nó là một đoạn code để chèn nhạc Zing vào bài viết. Hai chữ số màu đỏ 400 110 là kích thước chiều rộng và chiều dài của thanh nhạc Zing được hiển thị trên bài viết. Đơn vị của nó là Pixel.

Một khi bạn xác định được các thành phần cấu thành của Wp như Background, header, sidebar có kích thước bao nhiêu Pixel thì bạn sẽ dễ dàng thực hiện các tác vụ chỉnh sửa như cắt chèn ảnh. Tiếp tục đọc

Stand by Me (1986)

Bao giờ cho đến ngày xưa?

Ngày xưa của thế hệ ba mẹ ông bà chúng ta thường được gắn liền với thời bao cấp mà tôi thường hay nghe kể là ăn hạt bo bo, cơm trộn khoai, đất ruộng thì đầy nhưng sao cứ để cỏ dại mọc,… lắm lắm thứ chuyện mà tôi cứ nghe đi nghe lại hoài từ những con người của thế hệ trước. Kể khổ là như vậy nhưng sao họ lại có vẻ tiếc nuối, không phải là tiếc nuối cho ngày xưa mà là tiếc nuối cho thời hiện tại, tiếc nuối cho những thế hệ sau này. Cái ngày xưa của mẹ tôi đói kém, ăn củ mì (củ sắn) phát ớn đến nỗi mà cứ thứ bột chiên tinh chế, mì tôm, hay bất cứ thứ gì làm từ củ mì mẹ tôi đều phát hiện ra. Giờ này đi chợ bà mua được bó rau nào có sâu thì khoái, hạn chế ăn thịt, đặc biệt là thịt heo. Ngoài chợ thì đầy rẫy mặt hàng nhưng để mua được cái mình muốn đôi khi lại khó hơn ngày xưa.

Ôi cái ngày xưa sẽ chẳng bao giờ trở lại, dù ta có khát khao quay về như thế nào đi chăng nữa thì liệu có ai muốn về cùng ta. Ông bà, bố mẹ chúng ta chắc chắn không thể trở về thời bao cấp được rồi, còn tôi thì đã không thể quay về cái thời điểm chỉ vài năm trước thôi.

Cách đây vài ngày tôi có mở lại Yahoo Messenger. Vẫn là giao diện quen thuộc ấy, biết bao thế hệ trẻ Việt Nam gắn bó với nó chắc giờ đây cũng quên nó mất rồi, mà có nhớ để mà quay lại cũng đâu có được vì đâu có ai về cùng với ta, họ xài Facebook hết cả rồi.

Cái thời ngày xưa của tôi có gì đặc biệt không? Chẳng có gì đặc biệt cả vì nó giống với tất cả những người khác. Từng giữa trưa đầu trần cùng những thằng hàng xóm lết khắp hang cùng ngõ hẻm hái trứng cá, bắt kì nhông, cào cào, hái trộm xoài ổi; khi rượt đuổi khắp cánh đồng cỏ may thì quần cả đám chi chít những hạt cỏ.

Nhưng ngày xưa ấy cũng sẽ vô cùng đặc biệt vì tôi sẽ không bao giờ được tắm lại dòng sông của tuổi thơ một lần nào nữa, tất cả đều chỉ được ghi sâu trong ký ức mà thôi. Những lần dụ thằng hàng xóm giàu có mua diêm, kêu mấy đứa khác đi kiếm ống ăng ten của TV, cạo đầu diêm có phốt pho đỏ rồi nhồi chặt vào ống ăng ten, bịt chặt hai đầu rồi đốt, nó nổ vang trời – cái trò đó là do mình nghĩ ra đầu tiên trong xóm.

Rồi những lúc đứa em bị thằng mất dạy trong xóm đánh, mình nhỏ con hơn nó nhưng vẫn bất chấp xông vào tay đôi rồi kiểu gì cũng bị tẩn nhừ nhưng thằng em. Nhớ nhất là lúc đấm bầm đen con mắt thằng đó, thật sự tự hào luôn (mặc dù bản thân cũng bị đủ thứ vết thương).

Lạ lùng thay khi mình tìm ra chiếc USB dung lượng 264 Mb, hay khi tìm thấy chiếc bảng tên học sinh thời năm cấp 3, cầm lấy, xoay đi xoay lại, ngắm nghía một lúc lâu.

Lạ lùng khi gặp lại đứa bạn cấp 3 mà cảm giác nó nhạt nhạt sao ấy.

Lạ lùng khi mình nhớ đến ngày xưa và cảm nhận về bản thân ngay lúc này. Mình mấy tuổi rồi?

Hôm nay tôi dọn kho và dọn vườn, tìm ra nhiều thứ hay ho lắm, hai bình nước thời Mĩ màu đen, một thùng đạn bị gỉ gần hết, một cái nồi nhôm lớn hơn cả tuổi của tôi nữa. Khủng khiếp quá, những thứ đó đã tồn tại qua biết bao năm tháng, gắn với ký ức của biết bao người.

Và tôi cũng có một thứ Vô…… Cùng cổ, tôi đã sở hữu nó được hơn chục năm rồi, đó là một cái rừu đá. Ngày nào đó sẽ chụp ảnh nó khoe với các bạn.

Uhm, nếu ai đó muốn tìm lại cảm giác xưa thì tôi có cách này. Tiếp tục đọc

Tháng củ mật

Năm nay tết Tây được chơi dài dài, ngày mùng 1 rơi vào thứ 6 và nghiễm nhiên rất nhiều người được nghỉ liên tiếp 2 ngày thứ 7 và chủ nhật sau đó. Nếu bạn để ý đến lịch âm thì giờ bạn chuẩn bị đi cũng vừa rồi vì tháng củ mật sắp tới.

Tháng Chạp theo dân gian được gọi là tháng củ mật, chẳng ngọt ngào gì đâu. Từ xưa tới nay ở Việt Nam vào thời gian này thì nạn trộm cắp bắt đầu tăng cao hơn so với những tháng âm lịch trước đó, một là vì người người bắt đầu mua sắm cho dịp tết, cái xe mới, tv, tủ lạnh mới…; thứ hai là vì kẻ trộm cũng giống chúng ta thôi, cũng thích sắm tết, chỉ có điều niềm vui của chúng là nỗi buồn của ta.

Mà cũng chẳng cần đến tháng củ mật, suốt 12 tháng trong năm, người Việt mình luôn ở trong tình trạng cảnh giác cao độ. Ra đường không chỉ phải chắc tay lái, vững chân phanh trong làn xe đông đúc mà còn phải biết để giỏ xách ở đúng chỗ, nghe điện thoại thì phải nhìn trước nhìn sau. Camera an ninh chỉ có chức năng quay phim rồi đăng lên Youtube, nuôi chó để trông nhà còn người thì lại phải đi trông chó. Hài hết biết. Đã có tư thế sẵn sàng chiến đấu trong bất cứ hoàn cảnh nào thì đến bây giờ càng phải nâng cao cảnh giác, tết này có vui không thì chưa biết, cứ giữ chắc túi tiền của mình cái đã.

Mà trước đây mình vẫn luôn thắc mắc tại sao lại gọi là tháng củ mật, sao không phải là củ khoai, củ sắn nhỉ? Sau khi tìm hiểu trên internet và tổng kết lại thì mình có câu trả lời như sau:

Từ “củ mật” thực ra là được rút gọn từ “củ soát nghiêm mật”, có nghĩa là xem xét, kiểm tra xem có điều gì bất thường hay không và kín đáo, không để lộ, không cho người ngoài cuộc biết tới. Cách rút gọn của từ này cũng giống như các kiểu rút gọn “chỉnh đốn huấn luyện” thành “chỉnh huấn”, “giao thông liên lạc” thành “giao liên”. Đó là cách giải thích theo tiếng Hán.

Còn một kiểu giải thích khác là tháng Chạp có nhiều chuyện đen đủi, tai bay vạ gió nên người ta mới mang củ mật ra so sánh, đắng như củ mật vậy đó. Mình tìm hiểu trên mạng thì chẳng thấy củ mật là củ nào, chỉ thấy củ mật nhân thôi, chẳng biết có phải là nó không nữa.

Tháng củ mật

2015 của tôi

Viết càng ngày càng ít nhưng càng ngày càng chất!

Bạn bè mới thì vô số. 🙂

Ô, xem này! Toàn người nổi tiếng comment vào worpress của mình, Tiểu Lục vẫn là người dẫn đầu, 2 năm liên tục rồi nhé.

Chúc cả nhà năm mới vui vẻ. hehehe

Here’s an excerpt:

The Louvre Museum has 8.5 million visitors per year. This blog was viewed about 120,000 times in 2015. If it were an exhibit at the Louvre Museum, it would take about 5 days for that many people to see it.

Click vào đây để nghía qua nhé. 🙂

Frozen (2013)

Cô Tấm không tự sinh ra cũng không tự mất đi, cô chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác!

Truyện cổ tích bắt nguồn từ đâu? Hầu hết chúng là từ dân gian, có nghĩa là không có một tác giả cụ thể. Chắc chắn có một ai đó tạo ra bản gốc nhưng qua quá trình truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác chúng được chỉnh sửa, thêm thắt, thay đổi để phù hợp với xã hội. Hầu hết những bạn trẻ ở thế hệ 8X trở đi khá quen thuộc với hình tượng cô Tấm hiền lành trong phiên bản sách giáo khoa nhưng không nhiều người thực sự được nghe một phiên bản xa xưa của cô Tấm thời ông bà chúng ta. Trong phiên bản cô Tấm mà bà ngoại tôi kể thì cô ấy chẳng hiền lành gì, cô ấy dội nước sôi rồi ngâm mắm con nhà người ta luôn mà.

Rõ ràng là tất cả mọi người trong chúng ta đều có quyền tạo ra một phiên bản mới của truyện cổ tích, còn việc phiên bản đó có sống sót được bao lâu là tùy thuộc vào việc cộng đồng có chấp nhận nó hay không?

Không chỉ ở Việt Nam mà kể cả ở nước ngoài, những phiên bản cổ xưa của truyện cổ tích không phải dành cho trẻ em, nội dung thì đẫm máu, bạo lực, người tốt nhiều khi không nhận được cái kết có hậu. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng ở thời điểm đó xã hội chưa coi trọng việc sáng tác truyện cho trẻ em và truyện cổ tính phản ảnh một phần thực trạng xã hội quá khắc nghiệt lúc bấy giờ. Còn ở xã hội hiện đại, truyện cổ tích được khoác lên mình nhiều bộ áo mới nhân văn hơn và có tính giáo dục tốt dành cho trẻ em. Tại sao lại là nhiều bộ áo mới? Dễ hiểu thôi, trong một cuộc sống bận rộn, guồng quay xã hội ngày càng nhanh thì tất cả mọi thứ muốn tồn tại được phải luôn biết tự tân trang cho mình, thay đổi vẻ ngoài liên tục để không bị lãng quên.

Ngày này truyện cổ tích được viết lại rất nhiều lần bằng nhiều cách thức khác nhau: văn học, tranh vẽ, điện ảnh,… mỗi phiên bản lại có một vài điểm mới tùy thuộc vào óc sáng tạo của người nghệ sĩ.

Walt Disney là một trong những hãng phim mà tôi rất yêu thích từ tấm bé cho tới khi đã lớn, tôi yêu những câu chuyện cổ tích được họ kể lại bằng khiếu hài hước và con mắt sáng tạo. Tôi nhớ rất rõ Pinocchio, Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Vua sư tử,… từng được chiếu trên VTV2. Ôi thời đó! Những bộ phim rất hay mà tôi không thể nào quên, tuy nhiên cách kể chuyện đã quá cũ, không còn phù hợp với thời đại ngày nay, tất cả mọi thứ đều cần phải thay đổi.

Frozen

Bắt đầu từ việc Brave giành một giải Oscar năm 2013. Đó là một điều bất ngờ dành cho một bộ phim hoạt hình xem được, đầu tư không quá kỹ lưỡng cho những bài hát, tình tiết đơn giản nhưng nó có một điểm mới không đi theo lối mòn của những bộ phim trước kia: công chúa không nhất thiết phải đi cùng hoàng tử. Từ chiến thắng này có lẽ Walt Disney đã nhận ra rằng có lẽ họ cần thay đổi để phù hợp với cách nhìn mới của khán giả.

Tiếp nối thành công của Brave, Frozen mang về cho Walt Disney hai giải Oscar vào năm 2014 một cách rất thuyết phục. Tôi thích xem Frozen vì tình tiết hài hước dễ thương, cảnh quay đẹp mắt, nhạc phim hay và tạo hình nhân vật quá tuyệt vời. Elsa trở thành nàng công chúa Disney mà tôi yêu thích nhất, một hình mẫu điển hình của phụ nữ hiện đại, độc lập tự chủ và thích tự do. Không chỉ nổi bật ở tính cách, nàng công chúa này cũng có khuôn mặt rất sắc xảo, một tạo hình rất mới so với những nàng công chúa trước đây.

Happy ending bằng một đám cưới là một điều tốt nhưng không có đám cưới người ta vẫn có Happy ending như thường. 

Tiếp tục đọc

Nút “Xóa định dạng”

Đây là một bài viết đặc biệt!

  • Đầu tiên là vì nó được tách ra từ bài viết Giải đáp thắc mắc,
  • Thứ hai, nó là bài viết đầu tiên được gắn hai thẻ Design WordPress và Mẹo Viết bài,
  • Cuối cùng, nó viết về một nút trong giao diện soạn thảo mà rất ít người quan tâm đến nó, nhưng bạn cần phải biết đến độ quan trọng của nó nếu quyết định gắn bó lâu dài với tài khoản WordPress của bạn.

Để biết được cụ thể như thế nào, hãy đọc bài viết dưới đây: Tiếp tục đọc

Pretty Woman (1990)

Người ta thường nói “đời không như là mơ” hay “cứ như là phim ấy”. Nhưng mà con người ta vẫn luôn thích mơ mộng và luôn thích xem phim. Phim ảnh và đời thường luôn có những ranh giới mà tôi tin rằng không thể xóa bỏ, mặc dù trong những năm gần đây người ta thích làm những bộ phim sát với thực tế, thậm chí với cả những bộ phim giả tưởng thì những đạo diễn phải học thêm cả những môn khoa học khác như Vật lý hay Hóa học,… Điều này cũng dễ hiểu thôi vì khán giả bây giờ cũng đâu phải là tay mơ, họ khôn lên nhiều rồi. Chúng ta có thể thấy cách đây khoảng 5-6 năm trở về trước thì dòng phim thần thoại hay phép thuật vẫn có chỗ đứng vững chắc trong lòng khán giả mà đại diện tiêu biểu là series phim Harry Potter. Nhưng gần đây thì sự chuyển tiếp đã có thể thấy rõ, vẫn là thể loại giả tưởng nhưng chúng đã gắn rất chặt với xã hội loài người, với những lý lẽ khá chặt chẽ, thậm chí tôi tin rằng tác giả của những cuốn sách best seller được chuyển thể thành phim rất am hiểu triết học, tâm lý học, xã hội và cả chính trị nữa. Một trong những nạn nhân nổi tiếng đầu tiên của sự chuyển tiếp này là Percy Jackson, phần một của series này khá ổn vì vẫn được khán giả đón chào nồng nhiệt nhưng phần hai thì tôi thấy nó chìm nghỉm luôn rồi (mà một phần tôi thấy cũng là do kịch bản của nó chẳng thấy có nút thắt nào đặc sắc cả), chắc chẳng có phần sau nữa đâu.

Tạm dừng câu chuyện ở hiện tại để đến với câu chuyện của cách đây 15 năm (hay thậm chí mấy chục năm về trước). Kỹ xảo chưa phát triển là một trong những lý do khiến những bộ phim giả tưởng chưa phát triển – nhiều người đồng ý với quan điểm này, trong đó có tôi. Nhưng còn một lý do khác nữa đó là sự phát triển của truyền thông và mạng xã hội. Ở thời điểm hiện tại, con người ta dễ dàng tiếp xúc với vô vàn thông tin khác nhau ở nước ta, nước ngoài, và cả ở cách đây nửa vòng trái đất. Thông tin không chỉ đi nhanh mà còn kèm theo những phân tích trái chiều của nhiều chuyên gia khác nhau, thuyết âm mưu, ngày hôm nay nước Mỹ có bao nhiêu lính chết ở đất nước Irag xa xôi; ở một thế giới phẳng thì chỉ cần nhỏ một giọt nước xuống thôi thì nó cũng có khả năng lan tỏa đi khắp thể giới. Nhờ thế mà con người ta biết nhiều hơn, thông minh hơn, cũng vì thế mà điện ảnh cần phải thay đổi để phù hợp với cách nhìn mới của khán giả. Hiện tại người ta công bằng với nhau về thông tin nhưng lâu lâu lâu trước đó thì con người ta thường chỉ công bằng với nhau về mặt cảm xúc, ai ai cũng có thể biết vui buồn, yêu ghét. Những câu chuyện lãng mạn cũng vì thế mà nó dễ dàng được chấp nhận, dù phi thực tế.

pretty woman 2

Nếu Pretty Woman được sản xuất trong những năm gần đây thì chắc chắn nó sẽ bị gọi là ngôn tình kiểu Mỹ và xếp chung nhóm với Fifty shades of Grey. May mắn thay là nó đã được sinh ra vào năm 1990 và đến tận bây giờ vẫn có người xem nó, thế là nó được xếp thành đồ cổ, mà đồ cổ thì chắc chắn phải có gì đó quý giá rồi.

Như tôi đã nói ở trên, điện ảnh và cuộc sống luôn có những ranh giới không bao giờ có thể xóa nhòa. Thậm chí đó là một bộ phim tài liệu tuyệt hay thì ranh giới đó vẫn tồn tại cho dù mỏng manh. Nếu không phải là một người trong cuộc thì qua một bộ phim ta vẫn không thể hiểu được sự đau đớn mà một người lính bị thương, của một bênh nhân ung thư, sự bất công của người da màu phải chịu đựng,… Nhưng ta vẫn có thể thấu hiểu, thông cảm, và ước mong. Vì thế mà con người ta thích mơ, giống như tôi vậy, càng về khuya tôi viết càng khỏe vì ban đêm là thời gian dành cho những giấc mơ mà, làm gì có ai có thể ngăn cản giấc mơ của ta, thế nên cứ mơ thôi.

Pretty Woman, câu chuyện của một cô gái điếm vớ được một chàng trai vừa đẹp vừa giàu vừa tử tế, nếu là chuyện cổ tích thì là lọ lem và hoàng tử nhỉ. Dĩ nhiên lọ lem thời hiện đại phải có gì đặc biệt thì hoàng tử mới yêu chứ, đó là điều cần thiết, ngoài ra thì chẳng cần gì cả vì mọi sự ngẫu nhiên được sắp xếp quá khéo léo với nhau: Gặp nhau tình cờ, ở với nhau cũng tình cờ, rồi chia xa để sau đó quay lại vì một lý do đơn giản: chúng ta thuộc về nhau. Cuộc sống thì ít gặp được những sự may mắn đó lắm nhưng ta dễ dàng bỏ qua sự vô lý đó khi ta chỉ là một kẻ ngoài cuộc. Nhưng nếu những cô gái điếm xem Pretty Woman thì sẽ có rất nhiều người chề môi chê bai vì hơn ai hết, chính họ là người hiểu rõ nhất điều gì luôn thường đến với một cô gái điếm.

Tôi chỉ là một kẻ mơ thôi! Nên tôi thích bộ phim này.

Nếu bạn muốn tải Pretty Woman về hãy tham khảo link này: Những Web chia sẻ torrent hàng đầu

pretty woman

Không đổi được hình nền WordPress

Có vẻ như lỗi này đã không còn tồn tại, HMP đã có thể đổi được hình nền 🙂

Có thể WordPress đang chơi chiêu! Đó một kết luận của tôi sau khi tham khảo những phản hồi của người dùng từ tháng 7 đến đầu tháng 11 năm 2015 cùng với việc tự mình so sánh sự khác nhau trong giao diện thiết đặt của Heomephim.wordpress.com với một tài khoản Wp khác cũng thuộc sở hữu của tôi chuyên để thử nghiệm các tính năng của Wp. Mặc dù không khẳng định 100% nhưng HMP tin rằng khả năng này là rất cao và nó cũng có thể giải đáp thắc mắc cũng như giải tỏa sự bực tức của không ít bạn gặp phải tỉnh trạng không thể đổi được hình nền trong thời gian qua.

Cùng sử dụng theme Sapor thì giao diện cài đặt theme của hai tài khoản khác nhau như sau: Tiếp tục đọc

http://anhhangxomonline.net/

Từ lúc mua laptop đến giờ đã là 5 năm trời nhưng suốt khoảng thời gian đó HMP chưa mất đồng nào cho chương trình diệt Virus có bản quyền cả. Không phải là dùng phần mềm crack hay là key lậu nhé, tất cả đều hợp pháp cả (trong vô số hành động xâm phạm bất hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ mà HMP đã thực hiện).

Đã có lúc HMP quá lười đến nỗi không kiếm key tặng miễn phí hoặc chương trình khuyến mãi dùng thử 6 tháng miễn phí nên đã chuyển sang dùng chương trình diệt Virus miễn phí và hậu quả là máy cứ chậm hoài dù đã dọn rác và chống phân mảnh, trình duyệt web thỉnh thoảng cứ nhảy tab mới hiện lên một trang web lạ lẫm. Haizz, dính chưởng rồi! Đã từng thử qua rất nhiều chương trình diệt miễn phí khác nhau kể cả đứa con cưng của Bill Gate là window defender essential security nhưng vẫn chính cả mớ. Chán quá thế là đi tìm chương trình dùng thử 6 tháng của các chương trình diệt tính phí, cài vào máy, diệt được cả rổ luôn.

Dùng hàng xịn không có nghĩa là bạn sẽ được bảo vệ toàn diện 100% nhưng chắc chắn độ an toàn sẽ cao hơn nhiều, và cũng không có nghĩa cứ là hàng cao cấp thì bạn sẽ mất tiền. Có nhiều cách để bạn có thể sử dụng chương trình diệt Virus có tính phí theo cách hoàn toàn miễn phí. Đó là thường xuyên ghé thăm http://anhhangxomonline.net/ để lùng chương trình khuyễn mãi.

Link hay

Đây là một blog cá nhân vì vậy số lượng bài viết không nhiều và không được đăng hằng ngày, thậm chí cả tháng mới có 1-2 bài nhưng có khá nhiều bài viết chất lượng. Chương trình khuyến mãi cũng thường được cập nhật để bạn luôn có hàng xịn để dùng, nhưng là nhiều loại khác nhau như AVG, Norton, Kaspersky, Bitdefender,… Lưu ý là không bao giờ cài cùng lúc 2 hoặc nhiều chương trình diệt Virus trên một máy tính nhé.

À. Chủ nhân Blog này cũng có một trang khác là http://tumlumshop.com/ chuyên nhận ship hàng từ nước ngoài về nữa

Riêng mình thì luôn dùng Norton và đặc biệt dị ứng với Kaspersky vì thằng này mỗi khi gặp khó thì toàn xóa file rồi tắt máy.

Bạn có thể lấy key Norton miễn phí, dùng trong vòng 3 tháng tại link http://xhighintell.com/apps/intell-keys

Link hay

Ở trang Web này bạn cần phải đăng ký một tài khoản, sau đó tích lũy điểm bằng cách Click vào dòng chữ Earn rewards, Chọn 1 trong 4 ô quảng cáo hiện ra, bạn cần phải xem quảng cáo đến khi đủ điểm mua key.

Link hay

Khi đủ điểm thì bạn hãy chọn một chương trình Norton phù hợp. Bạn chọn ô Pay with my tokens nhé, nhớ đánh số lượng key bạn muốn mua vào ô Quantity nhé.

Trong trường hợp bạn Click vào cả 4 ô quảng cáo nhưng điểm tích lũy của bạn không tăng thì nhớ ngắt mạng đi rồi kết nối lại nhé. Nguyên nhân là do trang này không cho phép 1 IP tích lũy quá nhiều điểm một lúc, khi ngắt mạng và kết nối lại thì IP máy bạn sẽ đổi. Cách này chỉ áp dụng ở Việt Nam thôi nhé. 🙂

Lưu ý quan trọng là khi lấy key thì phải tắt các chương trình chặn quảng cáo như là Add Block Plus nhé.

HMP đã lấy được key hơn 100 ngày nè. 🙂

Link hay

Đối với những bạn sinh viên thì cách này rất tuyệt vời, chỉ cần mỗi 3 tháng, chăm chỉ một tí là tiết kiệm được 300,000 VND trong một năm lận á. hehe. Còn nếu có điều kiện mà lại lười thì mua chương trình diệt Virus cũng được, tính ra mất chưa tới 1,000 VND một ngày mà. Hay cũng có thể chọn cách sống chung với lũ nếu tự tin rằng bạn chẳng có gì để mất nếu có cả một ổ Virus trong máy tính.

Nếu trang web này không còn hoạt động thì hãy thử tìm key ở các trang khác như http://www.vn-zoom.com/ Hoặc tìm trên Google nhé.

Với hầu hết những chương trình tính phí hiện nay thường có 3 phiên bản: bản Anti Virus, bản Internet Security và một bản cao cấp khác. Theo HMP thì bạn nên dùng bản Internet Security để bảo vệ máy tính khi offline lẫn online.

 

Dances with Wolves (1990)

Tôi mới xem xong bộ phim này tối hôm qua, suốt gần 4 tiếng đồng hồ trầm tư, không gian tĩnh lặng nhưng trong đầu tôi lẫn lộn rất nhiều suy nghĩ khác nhau mà nỗi buồn là thứ cảm xúc lấn át hơn cả. Thật khó để viết nhiều về bộ phim này, vậy thay vì nói ra suy nghĩ của chính mình thì tôi sẽ mượn lời của một con người xưa cũ, vị tù trưởng nổi tiếng Seattle. 

Năm 1854, Tổng thống thứ 14 của nước Mỹ là Franklin Pierce muốn người da đỏ nhượng bớt đất cho người da trắng. Tù trưởng Seattle của bộ lạc da đỏ Duwamish và Supuamish đã trả lời với người đại diện của Tổng thống Hoa Kì. Bài trả lời được Tiến sĩ Henry A.Smith ghi và dịch ra tiếng Anh. 
Bức thư được coi là văn kiện hay nhất xưa nay nói về mối quan hệ thiêng liêng của các tộc người thiểu số đối với đất đai quê hương ngàn đời của họ và quan niệm thâm thúy của họ về môi trường sống của con người cũng như tham vọng thôn tính của một đế quốc.
Dances with Wolves 2

“Bầu trời này, nguồn sưởi ấm đất đai của chúng tôi làm sao Ngài có thể mua bán nổi? Ý nghĩ sao mà lạ lùng đối với chúng tôi. Nếu chúng tôi không có bầu không khí trong lành này và mặt nước long lanh, thì làm sao Ngài có thể mua nổi? 

Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong ký ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang trong đó ký ức của người da đỏ. 

Khi người da trắng chết đi, họ thường dạo chơi giữa các vì sao và quên đi đất nước họ sinh ra. Còn chúng tôi, chúng tôi chẳng thể quên được mảnh đất tươi đẹp này. Bởi lẽ mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều cùng chung một gia đình. 

Ấy thế mà vị thủ lĩnh vĩ đại ở Washington lại ngỏ ý muốn mua mảnh đất này của chúng tôi. Họ đòi hỏi quá nhiều và hứa hẹn dành cho chúng tôi một nơi sống thoải mái, và rồi họ sẽ là người cha chăn dắt và chúng tôi sẽ trở thành những đứa con của họ. Vậy, chúng tôi phải cân nhắc ý muốn đất đai của họ. Nhưng, quả không phải việc giản đơn, bởi lẽ mảnh đất này đối với chúng tôi là thiêng liêng. 

Dòng nước óng ánh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối đâu chỉ là những giọt nước, mà còn là máu của tổ tiên chúng tôi. Nếu chúng tôi bán mảnh đất này cho Ngài, Ngài phải nhớ rằng, Ngài phải dạy bảo con cháu rằng, mảnh đất này là thiêng liêng và những tia sáng chói chang phản chiếu từ mặt hồ trong vắt sẽ nói lên cái gì đó về ký ức của người da đỏ. Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông chúng tôi. 

Những dòng sông là người anh em của chúng tôi, làm chúng tôi nguôi đi những cơn khát. Những dòng sông chuyên chở những con thuyền và nuôi lớn con cháu chúng tôi… Nếu có bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải nhớ dạy bảo con cháu Ngài những dòng sông là người anh, người em của chúng tôi và các Ngài từ nay trở đi phải đối xử tử tế với những dòng sông như Ngài đã đối xử với anh em Ngài.  

Tôi biết người da trắng không hiểu cách sống của chúng tôi. Đối với họ, mảnh đất này cũng như mảnh đất khác, bởi lẽ họ là kẻ xa lạ, và trong đêm tối, họ lấy đi từ lòng đất những gì họ cần. Mảnh đất này đâu phải là những người anh em của họ, mảnh đất này là kẻ thù của họ và khi đã chinh phục được, thì họ sẽ lấn tới. Mồ mả tổ tiên của họ, họ còn quên và họ cũng chẳng cần tới dòng tộc của họ. Họ cư xử với mẹ đất và anh em bầu trời như những vật mua được, tước đoạt được, rồi bán đi như những con cừu và những hạt kim cương sáng ngời. Lòng thèm khát của họ sẽ ngấu nghiến đất đai, rồi để lại đằng sau những bãi hoang mạc. 

Tôi biết, cách sống của chúng tôi khác với cách sống của Ngài. Cảnh đẹp nơi thành phố của Ngài làm nhức nhối con mắt người da đỏ. Có lẽ, người da đỏ hoang dã và tăm tối chăng? 

Dances with Wolves 4

Ở thành phố của người da trắng, chẳng có nơi nào yên tĩnh cả, chẳng có nơi nào là nghe được tiếng lá cây lay động vào mùa xuân hay tiếng vỗ cánh của côn trùng. Nếu có nghe thấy thì đó cũng chỉ là những tiếng ồn ào lăng mạ trong tai. Và cái gì sẽ xảy ra đối với cuộc sống, nếu con người không nghe được âm thanh lẻ loi của chú chim đớp mồi hay tiếng tranh cãi của những chú ếch ban đêm bên hồ? Tôi là người da đỏ, tôi thật không hiểu nổi điều đó. Người Anh-điêng chúng tôi ưa những âm thanh êm ái của những cơn gió thoảng qua trên mặt hồ, được nước mưa gội rửa và thấm đượm hương thơm của phấn thông. 

Không khí quả là quý quá đối với người da đỏ, bởi lẽ bầu không khí này là của chung, muông thú, cây cối và con người cùng nhau hít thở. Người da trắng cũng cùng chia sẻ, hít thở bầu không khí đó. Nhưng hình như người da trắng chẳng để ý gì đến nó. Nếu chúng tôi bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải nhớ rằng không khí đối với chúng tôi là vô cùng quý giá và phải chia sẻ linh hồn với tất cả cuộc sống mà không khí ban cho. Ngọn gió mang lại hơi thở đầu tiên của cha ông chúng tôi và cũng nhận lại hơi thở cuối cùng của họ. Nếu có bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải giữ gìn và làm cho nó thành một nơi thiêng liêng cho ngay cả người da trắng cũng có thể thưởng thức được những làn gió thấm đượm hương hoa đồng cỏ. 

Như vậy, chúng tôi mới cân nhắc những ý muốn mua mảnh đất này của Ngài. Nếu có quyết định chấp nhận yêu cầu của Ngài, chúng tôi phải đưa ra một điều kiện – đó là, người da trắng phải đối xử với các muông thú sống trên mảnh đất này như những người anh em. 

Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác. Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua. Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống. Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú? Và nếu chúng ra đi, thì con người cũng sẽ chết dần chết mòn vì nỗi buồn cô đơn về tinh thần, bởi lẽ điều gì sẽ xảy đến với con thú thì cũng chính xảy ra đối với con người. Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc. 

Ngài phải dạy cho con cháu rằng mảnh đất dưới chân chúng là những nắm tro tàn của cha ông chúng tôi, và vì thế, chúng phải kính trọng đất đai. Ngài phải bảo chúng rằng đất đai giàu có được là do nhiều mạng sống của chủng tộc chúng tôi bồi đắp nên. Hãy khuyên bảo chúng như chúng tôi thường dạy con cháu mình: Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của đất. Con người chưa biết làm tổ để sống, con người giản đơn là một sợi tơ trong cái tổ sống đó mà thôi. Điều gì con người làm cho tổ sống đó, tức là làm cho chính mình. 

Ngay cả đối với người da trắng, họ được đi cùng và nói chuyện với chúng như người bạn đối với người bạn, cũng không thể nào tránh khỏi số phận chung của con người. Sau hết chúng ta có thể trở thành anh em và hãy chờ xem. Nhưng điều mà chúng tôi biết trước được là đến một ngày nào đó người da trắng sẽ hiểu là chúng ta có cùng một Chúa, có thể lúc này Ngài nghĩ Ngài có Người (Chúa) nên Ngài muốn có mảnh đất này của chúng tôi. Nhưng Ngài sẽ không thể nào có được. Người là vị chúa của con người và tình cảm của Người sẽ được chia sẻ công bằng cho người da đỏ cũng như người da trắng. Mảnh đất này đối với Người là quý giá và làm tổn hại đến mảnh đất là khinh rẻ Đấng tạo thế. Người da trắng cũng vậy, rồi sẽ qua đi và còn sớm hơn tất cả các bộ lạc khác. Làm ô uế nấm mồ của Ngài, thì một đêm nào đó Ngài sẽ chết vì ngạt thở trên đất hoang mạc của Ngài.  

Nhưng trước giây phút tàn lụi, ở trong Ngài sẽ lóe sáng lên sức mạnh của Chúa, Người đã mang Ngài tới mảnh đất này là vì lý do đặc biệt nào đó đã cho Ngài quyền thống trị người da đỏ rồi bị thiêu cháy. Đối với chúng tôi vận số đó thật là huyền bí. Bởi vì, chúng tôi không hiểu nổi khi những con trâu rừng bị tàn sát, khi những chú ngựa sắt hoang ngự trị, khi những góc rừng kín đáo nặng mùi con người, khi quang cảnh của những vùng rừng xanh mướt bị những sợi dây biết nói xóa sạch. Đâu còn những cánh rừng rậm rạp? Tất cả đã qua đi và đâu còn những chú đại bàng vĩ đại? Tất cả đã qua đi.”

Dances with Wolves 3

Tôi đã được đọc bức thư này từ rất lâu, khi tôi còn là một học sinh phổ thông, thật khó hiểu tại sao nó vẫn đeo đẳng trong trí nhớ của tôi cho đến tận bây giờ. Không hiểu sao trong suốt thời gian xem bộ phim này tôi cứ nhớ đến bức thư này không thôi.

Bức thư của vị tù trưởng này được dịch từ tiếng bản địa sang tiếng Anh nên nó có rất nhiều dị bản khác nhau, khi dịch sang tiếng Việt người ta thêm đủ thứ hoa lá cành nên có thể nghĩa của nó không thực sự sát. Ở dưới là một trong những bản dịch tiếng Anh phổ biến nhất của bức thư này.

“The President in Washington sends word that he wishes to buy our land. But how can you buy or sell the sky? the land? The idea is strange to us. If we do not own the freshness of the air and the sparkle of the water, how can you buy them?

Every part of the earth is sacred to my people. Every shining pine needle, every sandy shore, every mist in the dark woods, every meadow, every humming insect. All are holy in the memory and experience of my people.

We know the sap which courses through the trees as we know the blood that courses through our veins. We are part of the earth and it is part of us. The perfumed flowers are our sisters. The bear, the deer, the great eagle, these are our brothers. The rocky crests, the dew in the meadow, the body heat of the pony, and man all belong to the same family.

The shining water that moves in the streams and rivers is not just water, but the blood of our ancestors. If we sell you our land, you must remember that it is sacred. Each glossy reflection in the clear waters of the lakes tells of events and memories in the life of my people. The water’s murmur is the voice of my father’s father.

The rivers are our brothers. They quench our thirst. They carry our canoes and feed our children. So you must give the rivers the kindness that you would give any brother.

If we sell you our land, remember that the air is precious to us, that the air shares its spirit with all the life that it supports. The wind that gave our grandfather his first breath also received his last sigh. The wind also gives our children the spirit of life. So if we sell our land, you must keep it apart and sacred, as a place where man can go to taste the wind that is sweetened by the meadow flowers.

Will you teach your children what we have taught our children? That the earth is our mother? What befalls the earth befalls all the sons of the earth.

This we know: the earth does not belong to man, man belongs to the earth. All things are connected like the blood that unites us all. Man did not weave the web of life, he is merely a strand in it. Whatever he does to the web, he does to himself.

One thing we know: our God is also your God. The earth is precious to him and to harm the earth is to heap contempt on its creator.

Your destiny is a mystery to us. What will happen when the buffalo are all slaughtered? The wild horses tamed? What will happen when the secret corners of the forest are heavy with the scent of many men and the view of the ripe hills is blotted with talking wires? Where will the thicket be? Gone! Where will the eagle be? Gone! And what is to say goodbye to the swift pony and then hunt? The end of living and the beginning of survival.

When the last red man has vanished with this wilderness, and his memory is only the shadow of a cloud moving across the prairie, will these shores and forests still be here? Will there be any of the spirit of my people left?

We love this earth as a newborn loves its mother’s heartbeat. So, if we sell you our land, love it as we have loved it. Care for it, as we have cared for it. Hold in your mind the memory of the land as it is when you receive it. Preserve the land for all children, and love it, as God loves us.

As we are part of the land, you too are part of the land. This earth is precious to us. It is also precious to you.

One thing we know – there is only one God. No man, be he Red man or White man, can be apart. We ARE all brothers after all.”

 Dances with Wolves 5

Dances with Wolves được đạo diễn bởi Kevin Costner (Cũng là nam diễn viên chính của bộ phim), là một bộ phim có thời gian thực hiện lên tới 5 năm, tiêu tốn tới 18 triệu dola, số tiền khá lớn vào thời điểm đó. Không chỉ đoạt được 7 giải Oscar năm 1991 thì đến năm 2007, Thư viện quốc hội Mĩ chọn Dances with Wolves để bảo quản trong Viện Lưu Trữ Phim Quốc Gia của Mĩ.

Trong trường hợp bạn muốn tải Dances with Wolves, hãy tham khảo bài viết này Những Web chia sẻ torrent hàng đầu

Mad Max: Fury Road (2015)

Bây giờ đã là tháng 10 năm 2015, chỉ còn gần 3 tháng nữa thôi vậy nên giờ cũng là lúc quyết định xem đâu là bức tranh đẹp nhất của năm 2015. Bức tranh tôi chọn lựa là Mad Max: Fury Road.

Tôi chọn nó là bức tranh đẹp nhất không phải vì màu sắc nóng rát chủ đạo trong bộ phim hay những cảnh hành động mãn nhãn, những cỗ xe hầm hố mà chính là ý nghĩa sâu sắc nhưng không hề sâu xa đằng sau những hình ảnh đó. Rất dễ dàng nhận ra điều mà Mad Max muốn nói với chúng ta, nó quá rõ ràng và không bóng bẩy, cũng rất tự nhiên và vô cùng phấn khích. Những vệt màu rõ ràng đan xen nhau nhưng không hề hòa trộn với nhau, chúng quấn lấy nhau để tạo nên một bức tranh vô cùng hấp dẫn.

Khi nói về Mad Max: Fury Road, báo chí trong nước rất hay sử dụng từ bom tấn, nó được sử dụng đi sử dụng lại mấy năm nay riết rồi chán, nhan nhản bom tấn mà người ta xem xong rồi chẳng đọng lại gì trong đầu ngoài những kỹ xảo được sử dụng quá mức, mãn nhãn thật đó nhưng rồi sẽ không xem lại nó lần thứ 2. Mad Max không như thế.

Mad Max: Fury Road khiến người ta ngộp thở không chỉ vì những cảnh hành động kịch tính mà còn qua cả những ánh mắt mà con người ta nhìn nhau, những tiếng rít lên cao ngất rồi rơi vào tĩnh lặng. Hai không gian đối lập nhưng mang lại hiệu quả không kém gì nhau. Sự cực đoan được đẩy lên tới tỉnh điểm rồi từ đó con người ta sống chất hơn, ý nghĩa hơn.

Cái khung cho bộ phim cũng chính là cái khung của cuộc sống này: Nguồn sống của nhân loại – nhiên liệu để vận hành nó – vũ khí để tranh giành. Tất cả những thứ thiết yêu đó lại không được chia sẻ một cách đồng đều mà hầu hết bị dồn vào tay của những kẻ bệnh hoạn. Chẳng cần phải khó khăn để nhận ra những kẻ đó, chúng là những tên cầm đầu với hình dạng xấu xí. Tài nguyên thì dồi dào được chia sẻ một cách nhỏ giọt để con người ta tranh giành với nhau, hủy hoại lẫn nhau, thứ có giá trị thấp nhất bây giờ lại chính là con người, chúng chỉ là những cỗ máy đẻ, cỗ máy cho sữa, những kẻ ngu ngơ cuồng tín từ trong trứng sẵn sàng hi sinh như một con tốt thí mà không hề kêu ca.

Mad max

Ta sẽ được đến nơi những cánh cổng của Valhalla, ta chết, ta tái sinh. Nghe giống mấy anh Irag thế, à nhầm IS chứ.

Ngày xưa Mỹ bảo: Irag này! Mày có vũ khí sinh học hả?

Irag cũng thành thật nói: Anh ơi, oan cho em quá, em làm gì có mấy thứ đó! => Thế là bị đánh.

Còn mấy thằng Iran, Triều Tiên sao chẳng thấy bị đánh nhỉ. Ở nó cũng thành thật nhưng được cái liều hơn thằng Irag: Tao có đồ chơi này, ngon thì nhào vô, cả hai cùng chết.

Giờ thì đến thằng IS, thằng này thì bệnh nhất luôn, đụng vào nó thì nó đánh, mà không đụng vào nó nhưng nó cũng sinh sự với mình. Hèn chi giờ bị tẩn cho xơ xác.

Thế đấy, trong phim cũng giống như ngoài đời. Phải có một thứ gì đó để trao đổi với người ta. Không tự dưng mày bị đứa khác đánh đâu, mà cũng chẳng tự dưng mà nó lại đi đánh mày khi chẳng được lợi ích gì. Thế nên phải tự bảo vệ lấy mình, có dầu mà không có súng thì dễ bị đánh, có súng nhưng chẳng có nước uống thì cũng chết nhăn răng, có nước nhưng không có dầu thì chẳng khác gì sống ở kỳ đồ đá. Một tam giác quyền lực được lập nên, mà đứng đầu đều là những kẻ bệnh hoạn, rồi khi chúng hợp tác, trao đổi với nhau thì con người trở thành thứ bị rẻ rúm. Câu chuyện bắt đầu từ đây.

Mad max 4

Ở đâu cũng có những ngọn lửa âm ỉ cháy, rồi khi chúng bắt gặp với nhau, cùng gộp chung hơi nóng rồi dần dần lan ra, bén sang những cơ thể bị đày đọa khác. Nổi loạn! Đó là điều hiển nhiên, con giun xéo lắm cũng quằn, con người ta không thể sống mãi trong đày đọa, áp bức, là vật sở hữu của kẻ khác được. Nhưng tôi không muốn kể lể quá nhiều về những con người có hành động hiển nhiên đó. Lạ kỳ thay, dù chỉ là một nhân vật phụ nhưng lại gây ấn tượng đối với tôi không hề kém cạnh những nhân vật chính khác, đó chính là Nux. Khi sinh ra thằng nhóc đó đã được đinh sẵn là một kẻ đoản mệnh, con đường của nó đã được vẽ sẵn bởi kẻ khác nhưng tất cả đều có rủi ro. Mặc cho tất cả những tư tưởng điên rồ được tiêm nhiễm vào đầu óc thằng nhỏ từ trong trứng nhưng ai cũng đều có một thứ mà không ai có thể tước đoạt được, đó chính là sự lựa chọn. Kết thúc cuộc sống của mình Nux vẫn là một Cảm tử quân nhưng thằng nhóc đó không chết vì lý do ích kỷ cá nhân, nó không cần đến được Valhalla, nó không cần tái sinh, nó chết là để người nó yêu thương được sống.

Tự do cũng có cái giá của nó, có thể là cái chết nhưng họ sẽ không thấy sợ hãi, họ vẫn ôm những mầm sống của tương lai.

mad max 3

Tiếp tục đọc

Brokeback Mountain (2005)

Để con khỉ trở thành con người thì cần có Tiến hóa (Evolution), còn để con người trở nên tiến bộ thì cần có Cách mạng (Revolution) :). Cách mạng không nhất thiết là phải đánh nhau nhưng đấu tranh thì chắc chắn phải có. Trước kia, để có cách mạng con người ta đấu tranh với nhau còn bây giờ để có cách mạng thì con người ta phải đấu tranh với cả chính mình nữa. Tại sao lại như vậy?

Tôi đã từng có một bài viết về nạn phân biệt chủng tộc ở nước Mỹ, cái làm cho con người ta ghét nhau là màu da, sự khác biệt dễ nhận biết. Cuộc cách mạng chống phân biệt chủng tộc của Mỹ bắt đầu từ cuộc nội chiến cách đây 130 năm mà đến giờ vẫn chưa kết thúc. Bởi nó là thứ ăn sâu vào tiềm thức của con người. Ban đầu chỉ là việc chính quyền không coi con người là một thứ tài sản nhưng đó là một điểm nút quan trọng cho bước nhảy vĩ đại khác, người da màu có quyền học tập, làm việc tự do, được tích lũy tài sãn, gây dựng một cộng đồng vững mạnh. Rồi dần dần quan điểm của một cộng đồng rộng lớn bao gồm cả người da trắng cũng thay đổi. Những cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc giờ đây không chỉ xuất hiện trong cộng đồng những người da màu mà còn từ những người da trắng, chúng ta có thể thấy những màu da đan xen với nhau, cùng tuần hành giơ cao những biểu ngữ. Người ta hiểu được sự tiến bộ của cả một cộng đồng lớn phải xuất phát từ những cộng đồng nhỏ hơn, hay nói một cách tổng quát là bất cứ ai ở bất cứ một cộng đồng nào cũng có quyền sống và quyền phát triển như nhau.

Điều đó lại càng thể hiện rõ hơn khi cách đây không lâu, tòa án tối cao Mỹ đã công nhận quyền hôn nhân đồng giới. Một trong những lập luận mà họ đưa ra là những làn sóng của số đông thường mang đến những điều tích cực. Tại sao lại là số đông khi tỷ lệ người đồng tính trong cộng đồng chỉ chiếm từ 2% đến 5%? Rất đơn giản, làn sóng ủng hộ còn đến từ một phần không nhỏ của cộng đồng không thuộc giới tính thứ 3. Cõ lẽ đây là thành công muộn màng về mặt pháp luật để đấu tranh cho một nhu cầu cơ bản của một con người nhưng nó cũng sẽ như một điểm nút của một cuộc cách mạng không chỉ diễn ra ở một quốc gia mà còn ở quy mô trên toàn thế giới, Facebook, Google, Microsoft, WordPress đều có những động thái tích cực để ủng hộ dự luật này.

Thành công này của cuộc cách mạng dành cho người đồng giới có thể được nhìn thấy trước nhưng nó chỉ được nhìn thấy trong khoảng vài chục năm gần đây trong con mắt những người tiến bộ và hơn cả trăm năm trong con mắt của những kẻ điên sống ở thế kỷ trước. Lịch sử đã dạy cho chúng ta nhiều điều, một trong số đó là chẳng có thể biết chuyện gì sẽ sảy ra. Nếu một ai đó sống ở đầu thế kỉ 20 bằng một cách nào đó du hành thời gian đến thời điểm hiện tại thì họ sẽ tin rằng mình đang ở thiên đường hoặc một vương quốc đầy phép thuật nào đó. Nhờ kinh nghiệm quý báu đó mà giờ đây nhiều người, trong đó có tôi có thể nghĩ theo một chiều hướng điên rồ nào đó về cuộc cách mạng của đa hôn.

Đa hôn là thuật ngữ được nhắc nhiều hơn trong thời gian gần đây sau chiến thắng to lớn của cộng đồng giới tính thứ 3 tại Mỹ. Vậy đa hôn là gì? Trước đây khi nhắc tới đa hôn người ta nghĩ tới đa thê hay đa phu (đương nhiên đa thê luôn phổ biến hơn), khi thuật ngữ đa hôn suất hiện nhiều trong thời gian này không phải là không có lý do. Theo nhiều người việc công nhận hôn nhân đồng giới cũng đã góp một phần không nhỏ vào việc mở rộng ý nghĩa cho thuật ngữ đa hôn, không còn bị giới hạn trong việc nhiều chồng hay nhiều vợ mà còn có cả nhiều vợ chồng. Điều này là rất dễ hiểu, người ta thường nói đến cộng đồng giới tính thứ 3 nhưng thực tế nó chứa nhiều giới tính khác nhau trong đó có cả lưỡng giới. Sau khi xem phim Brokeback Mountain thì tôi đã có một cuộc tìm hiểu về giới tính của con người và ngỡ ra rằng nó là một lĩnh vực cực kỳ rộng lớn đến nỗi đọc đến cái mới thì quên luôn cách cũ. Nhiều là vậy nhưng trong bài viết này tôi chỉ tập trung vào một thứ chung nhất của tất cả các giới đó là tình yêu.

Tình yêu tạo nên hôn nhân, một thứ của tự nhiên tạo nên một thuật ngữ trong pháp luật. Tự nhiên thì không có giới hạn còn pháp luật thì có. Trước đây từ rất rất lâu, khi tôn giáo được sinh ra cùng với sự phát triển của con người thì hôn nhân đã được định sẵn cho hai cá thể khác giới bởi họ tin rằng như thế là tuân theo tự nhiên – cái mà con người chưa bao giờ nắm bắt lẫn kiểm soát được nó. Tư tưởng đó được nhiều người chấp nhận và pháp luật hiển nhiên kế thừa nó. Nhưng giờ đây pháp luật đã dần thay đổi thoát ra khỏi hệ tư tưởng của tôn giáo để đi chiều một hệ tư tưởng đầy điên rồ của đám đông, của những ham muốn sơ khai nhất của con người. Tình yêu đôi lứa luôn đi kèm một ham muốn rất bản năng, tình dục. Mà tình dục thì lại có một chức năng vô cùng cao cả, duy trì sự tồn tại của giống nòi.

Nhưng giờ đây suy nghĩ của con người đã thoát ra khỏi lối đi của tự nhiên, một cặp vợ chồng bình thường, hoàn toàn có khả năng sinh con, quan hệ rất đều đăn nhưng họ lại không sinh con, đơn giản là vì họ không muốn có con. Tôi nghĩ rằng con người không thể nắm bắt được tự nhiên nhưng tự nhiên cũng chẳng thể kiểm soát nối con người. Thêm một điều nữa, tình yêu giữa những cặp đồng tính liệu có thể tạo nên một sự sống? Theo tự nhiên đó là một điều hoàn toàn không thể. Dù không có con, nhưng tình yêu giữa họ vẫn luôn tồn tại.

Tình yêu luôn phá vỡ những ranh giới chặt chẽ nhất, thậm chí còn có thể thách thức cả tử thần thì điều gì mà tình yêu không thể làm nổi?

Ở môt số nước, chế độ đa hôn vẫn tồn tại, thậm chí được pháp luật công nhận như ở các nước hồi giáo. Nhiều nước tư bản phương tây coi đó là sự vi phạm đến quyền bình đẳng của con người, mà cụ thể là bình đẳng nam nữ. Tôi tin điều đó là có cơ sở nhưng chỉ khi việc một người phụ nữ bị ép buộc lấy một người đang có vợ mà thôi. Ở thế giới này có rất nhiều chuyện điên rồ diễn ra, như ở trời Tây chẳng hạn, một bà chị mà sống chung với 2 anh chàng, họ vẫn hạnh phúc, thậm chí còn thoải mái chia sẻ câu chuyện của họ trên báo. Ở Ả Rập – một nước công nhận chế độ đa thê – thì có chuyện hài chẳng kém: cô dâu chỉ đồng ý cưới khi chú rể lấy 2 cô bạn thân cùng làm ở trường học. Ở đất nước Thái Lan gần gũi thì lại có chuyện 2 chị em sinh đôi vui vẻ, thậm chí thích thú khi lấy cùng một anh chồng, ai nấy đều vui chỉ có pháp luật là không công nhận (chứ không phải là cấm). Còn ở Việt Nam thì sao? Tôi từng nghe câu chuyện vợ cả lấy vợ hai cho chồng, câu chuyện từ thời cách mạng cơ, mà ông chồng là nhà văn hay viết lách vào ban đêm nên hai bà vợ ân cần ngồi hai bên cầm đèn soi cho ông viết.

Qua những câu chuyện ở trên thì việc đa hôn có phải là điều gây nên bất bình đẳng? Tôi tin sự bình đẳng là tùy theo quan niệm của mỗi người. không hề có chuẩn mực cho nó.

Vậy khi chế độ đa hôn được công nhận ở Mỹ thì sao? Có thể hơi điên rồ, nhưng điều đó hoàn toàn có thể sảy ra khi mà chủ nhân của bài viết này chết đã cả trăm năm rồi. Nhìn qua câu chuyện của Brokeback Mountain, đó là một bi kịch không phải tạo nên bởi tình yêu mà một phần bởi quan niệm của xã hội và một phần vì quan niệm của cá nhân.

Một người lưỡng tính có thể yêu cả đàn ông lẫn đàn bà, chuyện một chồng 2-3 bà vợ hoặc một vợ 2 ông chồng thì nhiều cộng đồng thấy bình thường nhưng chuyện một người đồng thời là chồng của người này và là vợ của người kia thì quá là điên rồ (nghe qua là vậy). Nhưng khi xét kĩ thì điều này có gì khác nhau khi tất cả đều cảm thấy hạnh phúc. Uhm.

Sẽ là một câu chuyền dài mà chắc chỉ có mấy thằng điên mới nghĩ ra được. Thôi kết thúc chuyên mục viễn tưởng ở đây để trở về với chuyện phim với vài dòng ngắn ngủi.

BBM

Brokeback Mountain không chỉ là một câu chuyện về “lạc giới”, nó còn là một bi kịch của sự phản bội. Ai cũng có quyền yêu và ai cũng có quyền nghi ngờ. Liệu một trái tim có bao nhiêu ngăn có thể chứa đủ loại tình yêu khác nhau?

Tôi yêu anh nồng nàn, tình yêu đó vẫn mãnh liệt nhưng nó còn xứng đáng khi anh từ trước đến giờ không có chút tình cảm cho tôi? Đối với nhiều người tình yêu không có đủ để chia sẻ, cũng không có đủ vị tha dành cho sự lừa dối.

Con người chỉ thực sự hạnh phúc khi sống với chính mình.

Và đôi khi cuộc sống này cần có bi kịch để nó đẹp hơn.

Cuộc sống của Ennis và Jack sẽ ra sao nếu tất cả mọi người coi tình dục đồng giới là chuyện bình thường.

Điều gì sẽ sảy ra khi Alma coi việc chồng mình ngoại tình với Jack chỉ giống với việc anh ta hẹn hò với một con đàn bà khác.

Người ta bàn tán nhiều hơn, nhớ về Brokeback Mountain nhiều hơn khi nó trượt giải Oscar năm 2006. Tiếp tục đọc

Quyền tác giả

Trong bài viết này tôi sẽ cung cấp cho các bạn hai công cụ để những bài viết do chính bạn viết ra được công nhận quyền sở hữu và cách để bảo vệ chúng khỏi việc xâm phạm.

1. Creative Commons

Một người lập một Website hay một blog miễn phí với nhiều mục đích khác nhau, như để kiếm tiền, lưu giữ những kỉ niệm cho bản thân và chia sẻ cho cộng đồng… Sẽ thật đặc biệt khi những bài viết đó được tạo nên bởi chính công sức của bạn, vì vậy bạn sẽ rất trân trọng nó, bạn thường có mong muốn chia sẻ nó cho mọi người, một số người chia sẻ miễn phí mà không cần nhận về mình một đồng nào nhưng hầu hết chúng ta đều muốn nhận được một thứ từ phía cộng đồng, đó chính là sự tôn trọng quyền tác giả. Khi một ai đó chia sẻ bài viết của bạn thì họ có thể sử dụng nhiều cách khác nhau, một trong số đó là Copy bài viết của bạn. Một câu hỏi đặt ra là copy một bài viết có tác quyền có phải là vi phạm pháp luật? Câu trả lời là tùy trường hợp, tùy vào mức độ trao quyền của tác giả của tác phẩm đó cho cộng đồng. Ví dụ như một số người có ghi trong Wp của bản thân là bất cứ ai cũng có quyền sao chép bài viết đi nơi khác nhưng hãy dẫn nguồn hoặc ghi tên tác giả, một số người trao quyền sửa đổi nội dung tác phẩm của họ, trong khi một số khác không muốn bất cứ ai sao chép tác phẩm của họ ở bất cứ một nơi công cộng nào.

Để hỗ trợ cho những tác giả bảo vệ và chia sẻ tác phẩm của họ đến với cộng đồng thì một tổ chức phi lợi nhuận được ra đời có tên là Creative Commons (viết tắt CC) (Tài sản sáng tạo công cộng). Tổ chức này cung cấp các giấy phép cho người sở hữu tác phẩm dựa trên các điều kiện định sẵn sau:

CClicences

  1. Ghi nhận đóng góp – by: Bạn cho phép người khác sao chép, phân phối, truyền đạt, và trình diễn các tác phẩm thuộc quyền tác giả của bạn và các tác phẩm phái sinh từ tác phẩm này và thậm chí là sử dụng với mục đích thương mại theo cách thức được quy định bởi tác giả hoặc người cấp phép.
  2. Chia sẻ với Điều kiện Như nhau -sa: Khi bạn sửa đổi, thay đổi hoặc xây dựng dựa trên tác phẩm theo điều kiện này, bạn có thể phân phối tác phẩm là kết quả của việc sử dụng tác phẩm gốc theo giấy phép giống hoặc tương tự giấy phép mà bạn được cấp từ tác phẩm gốc.
  3. Phi Thương mại – nc: Bạn cho phép người khác sử dụng tác phẩm của bạn chỉ với mục đích phi thương mại.
  4. Không Phái sinh – nd: Người được bạn cho phép sử dụng tác phẩm của mình theo điều kiện này không được phép làm biến đổi tác phẩm của bạn cũng như không được tạo ra tác phẩm phái sinh từ việc sử dụng này.
Dựa trên 4 loại điều kiện này thì CC đưa ra 6 loại giấy phép chính sau: (liệt kê mức độ hạn chế từ cao tới thấp)
  1. Attribution Non-commercial NoDerivatives (by-nc-nd) – Ghi tên tác giả, không kinh doanh, không dẫn xuất :

012 là biểu tượng của loại giấy phép này. Đây là loại hạn chế nhất trong sáu loại giấy phép CC, chỉ cho phép tái phân phối. Giấy phép này thường được gọi là giấy phép “quảng cáo miễn phí” vì nó cho người khác quyền tải xuống các tác phẩm của bạn và chia sẻ chúng với người khác miễn là họ đề cập tên của bạn, nhưng không được thay đổi chúng dưới bất cứ hình thức nào hoặc sử dụng chúng vào mục đích kinh doanh.

  1. Attribution Non-commercial Share Alike (by-nc-sa) – Ghi tên tác giả, không kinh doanh, chia sẻ tương tự :

013 là biểu tượng của loại giấy phép này. Nó cho phép người khác pha trộn lại, thay đổi và sử dụng tác phẩm của bạn để tạo ra tác phẩm mới không vì mục đích thương mại miễn là họ quy tác phẩm cho bạn và cấp phép các tác phẩm của họ theo những điều khoản tương tự.

  1. Attribution Non-commercial (by-nc) – Ghi tên tác giả, không kinh doanh :

01 là biểu tượng của loại giấy phép này. Nó cho phép người khác pha trộn lại, thay đổi và sử dụng tác phẩm của bạn để tạo ra tác phẩm mới không vì mục đích thương mại. Mặc dù tác phẩm mới của họ cũng phải thừa nhận bạn và không dùng cho mục đích thương mại nhưng họ không phải cấp phép tác phẩm dẫn xuất của họ theo những điều khoản tương tự.

  1. Attribution No Derivatives (by-nd)Ghi tên tác giả, không dẫn xuất :

02 là biểu tượng của loại giấy phép này. Giấy phép này cho phép tái phân phối vì mục đích thương mại và phi thương mại miễn là tác phẩm không thay đổi khi được truyền từ người này sang người khác và tên của bạn phải được nhắc đến.

  1. Attribution Share Alike (by-sa) – Ghi tên tác giả, chia sẻ tương tự :

03 là biểu tượng của loại giấy phép này. Giấy phép này cho phép người khác pha trộn lại, thay đổi và sử dụng tác phẩm của bạn để tạo ra tác phẩm mới thậm chí cho mục đích thương mại chỉ cần họ ghi tên của bạn và cấp phép tác phẩm mới của họ theo những điều khoản tương tự.

  1. Attribution (by) – Ghi tên tác giả

0 là biểu tượng của loại giấy phép này. Giấy phép này cho phép người khác phân phát, pha trộn lại, thay đổi, và sử dụng tác phẩm của bạn để tạo ra tác phẩm mới thậm chí cho mục đích thương mại miễn là họ ghi tên của bạn. Đây là loại giấy phép thoáng nhất.

*** Lưu ý: việc sửa đổi, thêm hoặc loại bỏ các loại giấy phép này có thể được thực hiện về sau này.

Theo như điều kiện trọng 6 loại giấy phép trên thì khi chủ nhân của một Website, blog có dãn nhãn CC thì điều kiện tối thiểu mà một ai đó trích dẫn lại tác phẩm phải thực hiện là ghi tên của tác giả. Tiếp tục đọc

Tạo bộ đếm cho WordPress

Đây là bài viết hướng dẫn các bạn tạo bộ đếm số người đang xem blog của bạn ở thời điểm hiện tại. Lưu ý là nó không phải là Widget có sẵn của WordPress nhé – phân biệt với Widget sẵn có là “Thống kê Blog” có chức năng đếm tất cả những lượt ghé thăm của khách từ khi thành lập WordPress đến thời điểm hiện tại.

Hiện nay có hai trang web hỗ trợ tạo bộ đếm là http://whos.amung.us/ và http://gostats.vn/

1. Cách sử dụng http://whos.amung.us/

Hiện nay nhiều người dùng code được lấy từ Website này, tuy nhiên để sử dụng được nó thì chủ nhân của Wp phải tinh chỉnh lại Code.

Chúng ta có Code mẫu như dưới đây

<a target="_blank"
border="0" height="25"></a>
Bạn cần truy cập vào đường link http://whos.amung.us/showcase/ để lấy code gốc
Website này hỗ trợ rất nhiều kiểu widget nhưng với wordpress miễn phí thì chúng ta chỉ có thể sử dụng widget cổ điển, copy đoạn mã của nó:
Mẹo WordPress 3
var _wau = _wau || []; _wau.push(["classic", "vbxfjpimlslw", "1fs"]);
(function() {var s=document.createElement("script"); s.async=true;
s.src="http://widgets.amung.us/classic.js";
document.getElementsByTagName("head")[0].appendChild(s);
})();
Copy đoạn chữ màu đỏ trong code gốc và dán vào code mẫu ta được

Tiếp tục đọc

10 Things I Hate About You (1999)

Trong WordPress của tôi có tổng cộng 23 bản nháp tương đương với 23 bộ phim mà tôi đặt gạch để viết về chúng trong thời gian tới. Dự định là như vậy nhưng trong thực tế thì số lượng dự án đã thực hiện được chỉ là 2-3 bộ phim gì đó, mà hầu hết đều làm theo một cách rất cảm tính và không hề định trước, nhiều khi đã quên rằng mình đã đăt gạch cho nó rồi quên béng đi luôn, đến một ngày xấu trời thì mang nó ra xem. Như hôm nay chẳng hạn, khi cơn bão số 3 quét qua miền Trung, giờ đã thành vùng thấp bên Lào nhưng dư âm của nó để lại vẫn còn là một vùng trời xám xịt.

Không phải bộ phim nào tôi thích thì cũng có thể viết theo phong cách bay bổng, tâng nó lên tận mây xanh được bởi nó vốn là một bộ phim rất bình thường về cả nội dung lẫn phong cách làm phim. 10 Things I Hate About You chính là bộ phim như thế, nhưng tôi vẫn thích chúng vì môt lý do đơn giản, nó hợp với tôi.

10 Things I Hate About You là một bộ phim được sản xuất năm 1999, cái năm mà tôi vẫn còn là một đứa trẻ suốt ngày đầu trần dãi nắng, vẫn còn mê mệt Snow White and the Seven Dwarfs, The Land Before Time,Pinocchio,The Lion King,…Thật ra tôi là một thằng con trai ngờ nghệch ở độ tuổi đó và đến tận bây giờ tôi vẫn còn ngờ nghệch nếu so sánh với những đứa bạn cùng trang lứa. Lần đầu xem bộ phim này vào khoảng năm 2012-2013 nhưng vẫn bị cuốn hút bởi bộ phim có phong cách của những năm 9x, trong khi những bộ phim nhưng Step Up, Hannah Montana, Glee lại không cuốn hút tôi cho lắm. Thật lạ lùng!? Nhưng đến giờ tôi nghiệm ra rằng bộ phim này luôn có những giá trị không bao giờ cũ. Giống như thời trang vậy, không có một xu hướng nào là cũ cả, chỉ là nó chìm vào giấc ngủ để đến một lúc nào đó sẽ có một ai đánh thức nó dậy. Bạn có tin không?! Để kiếm chứng thì hãy tự mình xem bộ phim này nhé, tôi không đảm bảo rằng bạn sẽ thích nó, công việc của tôi ở đây chỉ là viết để lưu giữ cho chính bản thân và nếu may mắn sẽ tìm được những người cùng sở thích với tôi.

10 things i hate about you

Với một Fan film như tôi, xem phim không chỉ đơn thuần là dành ra mấy tiếng dán mắt vào màn hình, xem xong thì xóa nó khỏi máy tính. Những thông tin bên lề của bộ phim này cũng rất hấp dẫn tôi, đó là một trong những cách để tôi tìm đến những bộ phim khác.

Có rất nhiều điều thú vị xung quanh bộ phim 10 Things I Hate About You, điều đầu tiên mà tôi phải nhắc tới là dàn diễn viên của nó. Cả tuổi thơ của tôi đến thời đại học được gợi về khi tôi tìm hiểu về dàn diễn viên của bộ phim này.

Diễn viên đầu tiên mà tôi muốn nhắc tới là Larisa Oleynik, cô cũng chính là diễn viên chính trong bộ phim Thế Giới Bí Mật Của Alex Mack đình đám một thời được chiếu trên VTV3 mỗi 6 giờ tối, chắc rất nhiều bạn thế hệ cuối 8x đầu 9x cuồng phim này.

Joseph Gordon-Levitt là một diễn viên thành công ở Hollywwood, tôi rất thích 2 bộ phim mà diễn viên này tham gia là (500) Days of Summer và Inception.

Julia Stiles thì không quá nổi tiếng nhưng tôi lại khá thích diễn xuất của nữ diễn viên này, cô tham gia vào rất nhiều phim mà tôi thích như The Bourne Identity, The Bourne Supremacy và The Bourne Ultimatum, năm 2012 cô đóng một vai phụ trong phim Silver Linings Playbook, trong bộ phim này thì nhan sắc của Julia Stiles thay đổi quá nhiều đến nỗi suýt nữa tôi không nhận ra cô.

Heath Ledger thì nổi tiếng chẳng kém Joseph Gordon-Levitt, chỉ tiếc là anh đã không còn để cống hiến cho khán giả những vai diễn tuyệt vời nữa rồi.

10 Things I Hate About You  là bộ phim dựa trên vở kịch của đại văn hào William Shakespeare: The Taming of the Shrew. Vào năm 1967 người ta cũng làm một bộ phim lấy tên vở kịch này có sự tham gia của nữ minh tinh Elizabeth Taylor.

Đến năm 2009 thì người ta làm lại bộ phim này ở phiên bản truyền hình dài 20 tập – tôi biết được điều này khi tìm phụ đề của bộ phim trên http://subscene.com/.

Cuối cùng xin kết thúc topic bằng một bài thơ mà tôi rất thích ở trong phim. 🙂 Tiếp tục đọc

Truyện Nguyễn Nhật Ánh

Tớ đã sống lại!

Một thời gian khá lâu sau sự cố mất dữ liệu trên mega.co.nz thì phần lớn bộ sưu tập truyện Nguyễn Nhật Ánh đã được tìm lại thành công. Bộ truyện Nguyễn Nhật Ánh này cùng với Bộ truyện Harry Potter Full – dịch giả Lý Lan là hai bộ sưu tập quan trọng nhất và mất rất nhiều thời gian để có được nó. May mắn khi tìm lại ở nhiều ngóc ngách trong những email, usb xưa cũ, sự trợ giúp của những bạn đã từng down chúng về từ HMP và ở trên các trang mạng mình đã có gần như đầy đủ bộ sưu tập này để một lần nữa gửi đến các bạn và cũng là một cách để mình lưu giữ chúng cho chính bản thân.

Những truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh gắn liền với tuổi học trò của tôi. Thật khó có thể tìm được một tác giả nào có thể vượt qua ông trong việc sáng tác truyện dành cho thiếu nhi và tuổi mới lớn. Có rất nhiều truyện của ông sáng tác vào những năm 90 của thế kỷ trước, hơn chục năm trôi qua nhưng giá trị của nó thì không bao giờ thay đổi vì trong đó chứa đựng sự vui tươi, trong sáng và những tình yêu ngây ngô của tuổi tuổi học trò. Tiếp tục đọc

Inception (2010)

Bạn đang ở đâu?

Tôi đang ở đâu?

Có chắc chắn không?

Liệu tôi có đang ngồi trước cái laptop thân quen để đánh lên những dòng chữ này? Bạn có đang ở nhà, ở cơ quan, ở quán cà phê và đang đọc chúng? Có thể là bạn đang mơ chứ nhưng bạn không thể nhận ra được điều đó, bạn chỉ thực sự biết khi bạn tỉnh giấc.

Nhưng mọi sự không hẳn là như vậy, ít nhất là trong Inception, bạn tỉnh giấc không có nghĩa là bạn không còn mơ. Và đôi khi bạn đang thực sự tỉnh nhưng bạn luôn muốn tìm đến những giấc mơ để thực hiện những hoài bão không bao giờ thực hiện được ở thực tại.

Inception

Một người nhanh trí có thể dễ dàng nắm bắt toàn bộ câu chuyện nhưng khi đến cái kết của tất cả thì lại đánh rơi nó, giống như nắm một viên đá trơn vậy. Không hiểu tại sao thì người ta lại quay lại từ điểm xuất phát, dò dẫm, lần này đi chậm hơn, chắc hơn, chú ý hơn để tìm kiếm một điểm mấu chốt để bám vào nó, giữ chắc lấy nó, bạn tìm hoài tìm hoài tưởng chừng đã tìm lời giải cho cái kết khó hiểu nhưng bạn vẫn băn khoăn, mơ hồ liệu lời giải mà bạn tin là đúng liệu có thực sự đúng. Không có một câu trả lời chính xác, mỗi một người có một giải đáp cho riêng mình.

Inception chính là một mê cung mà người xem tự đưa mình vào đó để tìm kiếm câu trả lời. Hài hước thay câu trả lời lại không thực sự nằm trong mê cung bởi nó là giấc mơ của người khác chứ không phải của Cobb, anh ấy đã đánh mất giấc mơ của mình lâu lắm rồi.

Trong một giấc mơ người ta có thể làm được những gì? Không thể liệt kê chúng ra được. Không bị giới hạn bởi thực tại, những yếu tố vật lý bị bỏ qua, thời gian được kéo dãn dường như vô tận, con người ta có thể dạo chơi trong giấc mơ của mình để làm nên những điều mà trong thực tại họ không thể thực hiện được. Nhưng một khi đã đi quá sâu thì con đường trở lại càng dài và khó khăn hơn. Người ta yêu giấc mơ và cũng sợ giấc mơ, nó thỏa mãn trí óc của người mơ nhưng không đem lại hạnh phúc cho những người xung quanh. Cobb và Mal có hai đứa con. Họ không thể mơ mãi, phải thoát ra khỏi giấc mơ để về với thực tại nhưng thật quá khó khăn khi giấc mơ quá thật, chết trong giấc mơ có nghĩa là tỉnh dậy nhưng liệu giấc mơ mà bạn tin là giấc mơ có thực sự là một giấc mơ.

Ranh giới giữa mơ và thực thật quá mong manh, người ta chỉ biết mình mơ khi người ta tỉnh dậy nhưng đôi khi lúc họ tỉnh dậy họ lại không tin vào thực tại.

Thực tại mà họ tin có đúng là thực tại?

Không thể có một câu trả lời chính xác!

Vậy ta đang ở đâu? Bạn có thể trả lời được câu hỏi này?

Có một câu hỏi khác dành cho bạn mà tôi tin là bạn có thể trả lời được! Liệu bạn có đang hạnh phúc? Dù đang ở trong một giấc mơ hay đang ở thực tại thì bạn đều có thể cảm nhận được nó.

Bạn đang đi tìm cái gì? Bạn đang đi tìm hạnh phúc, bạn mơ để tìm thấy hạnh phúc và bạn tỉnh dậy cũng để tìm thấy hạnh phúc. Vậy bạn đang ở đâu liệu có quan trọng? Người xem vẫn cứ mong muốn tìm được câu trả lời xác đáng mà quên mất rằng Cobb đã có được thứ mà bao lâu nay anh ấy hằng mong ước. Totem vẫn quay nhưng anh không hề nhìn vào đó, đôi mắt của anh đang hướng về phía hai đứa con nhỏ.

Tôi đã từng vướng vào câu hỏi “liệu Cobb đã trở về thực tại” như rất nhiều người thắc mắc mà quên đi một điều rằng “có phải suốt thời gian của bộ phim không có một giây phút nào của thực tại?”. Tất cả đều là một giấc mơ? Kể cả cái thực tại mà bạn tin vào nó cũng chỉ là một giấc mơ!!!???

Đừng cố hiểu bài viết này bởi nó cũng giống như bộ phim thôi. Tiếp tục đọc