Dances with Wolves (1990)

Tôi mới xem xong bộ phim này tối hôm qua, suốt gần 4 tiếng đồng hồ trầm tư, không gian tĩnh lặng nhưng trong đầu tôi lẫn lộn rất nhiều suy nghĩ khác nhau mà nỗi buồn là thứ cảm xúc lấn át hơn cả. Thật khó để viết nhiều về bộ phim này, vậy thay vì nói ra suy nghĩ của chính mình thì tôi sẽ mượn lời của một con người xưa cũ, vị tù trưởng nổi tiếng Seattle. 

Năm 1854, Tổng thống thứ 14 của nước Mỹ là Franklin Pierce muốn người da đỏ nhượng bớt đất cho người da trắng. Tù trưởng Seattle của bộ lạc da đỏ Duwamish và Supuamish đã trả lời với người đại diện của Tổng thống Hoa Kì. Bài trả lời được Tiến sĩ Henry A.Smith ghi và dịch ra tiếng Anh. 
Bức thư được coi là văn kiện hay nhất xưa nay nói về mối quan hệ thiêng liêng của các tộc người thiểu số đối với đất đai quê hương ngàn đời của họ và quan niệm thâm thúy của họ về môi trường sống của con người cũng như tham vọng thôn tính của một đế quốc.
Dances with Wolves 2

“Bầu trời này, nguồn sưởi ấm đất đai của chúng tôi làm sao Ngài có thể mua bán nổi? Ý nghĩ sao mà lạ lùng đối với chúng tôi. Nếu chúng tôi không có bầu không khí trong lành này và mặt nước long lanh, thì làm sao Ngài có thể mua nổi? 

Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong ký ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang trong đó ký ức của người da đỏ. 

Khi người da trắng chết đi, họ thường dạo chơi giữa các vì sao và quên đi đất nước họ sinh ra. Còn chúng tôi, chúng tôi chẳng thể quên được mảnh đất tươi đẹp này. Bởi lẽ mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều cùng chung một gia đình. 

Ấy thế mà vị thủ lĩnh vĩ đại ở Washington lại ngỏ ý muốn mua mảnh đất này của chúng tôi. Họ đòi hỏi quá nhiều và hứa hẹn dành cho chúng tôi một nơi sống thoải mái, và rồi họ sẽ là người cha chăn dắt và chúng tôi sẽ trở thành những đứa con của họ. Vậy, chúng tôi phải cân nhắc ý muốn đất đai của họ. Nhưng, quả không phải việc giản đơn, bởi lẽ mảnh đất này đối với chúng tôi là thiêng liêng. 

Dòng nước óng ánh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối đâu chỉ là những giọt nước, mà còn là máu của tổ tiên chúng tôi. Nếu chúng tôi bán mảnh đất này cho Ngài, Ngài phải nhớ rằng, Ngài phải dạy bảo con cháu rằng, mảnh đất này là thiêng liêng và những tia sáng chói chang phản chiếu từ mặt hồ trong vắt sẽ nói lên cái gì đó về ký ức của người da đỏ. Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông chúng tôi. 

Những dòng sông là người anh em của chúng tôi, làm chúng tôi nguôi đi những cơn khát. Những dòng sông chuyên chở những con thuyền và nuôi lớn con cháu chúng tôi… Nếu có bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải nhớ dạy bảo con cháu Ngài những dòng sông là người anh, người em của chúng tôi và các Ngài từ nay trở đi phải đối xử tử tế với những dòng sông như Ngài đã đối xử với anh em Ngài.  

Tôi biết người da trắng không hiểu cách sống của chúng tôi. Đối với họ, mảnh đất này cũng như mảnh đất khác, bởi lẽ họ là kẻ xa lạ, và trong đêm tối, họ lấy đi từ lòng đất những gì họ cần. Mảnh đất này đâu phải là những người anh em của họ, mảnh đất này là kẻ thù của họ và khi đã chinh phục được, thì họ sẽ lấn tới. Mồ mả tổ tiên của họ, họ còn quên và họ cũng chẳng cần tới dòng tộc của họ. Họ cư xử với mẹ đất và anh em bầu trời như những vật mua được, tước đoạt được, rồi bán đi như những con cừu và những hạt kim cương sáng ngời. Lòng thèm khát của họ sẽ ngấu nghiến đất đai, rồi để lại đằng sau những bãi hoang mạc. 

Tôi biết, cách sống của chúng tôi khác với cách sống của Ngài. Cảnh đẹp nơi thành phố của Ngài làm nhức nhối con mắt người da đỏ. Có lẽ, người da đỏ hoang dã và tăm tối chăng? 

Dances with Wolves 4

Ở thành phố của người da trắng, chẳng có nơi nào yên tĩnh cả, chẳng có nơi nào là nghe được tiếng lá cây lay động vào mùa xuân hay tiếng vỗ cánh của côn trùng. Nếu có nghe thấy thì đó cũng chỉ là những tiếng ồn ào lăng mạ trong tai. Và cái gì sẽ xảy ra đối với cuộc sống, nếu con người không nghe được âm thanh lẻ loi của chú chim đớp mồi hay tiếng tranh cãi của những chú ếch ban đêm bên hồ? Tôi là người da đỏ, tôi thật không hiểu nổi điều đó. Người Anh-điêng chúng tôi ưa những âm thanh êm ái của những cơn gió thoảng qua trên mặt hồ, được nước mưa gội rửa và thấm đượm hương thơm của phấn thông. 

Không khí quả là quý quá đối với người da đỏ, bởi lẽ bầu không khí này là của chung, muông thú, cây cối và con người cùng nhau hít thở. Người da trắng cũng cùng chia sẻ, hít thở bầu không khí đó. Nhưng hình như người da trắng chẳng để ý gì đến nó. Nếu chúng tôi bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải nhớ rằng không khí đối với chúng tôi là vô cùng quý giá và phải chia sẻ linh hồn với tất cả cuộc sống mà không khí ban cho. Ngọn gió mang lại hơi thở đầu tiên của cha ông chúng tôi và cũng nhận lại hơi thở cuối cùng của họ. Nếu có bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải giữ gìn và làm cho nó thành một nơi thiêng liêng cho ngay cả người da trắng cũng có thể thưởng thức được những làn gió thấm đượm hương hoa đồng cỏ. 

Như vậy, chúng tôi mới cân nhắc những ý muốn mua mảnh đất này của Ngài. Nếu có quyết định chấp nhận yêu cầu của Ngài, chúng tôi phải đưa ra một điều kiện – đó là, người da trắng phải đối xử với các muông thú sống trên mảnh đất này như những người anh em. 

Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác. Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua. Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống. Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú? Và nếu chúng ra đi, thì con người cũng sẽ chết dần chết mòn vì nỗi buồn cô đơn về tinh thần, bởi lẽ điều gì sẽ xảy đến với con thú thì cũng chính xảy ra đối với con người. Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc. 

Ngài phải dạy cho con cháu rằng mảnh đất dưới chân chúng là những nắm tro tàn của cha ông chúng tôi, và vì thế, chúng phải kính trọng đất đai. Ngài phải bảo chúng rằng đất đai giàu có được là do nhiều mạng sống của chủng tộc chúng tôi bồi đắp nên. Hãy khuyên bảo chúng như chúng tôi thường dạy con cháu mình: Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của đất. Con người chưa biết làm tổ để sống, con người giản đơn là một sợi tơ trong cái tổ sống đó mà thôi. Điều gì con người làm cho tổ sống đó, tức là làm cho chính mình. 

Ngay cả đối với người da trắng, họ được đi cùng và nói chuyện với chúng như người bạn đối với người bạn, cũng không thể nào tránh khỏi số phận chung của con người. Sau hết chúng ta có thể trở thành anh em và hãy chờ xem. Nhưng điều mà chúng tôi biết trước được là đến một ngày nào đó người da trắng sẽ hiểu là chúng ta có cùng một Chúa, có thể lúc này Ngài nghĩ Ngài có Người (Chúa) nên Ngài muốn có mảnh đất này của chúng tôi. Nhưng Ngài sẽ không thể nào có được. Người là vị chúa của con người và tình cảm của Người sẽ được chia sẻ công bằng cho người da đỏ cũng như người da trắng. Mảnh đất này đối với Người là quý giá và làm tổn hại đến mảnh đất là khinh rẻ Đấng tạo thế. Người da trắng cũng vậy, rồi sẽ qua đi và còn sớm hơn tất cả các bộ lạc khác. Làm ô uế nấm mồ của Ngài, thì một đêm nào đó Ngài sẽ chết vì ngạt thở trên đất hoang mạc của Ngài.  

Nhưng trước giây phút tàn lụi, ở trong Ngài sẽ lóe sáng lên sức mạnh của Chúa, Người đã mang Ngài tới mảnh đất này là vì lý do đặc biệt nào đó đã cho Ngài quyền thống trị người da đỏ rồi bị thiêu cháy. Đối với chúng tôi vận số đó thật là huyền bí. Bởi vì, chúng tôi không hiểu nổi khi những con trâu rừng bị tàn sát, khi những chú ngựa sắt hoang ngự trị, khi những góc rừng kín đáo nặng mùi con người, khi quang cảnh của những vùng rừng xanh mướt bị những sợi dây biết nói xóa sạch. Đâu còn những cánh rừng rậm rạp? Tất cả đã qua đi và đâu còn những chú đại bàng vĩ đại? Tất cả đã qua đi.”

Dances with Wolves 3

Tôi đã được đọc bức thư này từ rất lâu, khi tôi còn là một học sinh phổ thông, thật khó hiểu tại sao nó vẫn đeo đẳng trong trí nhớ của tôi cho đến tận bây giờ. Không hiểu sao trong suốt thời gian xem bộ phim này tôi cứ nhớ đến bức thư này không thôi.

Bức thư của vị tù trưởng này được dịch từ tiếng bản địa sang tiếng Anh nên nó có rất nhiều dị bản khác nhau, khi dịch sang tiếng Việt người ta thêm đủ thứ hoa lá cành nên có thể nghĩa của nó không thực sự sát. Ở dưới là một trong những bản dịch tiếng Anh phổ biến nhất của bức thư này.

“The President in Washington sends word that he wishes to buy our land. But how can you buy or sell the sky? the land? The idea is strange to us. If we do not own the freshness of the air and the sparkle of the water, how can you buy them?

Every part of the earth is sacred to my people. Every shining pine needle, every sandy shore, every mist in the dark woods, every meadow, every humming insect. All are holy in the memory and experience of my people.

We know the sap which courses through the trees as we know the blood that courses through our veins. We are part of the earth and it is part of us. The perfumed flowers are our sisters. The bear, the deer, the great eagle, these are our brothers. The rocky crests, the dew in the meadow, the body heat of the pony, and man all belong to the same family.

The shining water that moves in the streams and rivers is not just water, but the blood of our ancestors. If we sell you our land, you must remember that it is sacred. Each glossy reflection in the clear waters of the lakes tells of events and memories in the life of my people. The water’s murmur is the voice of my father’s father.

The rivers are our brothers. They quench our thirst. They carry our canoes and feed our children. So you must give the rivers the kindness that you would give any brother.

If we sell you our land, remember that the air is precious to us, that the air shares its spirit with all the life that it supports. The wind that gave our grandfather his first breath also received his last sigh. The wind also gives our children the spirit of life. So if we sell our land, you must keep it apart and sacred, as a place where man can go to taste the wind that is sweetened by the meadow flowers.

Will you teach your children what we have taught our children? That the earth is our mother? What befalls the earth befalls all the sons of the earth.

This we know: the earth does not belong to man, man belongs to the earth. All things are connected like the blood that unites us all. Man did not weave the web of life, he is merely a strand in it. Whatever he does to the web, he does to himself.

One thing we know: our God is also your God. The earth is precious to him and to harm the earth is to heap contempt on its creator.

Your destiny is a mystery to us. What will happen when the buffalo are all slaughtered? The wild horses tamed? What will happen when the secret corners of the forest are heavy with the scent of many men and the view of the ripe hills is blotted with talking wires? Where will the thicket be? Gone! Where will the eagle be? Gone! And what is to say goodbye to the swift pony and then hunt? The end of living and the beginning of survival.

When the last red man has vanished with this wilderness, and his memory is only the shadow of a cloud moving across the prairie, will these shores and forests still be here? Will there be any of the spirit of my people left?

We love this earth as a newborn loves its mother’s heartbeat. So, if we sell you our land, love it as we have loved it. Care for it, as we have cared for it. Hold in your mind the memory of the land as it is when you receive it. Preserve the land for all children, and love it, as God loves us.

As we are part of the land, you too are part of the land. This earth is precious to us. It is also precious to you.

One thing we know – there is only one God. No man, be he Red man or White man, can be apart. We ARE all brothers after all.”

 Dances with Wolves 5

Dances with Wolves được đạo diễn bởi Kevin Costner (Cũng là nam diễn viên chính của bộ phim), là một bộ phim có thời gian thực hiện lên tới 5 năm, tiêu tốn tới 18 triệu dola, số tiền khá lớn vào thời điểm đó. Không chỉ đoạt được 7 giải Oscar năm 1991 thì đến năm 2007, Thư viện quốc hội Mĩ chọn Dances with Wolves để bảo quản trong Viện Lưu Trữ Phim Quốc Gia của Mĩ.

Trong trường hợp bạn muốn tải Dances with Wolves, hãy tham khảo bài viết này Những Web chia sẻ torrent hàng đầu

Mad Max: Fury Road (2015)

Bây giờ đã là tháng 10 năm 2015, chỉ còn gần 3 tháng nữa thôi vậy nên giờ cũng là lúc quyết định xem đâu là bức tranh đẹp nhất của năm 2015. Bức tranh tôi chọn lựa là Mad Max: Fury Road.

Tôi chọn nó là bức tranh đẹp nhất không phải vì màu sắc nóng rát chủ đạo trong bộ phim hay những cảnh hành động mãn nhãn, những cỗ xe hầm hố mà chính là ý nghĩa sâu sắc nhưng không hề sâu xa đằng sau những hình ảnh đó. Rất dễ dàng nhận ra điều mà Mad Max muốn nói với chúng ta, nó quá rõ ràng và không bóng bẩy, cũng rất tự nhiên và vô cùng phấn khích. Những vệt màu rõ ràng đan xen nhau nhưng không hề hòa trộn với nhau, chúng quấn lấy nhau để tạo nên một bức tranh vô cùng hấp dẫn.

Khi nói về Mad Max: Fury Road, báo chí trong nước rất hay sử dụng từ bom tấn, nó được sử dụng đi sử dụng lại mấy năm nay riết rồi chán, nhan nhản bom tấn mà người ta xem xong rồi chẳng đọng lại gì trong đầu ngoài những kỹ xảo được sử dụng quá mức, mãn nhãn thật đó nhưng rồi sẽ không xem lại nó lần thứ 2. Mad Max không như thế.

Mad Max: Fury Road khiến người ta ngộp thở không chỉ vì những cảnh hành động kịch tính mà còn qua cả những ánh mắt mà con người ta nhìn nhau, những tiếng rít lên cao ngất rồi rơi vào tĩnh lặng. Hai không gian đối lập nhưng mang lại hiệu quả không kém gì nhau. Sự cực đoan được đẩy lên tới tỉnh điểm rồi từ đó con người ta sống chất hơn, ý nghĩa hơn.

Cái khung cho bộ phim cũng chính là cái khung của cuộc sống này: Nguồn sống của nhân loại – nhiên liệu để vận hành nó – vũ khí để tranh giành. Tất cả những thứ thiết yêu đó lại không được chia sẻ một cách đồng đều mà hầu hết bị dồn vào tay của những kẻ bệnh hoạn. Chẳng cần phải khó khăn để nhận ra những kẻ đó, chúng là những tên cầm đầu với hình dạng xấu xí. Tài nguyên thì dồi dào được chia sẻ một cách nhỏ giọt để con người ta tranh giành với nhau, hủy hoại lẫn nhau, thứ có giá trị thấp nhất bây giờ lại chính là con người, chúng chỉ là những cỗ máy đẻ, cỗ máy cho sữa, những kẻ ngu ngơ cuồng tín từ trong trứng sẵn sàng hi sinh như một con tốt thí mà không hề kêu ca.

Mad max

Ta sẽ được đến nơi những cánh cổng của Valhalla, ta chết, ta tái sinh. Nghe giống mấy anh Irag thế, à nhầm IS chứ.

Ngày xưa Mỹ bảo: Irag này! Mày có vũ khí sinh học hả?

Irag cũng thành thật nói: Anh ơi, oan cho em quá, em làm gì có mấy thứ đó! => Thế là bị đánh.

Còn mấy thằng Iran, Triều Tiên sao chẳng thấy bị đánh nhỉ. Ở nó cũng thành thật nhưng được cái liều hơn thằng Irag: Tao có đồ chơi này, ngon thì nhào vô, cả hai cùng chết.

Giờ thì đến thằng IS, thằng này thì bệnh nhất luôn, đụng vào nó thì nó đánh, mà không đụng vào nó nhưng nó cũng sinh sự với mình. Hèn chi giờ bị tẩn cho xơ xác.

Thế đấy, trong phim cũng giống như ngoài đời. Phải có một thứ gì đó để trao đổi với người ta. Không tự dưng mày bị đứa khác đánh đâu, mà cũng chẳng tự dưng mà nó lại đi đánh mày khi chẳng được lợi ích gì. Thế nên phải tự bảo vệ lấy mình, có dầu mà không có súng thì dễ bị đánh, có súng nhưng chẳng có nước uống thì cũng chết nhăn răng, có nước nhưng không có dầu thì chẳng khác gì sống ở kỳ đồ đá. Một tam giác quyền lực được lập nên, mà đứng đầu đều là những kẻ bệnh hoạn, rồi khi chúng hợp tác, trao đổi với nhau thì con người trở thành thứ bị rẻ rúm. Câu chuyện bắt đầu từ đây.

Mad max 4

Ở đâu cũng có những ngọn lửa âm ỉ cháy, rồi khi chúng bắt gặp với nhau, cùng gộp chung hơi nóng rồi dần dần lan ra, bén sang những cơ thể bị đày đọa khác. Nổi loạn! Đó là điều hiển nhiên, con giun xéo lắm cũng quằn, con người ta không thể sống mãi trong đày đọa, áp bức, là vật sở hữu của kẻ khác được. Nhưng tôi không muốn kể lể quá nhiều về những con người có hành động hiển nhiên đó. Lạ kỳ thay, dù chỉ là một nhân vật phụ nhưng lại gây ấn tượng đối với tôi không hề kém cạnh những nhân vật chính khác, đó chính là Nux. Khi sinh ra thằng nhóc đó đã được đinh sẵn là một kẻ đoản mệnh, con đường của nó đã được vẽ sẵn bởi kẻ khác nhưng tất cả đều có rủi ro. Mặc cho tất cả những tư tưởng điên rồ được tiêm nhiễm vào đầu óc thằng nhỏ từ trong trứng nhưng ai cũng đều có một thứ mà không ai có thể tước đoạt được, đó chính là sự lựa chọn. Kết thúc cuộc sống của mình Nux vẫn là một Cảm tử quân nhưng thằng nhóc đó không chết vì lý do ích kỷ cá nhân, nó không cần đến được Valhalla, nó không cần tái sinh, nó chết là để người nó yêu thương được sống.

Tự do cũng có cái giá của nó, có thể là cái chết nhưng họ sẽ không thấy sợ hãi, họ vẫn ôm những mầm sống của tương lai.

mad max 3

Tiếp tục đọc

Changeling (2008)

Vừa nãy thì tôi ngồi nhậu với mẹ tôi, uống 2 lon Tiger, đúng ra mẹ tôi uống đúng 1 tách trà bia còn lại thì tôi uống hết, nướng thịt bò với cà rốt. Thịt bò một nửa được quấn lá lốt, một nửa được thái mỏng trộn với ít muối dầu ăn nướng lên và chấm với tương đen và tương ớt, cà rốt thái lát vừa phải để ở mép vỉ nướng để chín vừa lớp vỏ ngoài, ngọt giòn vừa đủ. Ăn kèm với cả củ đậu nữa – theo cách gọi của miền bắc, còn miền nam thì gọi là củ sắn. Lần sau sẽ nướng tiếp, sẽ thêm cà tím và đậu phụ chiên cắt khúc vừa phải để nướng kèm nữa. À, nướng trên cái bếp hồng ngoại mà tôi mới mua hồi tết vừa rồi, đúng ra là nướng trên bếp than hồng, cái khí nóng sẽ lan tỏa đều làm đồ nướng chín từ từ trông rất ngon lành nhưng thấy tốn công quá, thêm cả cái nóng bức và khói nữa nên thôi.

Và bây giờ thì tôi đang ngồi viết một bài về bộ phim Changeling sản xuất năm 2008, được đạo diễn bởi Clint Eastwood với sự tham gia của diễn viên Angelina Jolie dựa trên một câu chuyện có thật. Khoan nói về đạo diễn và nữ diễn viên tài năng, hãy nói về câu chuyện trong bộ phim, nó dựa trên một câu chuyện có thật. Một bộ phim hay thì rất đáng để xem nhưng với một bộ phim hay dựa trên một câu chuyện có thật thì càng đáng để xem hơn. Mặc dù tất cả các tác phẩm điện ảnh luôn có sự phóng tác, sáng tạo để lôi cuốn người xem nhưng về cơ bản nó vẫn phải dựa trên những giá trị cơ bản nhất, những giá trị có thật được tạo nên bởi những con người đáng ngưỡng mộ, hoặc đáng phải bị trừng trị. Khi xem những bộ phim này tôi càng thêm khâm phục, ngưỡng mộ những điều mà con người có thể tạo nên hoặc đúng hơn là ngưỡng mộ những con người tạo nên những giá trị đó. Mặc dù gần như tất cả những bộ phim theo kiểu như thế này thì tôi đều biết trước kết cục của nó nhưng tôi vẫn bị hấp dẫn, một phần vì những giá trị mà nó tạo nên và một phần là chính con đường mà con người ta tạo nên những giá trị đó. Tôi đặc biệt thích những dòng chữ cuối cùng của bộ phim, rằng con người này đã thay đổi xã hội như thế nào, cuộc sống đã tốt đẹp hơn, rất nhiều người được hưởng lợi từ việc làm của họ. Thật đáng trân trọng.

changeling

Changeling dựa trên một câu chuyện có thật về “Những vụ giết người tại trại gà Wineville” ở Los Angeles năm 1928, một câu chuyện đẫm máu và đầy đau thương. Gần 20 trẻ em bị giết bởi một kẻ điên loạn, sở cảnh sát bạo ngược đàn áp những người đau khổ, những hành động tàn độc đáng sợ và một người mẹ dũng cảm trên con đường đi tìm đứa con thất lạc của mình.

Trong bài viết này tôi muốn nói về câu chuyện của người mẹ dũng cảm hơn là những thứ tàn ác kia, và nó cũng là câu chuyện chính xuyên suốt cả bộ phim. Christine Collins là một bà mẹ đơn thân có một đứa con trai kháu khỉnh tên là Walter Collins. Bà là một người phụ nữ đầy trách nhiệm với cả gia đình và công việc, một mình nuôi nấng đứa con khôn lớn, nuôi dạy nó trở thành một người đàn ông dũng cảm. Nhưng cuộc đời thì luôn có những trắc trở, những đau khổ không hiểu tại sao nó lại sảy ra với những con người như Christine Collins. Một buổi chiều sau khi đi làm trở về bà phát hiện đứa con trai duy nhất của mình mất tích không để lại một dấu vết, đứa con là niềm sống mạnh mẽ nhất của bà, có lẽ tất cả mọi thứ bà đều dành cho đứa con này. Một người phụ nữ mạnh mẽ không cho phép điều đó sảy ra. Bà ra sức tìm kiếm bằng tất cả khả năng, tất cả. Và gần nửa năm sau, cảnh sát tuyên bố tìm thấy con trai của bà, trong nước mắt của niềm hân hoan tột cùng bà chạy đến bên con, nhưng không, đó không phải là con trai của bà, nó là một đứa bé khác, bà tin là vậy nhưng sở cảnh sát không tin là vậy. Một bà mẹ đơn độc tự nuôi dưỡng con trai mình và một sở cảnh sát quan liêu bạo ngược đầy quyền lực. Họ cho rằng bà bị tâm thần, phủ nhận mọi trách nhiệm của người mẹ, họ quyết định tống bà vào bệnh viện tâm thần. Chịu biết bao đau khổ nhưng bà đã không bỏ cuộc, những người bạn, những người có lương tâm đã đồng hành cùng bà chống lại những bạo ngược.

Nói một chút về diễn xuất của Angelina Jolie, thật sự là rất tuyệt vời. Với một câu chuyện mà ai cũng đã biết kết cục của nó thì diễn xuất chính là điều quan trọng để làm nên thành công của bộ phim. Angelina Jolie lột tả được vẻ đẹp đích thực của một người mẹ, đó chính là tình yêu dành cho đứa con của mình, cho dù nó ở bất cứ nơi đâu, còn sống hay đã chết thì tình yêu này sẽ vẫn mãi còn. Nó giống như ngọn lửa vĩnh cửu vậy, luôn nồng ấm trong những cử chỉ hằng ngày nhưng sẵn sàng cuồng bạo đốt cháy tất cả những gì cản trở hành trình đi tìm đứa con. Tiếp tục đọc

American History X (1998)

Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là cái tên mang đầy đủ ý nghĩa mà tôi muốn dùng trong bài viết này, nhưng có lẽ cái tên dài dòng lê thê đó lại khiến cả bài viết lủng củng, chán chường khi mà cứ nhắc đi nhắc lại nó hoài. Thôi thì gọi ngắn gọn là nước Mỹ vậy

Sau khi tuyên bố ly khai khỏi Anh Quốc, nước Mỹ chính thức khẳng định nền độc lập vào ngày 4 tháng 7 năm 1776 cùng với bản tuyên ngôn độc lập nổi tiếng đã truyền cảm hứng cho nhiều bài phát biểu nổi tiếng khác như của Martin Luther King Jr. và Abraham Lincoln. Bản Tuyên ngôn cũng ảnh hưởng đến nhiều tuyên ngôn độc lập của các nước khác như Việt Nam và Zimbabwe. Chắc chúng ta đã quá quen thuộc với câu nói “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”, nó là câu nói trong bản tuyên ngôn đọc lập của nước Mỹ được chính Bác Hồ sử dụng lại trong bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam.

Nhưng đời thì không như mơ, ai thì cũng có quyền! Nhưng đó chỉ được đảm bảo bởi tạo hóa hay là chúa trời chứ không phải con người. Con người với những tham vọng, những thiếu sót cũng được tạo nên từ tạo hóa đã tước đi cái quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc đó. Nước Mỹ giành được độc lập cách đây hơn 200 năm nhưng đó là độc lập của một quốc gia chứ không phải một con người. Sau cái năm 1776 ấy gần cả trăm năm, chế độ nô lê ở Mỹ mới được xóa bỏ, con người không bị coi là tài sản, không bị buôn bán, không bị quyết định sống chết bởi bàn tay của kẻ khác, nhưng nó chỉ là tự do trên giấy. Trong tâm tưởng của con người, hay thậm trí là trong thực tế với những hành động nằm ngoài vòng pháp luật, những bất công của chế độ nô lệ vẫn còn.

Cũng khoảng 100 năm sau, ngày 28 tháng 8 năm 1963, Martin Luther King, Jr. đọc bài diễn văn “Tôi có một giấc mơ” từ những bậc thềm của Đài Tưởng niệm Lincoln. Có lẽ đến tận bậy giờ nó vẫn là một giấc mơ chưa hoàn toàn thành hiện thực, những ngày cuối năm 2014, biểu tình lan rộng ở Mỹ vì vụ bắn người da màu, ở một số nơi nó đã bùng phát thành bạo lực. Chỉ vì một người da màu mà lại khiến nước Mỹ rúng động! Không phải, đó chỉ là một giọt nước làm tràn những mâu thuẫn vốn âm ỉ trong lòng nước mỹ, sự phân biệt giữa những cộng đồng người da trắng và người da màu, trong tư tưởng, trong văn hóa, trong truyền thông và cả trong luật pháp.

Mỗi cộng đồng đều có những đặc điểm khác nhau mà người ta có thể mang ra để so sánh. Với cộng đồng người da màu tại Mỹ, người tiêu cực thường nhắc tới tỉ lệ tội phạm, dân trí thấp hơn cộng đồng người da trắng, người làm trong nghệ thuật thì người ta nhắc tới văn hóa Hiphop không chỉ tác động mạnh mẽ tới nền nghệ thuật nước Mỹ mà còn tác động tới nền nghệ thuật của cả thế giới, những người tích cực hơn thì họ nói chúng ta đều bình đẳng bất kỳ tôn giáo, màu da; còn những chính trị gia thì họ ca ngợi những đóng góp của cộng đồng người da màu, nhắc tới những con người da màu vĩ đại và những việc làm của họ.

Lịch sử của màu da là chiếm một phần lớn trong lịch sử nước Mỹ từ khi lập quốc cho tới nay. Nó được truyền lại qua các thế hệ giống như hệ tư tưởng vậy. Quy luật khắc nghiệt của cuộc sống: Số đông, kẻ mạnh thường áp đặt những suy nghĩ tiêu cực lên thiểu số và kẻ yếu thế, chúng ăn sâu vào tiềm thức, được lưu truyền thông qua những bài viết, những câu chuyện trong nhà trường, giữa cha mẹ và con cái, từ anh chị tới em và giữa bạn bè với nhau. Sự khác biệt lại đẩy những suy nghĩ tiêu cưc ấy lên đỉnh điểm.

Màu da, sự khác biệt dễ nhận thấy nhất và cũng khiến người ta dễ mù quáng nhất. Người da trắng chơi với người da trắng, người da màu chơi với người da màu. Nó chuyển từ khác biệt sang tách biệt, những điều tốt đẹp không được trao đổi, cộng đồng mạnh mẽ lại thêm mạnh mẽ, cộng đồng yêu đuối càng thêm yêu đuối. Nó như một vòng luẩn quẩn không lỗi thoát và xung đột xảy ra, nó gây ra đau khổ cho cả hai cộng đồng. Thật đáng sợ nếu một đám đông liều lĩnh được dẫn đầu bởi những kẻ khôn ngoan. Rồi sau biệt bao đau khổ người ta không nhận thấy ánh mặt trời như trong sách vẫn nói, họ làm lại cuộc đời, sửa chữa sai lầm. Nhưng có phải đã quá muộn!?

Bài viết lấy tựa đề một bộ phim nhưng không hề bình luận phim. Đơn giản là xem lại phim mà vẫn thấy nó quá hay, cảm hứng dâng trào liên tưởng đến quá khứ, hiện tại và “dòng chảy” thời sự nóng bỏng. Dù gần như không nói gì về bộ phim nhưng tác giả vẫn khẳng định rằng đây là một bộ phim rất rất hay, những gì tác giả viết chỉ là những thứ nhỏ bé nhàm chán trong vô vàn những cái hay ho khác của bộ phim. Tiếp tục đọc

The Lives of Others (2006)

Không phải lúc nào xem một bộ phim hay xong thì tôi đều có thể cho ra lò một bài viết dành cho nó, phải đầy đủ những điều kiện thích hợp kiểu như “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” vậy. Chẳng hạn như càng về nửa đêm tôi viết càng khỏe, chắc tại lúc đó không gian yên tĩnh, cảm xúc dâng trào; cũng có phim vừa xem xong tôi đã có thể viết liền nhưng cũng có phim cứ để trong máy tính, xem đi xem lại mấy lần, chủ yếu là những đoạn mình thích, tự cười một mình rồi lại viết. Còn hôm nay, cảm xúc trong một ngày bão bùng, mưa sụt sùi từ sáng, đọc vài tin trên Vnexpress về việc Nga bị phương Tây cô lập, thủ tướng Đức Angela Merkel dành mấy tiếng lúc nửa đêm để đối thoại với Putin, nghĩ về chiến tranh lạnh rồi nhớ về việc người Đức tưởng niệm sự kiện sụp đỏ bức tường Berlin cách đây mấy ngày, rồi luẩn quẩn thể nào nhớ về bộ phim The Lives of Others.

Tôi sẽ không kể lể về nội dung chính của bộ phim bằng cách tường thuật lại nó bởi điều đó cũng chỉ bằng thừa, vì nếu thích thì bạn sẽ xem nó và tự tìm hiểu nó hay hơn nhiều so với việc đọc những lời kể thô kệch của tôi. Thay vào đó là những cảm nhận của riêng tôi về bộ phim này. The Lives of Others lấy bối cảnh tại miền đông nước Đức năm 1984, 5 năm trước khi bức tường Berlin sụp đổ. Tại sao lại lấy bối cảnh này? Sự kiện bức tường Berlin sụp đổ giống như một điểm nút, một vách ngăn giữa hai thời kì, chỉ cần bước tới hay bước lùi một bước thôi người ta cũng cảm nhận được sự khác biệt rõ ràng của không gian, con người, xã hội. Trước và sau điểm nút này là những biến đổi đến chóng mặt, những sự xung đột đến đỉnh điểm, sự đấu tranh của những mặt đối lập, tất cả chúng tích tụ lại để đến một thời điểm sẽ bùng nổ. Chính trong những giai đoạn đó con người ta cũng thực sự thể hiện toàn bộ bản chất của mình, phẫn uất, đơn độc, tham lam, mạnh mẽ, yêu đuối, chiến thắng, thất bại và thay đổi bản chất.

Những dù sao cũng đừng đi quá sâu vào bối cảnh lịch sử này vì nó cũng chỉ là cái nền, cái khung để chứa đựng một nội dung sâu sắc hơn ở bên trong.

The Lives of Others

The Lives of Others – Cuộc sống của những con người ở phía bên kia, đó không phải là cuộc sống của những con người ở hai phía bức tường Berlin, không đơn thuần là sự chia cách về không gian mà nó chính là sự chia cách trong tư tưởng, suy nghĩ của những con người ở phia Đông của bức tường ô nhục.

Hauptmann Gerd Wiesler là một điệp viên tài ba, tận tâm và lạnh lùng của chính quyền đông Đức. Trung thành với chế độ và không khoan nhượng với tất cả những ai bị coi là “mối nguy”, Gerd Wiesler theo dõi, tìm kiếm chứng cứ, tra khảo, khủng bố tinh thần họ. Nhưng mọi thứ dần thay đổi khi điệp viên này được giao nhiệm vụ theo dõi nhà văn có tư tưởng tả khuynh Georg Dreyman, vốn cảm mến với vợ của nhà văn, cũng là một diễn viên tài ba Gerd Wiesler đã không thể tách bạch tình cảm ra khỏi công việc. Ông bắt đầu theo dõi kẻ thù bằng trái tim chứ không phải lý trí, ông bắt đầu thấu hiểu và từ một kẻ mẫn cán với chính quyền ông chuyển sang bao che và thậm chí thủ tiêu tang chứng cho Georg Dreyman.

Tôi không thích đi sâu vào chính trị và phân tích lịch sử để xem ai đúng ai sai, bộ phim này cũng vậy nó chỉ kể lại lịch sử nhưng với một góc nhìn nhân văn hơn mà theo nhiều người điều đó sẽ không bao giờ sảy ra. Không sao! Tôi vẫn thích nó vì nó gieo vào trong lòng người xem biết bao hy vọng. Kết cục của bộ phim làm nhiều người mãn nguyện cho dù Gerd Wiesler đã bị hủy hoại toàn bộ sự nghiệp nhưng đó là điều mà ông muốn để bao vệ cho điều mà ông cho là đúng đắn. Tiếp tục đọc

Children of Men (2006)

Những đứa trẻ là những tia nắng của thế giới, chúng là mục đích để thế giới này vận động, con người tốt đẹp hơn khi nhìn vào một đứa trẻ non nớt, sẵn sàng hy sinh để mang lại những lợi ích tốt nhất cho chúng – đó là bản năng tốt đẹp vốn có của con người. Nhưng một khi cái mục đích đó không còn thì sao? Không còn tương lai, không còn gì để mà hy sinh, thế giới tăm tối, con người ích kỷ và bắt đầu chém giết lẫn nhau.

Children of Men, bộ phim nằm trong máy tính của tôi cả năm trời mà chẳng được đoái hoài tới,suýt nữa thì rơi vào quên lãng nếu như tôi không rảnh rỗi lục lại list phim chưa xem. Thật là quá phí phạm nếu như tôi tiếp tục bỏ lỡ nó, đúng là thể loại mà tôi yêu thích, khơi dây những cảm xúc chôn giấu bấy lâu nay, thậm chí là giúp tôi cảm nhận được những thứ mới mẻ và cuối cùng để lại nụ cười mãn nguyện sau biết bao sóng gió, đau thương.

Đây là một bộ phim giả tưởng hấp dẫn đầy tính nhân văn: sự khao khát, tình yêu thương và cả đức hy sinh. Năm 2009 loài người rơi vào thảm kịch, một án tử dành cho nhân loại, bản án được thực hiện từ từ, vắt kiệt niềm tin, ý chí của tất cả mọi người: Suốt 18 năm không một đứa trẻ nào được sinh ra, 18 năm của hỗn loạn, ngày tận thế đã được định sẵn.

Children of men

Nhưng rồi một ngày, niềm hy vọng le lói xuất hiện, người ta tìm thấy một phụ nữ mang thai, phép màu đã sảy ra, phép màu mang lại niềm hy vọng cho cả thế giới. Đứa trẻ mà ai ai cũng khao khát sắp ra đời, họ muốn chiếm lấy nó, bảo vệ nó bằng cả sinh mạng của mình. Khi xem bộ phim này những giọt nước mắt của tôi chỉ muốn chực trào vì những con người vĩ đại: Theo, chàng trai có vẻ ngoài mạnh mẽ nhưng trái tim bên trong đang dần hóa đá, anh đã cùng Kee vượt qua bao nhiêu khó khăn gian khổ, đứng trước hòn tên mũi đạn để che chở cho cô và đứa bé, Jasper, ông già có cuộc sống bất hạnh nhưng trong ông luôn có niềm tin vào tương lai tươi sáng; bà già đồng bóng Miriam hậu đậu nhưng tốt tính, và biết bao con người không tên khác đã hy sinh thân mình để bảo vệ cho đứa trẻ, bảo vệ cho niềm tin vào tương lai tươi sáng.

Chỉ cần một tia nắng nhỏ nhoi nhưng đủ rực rỡ để chiếu sáng kỷ nguyên đen tối. Tiếp tục đọc

Ran (1985)

Nhật Bản – đất nước mặt trời mọc. Khi nhắc tới đất nước này người ta thường nghỉ tới một cường quốc về kinh tế, về những tập đoàn và những loại hàng hóa chất lượng. Nhưng vặn hóa, con người và lịch sử xa xưa của Nhật Bản luôn là điều bí ẩn đối với người nước ngoài. Bạn có thể quen mắt với những bộ Kimono truyền thống, từng thưởng thức món ăn sushi nổi tiếng hay bạn là một Fan của thể loại Manga nhưng những nét đặc trưng về tính cách của người Nhật sẽ luôn khiến bạn phải tò mò.

Nền công nghiệp giải trí của Nhật Bản sẽ không sánh bằng với mức độ ảnh của làn sóng hallyu đến từ Hàn Quốc nhưng chắc chắn rằng số lượng những tác phẩm điện ảnh kinh điển không hề thua kém đất nước này. Về phim hoạt hình của Nhật Bản thì không còn gì để tranh cãi, không chỉ có số lượng tác phẩm đồ sộ mà còn là những tuyệt tác đến từ  sự tỉ mỉ trong tính cách người Nhật. Nhưng có vẻ sức mạnh của truyền thông và đã khiến người xem quá chú ý vào sự thịnh vượng của phim hoạt hình mà không biết rằng điện ảnh Nhật Bản đã có chỗ đứng trên thế giới từ những năm 50-60 của thế kỷ trước. Khi nhắc tới thời kỳ này người ta không thể không nhắc tới những tác phẩm kinh điển như  Rashomon, Seven Samurai và Yojimbo của vị đạo diễn tài ba Akira Kurosawa. Chúng không chỉ nổi tiếng về nội dung và ý nghĩa truyền tải mà còn về những sáng tạo, đột phá trong cách làm phim, chúng truyền cảm hứng cho thế hệ đạo diễn sau này ở cả phương Đông và Phương Tây.Ran (1985)

Hôm nay tôi xin giới thiệu với các bạn một bộ phim nữa của vị hoàng đến điện ảnh này, đó chính là Ran được sản xuất vào năm 1985.

Bộ phim này chính là cuộc sống, một cuộc sống khắc nghiệt và tàn nhẫn không chỉ dành cho những kẻ tàn ác mà nó còn xảy ra đối với những con người lương thiện. Ran không dành cho những người yêu thích truyện cổ tích, bộ phim có một cái kết bất ngờ xót xa, những tưởng mọi đau thương chấm dứt từ đây, rạn nứt được hàn gắn, kẻ xấu bị kết liễu, người tốt cũng được đền đáp sau bao nhiêu khó khăn cực nhọc. Nhưng không!

Tôi coi Ran là một bộ phim bi kịch nhưng nó không hề để lại trong tôi một chút phẫn uất nào mà chỉ toàn là xót xa. Tại sao họ lại làm như vậy! Là cha con, vợ chồng, anh em nhưng dường như mối quan hệ giữa họ chỉ là sợi chỉ mong manh dễ dàng bị cắt đứt bởi con dao sắc bén được tạo nên bởi sự mù quáng, lòng tham và những mối căm hận. Trong bộ phim chất chứa đầy rẫy nỗi sợ hãi tột cùng của vị đại lãnh chúa Hidetora Ichimonji. Suốt cả thời sung mãn ông đã chinh chiến khắp nơi, chinh phục nhiều mảnh đất và để lại đau thương và sợ hãi cho những người khác. Rồi khi về già, sức tàn lực kiệt thì những nỗi sợ hãi đó trở về với ông, nó vắt kiệt mọi sức mạnh, sự tỉnh táo của vị chúa tể hung tàn. Giờ đây ngay cả một giấc mơ, tiếng sao ai oán và cái tên của đứa con trai út mà Hidetora nỡ chối bỏ cũng khiến ông hoảng loạn. Tiếp tục đọc

Schindler’s List (1993)

Tôi đã khóc khi xem bộ phim này, đúng vậy, dù giọt nước mắt không lăn trên gò má nhưng tôi biết khóe mắt của tôi đã cay cay.

Schindler’s List, phải dùng từ ngữ nào để nói về bộ phim này đây! Thật quá khó bởi tôi biết rằng tôi không giỏi trong việc sử dụng từ ngữ. Vậy thì các bạn đừng đánh giá bộ phim này qua những câu chữ kém cỏi của tôi nhé, hãy tự xem và tự cảm nhận, tôi chắc chắn rằng các bạn sẽ không phải hối tiếc khi xem nó đâu.

Giống như những bộ phim về chiến tranh thế giới khác, lịch sử bi thương sẽ được tái diễn lại trên màn ảnh, nhưng đó không phải là thứ bộ phim này muốn truyền tải mà là tình thương giữa những con người với với nhau, con người theo nghĩa chung nhất, không phân biết tôn giáo, tín ngưỡng, ngôn ngữ, màu da…

Tất cả rồi sẽ hóa tro bụi, thân thể này rồi cũng sẽ mất đi, nhưng tình yêu thương sẽ vẫn mãi trường tồn.

Tiếp tục đọc

Grave of the Fireflies (1988)

“Mộ đom đóm”, đó là cái tên đã quá quen thuộc với khá nhiều khán giả Việt Nam. Bộ phim hoạt hình Nhật Bản sản xuất năm 1988 nhưng đến giờ những giá trị của nó vẫn không hề phai mờ, đã bao nhiêu lần xem đi xem lại bộ phim này nhưng những cảm xúc trong tôi vẫn như lần đầu tiên vậy.

Đây là bộ phim hoạt hình không hẳn dành cho trẻ con bởi nó có cái kết đầy tiếc nuối và khi càng lớn bạn sẽ càng thấm thía nội dung trong bộ phim.

Nếu bạn chưa bao giờ khóc vì một bộ phim hoạt hình thì hãy thử xem “Mộ đom đóm” đi, chắc chắn sẽ có lúc bạn sẽ phải nhói lòng vì thương xót cho số phận đầy bất hạnh của hai anh em Seita và Setsuko. Lấy bối cảnh chiến tranh thế giới lần thứ 2, bộ phim không chỉ lột tả một cách chân thực sự tàn khốc của chiến tranh mà bên cạnh đó nó còn thể hiện tính cách đặc trưng của con người Nhật Bản, kiên cường, kiêu hãnh không bao giờ khuất phục và để người khác chà đạp lên nhân cách của bản thân mình.

Nếu các bạn là một Fan của Ghilibi, đã từng xem các bộ phim Spirited Away, Howl’s Moving Castle, My Neighbor Totoro, Ponyo on the Cliff by the sea và yêu thích chúng thì đừng bỏ qua Grave of the Fireflies, nếu không bạn sẽ lỡ mất một tuyệt phẩm đấy Tiếp tục đọc

Xem phim gì tết này!

Vậy là tôi đã ra trường được 3 tháng, cũng mới nhận việc. Nhìn chung là công việc cũng không có gì gọi là quá khó khăn, nhưng dù sao công việc vẫn luôn là công việc, muốn có cái gì đó để đổ vào mồm thì phải cố mà cày. Sẽ không còn như thời sinh viên nữa, một năm về nhà hai lần, thứ nhất là mấy tháng hè và thứ hai là tết.

Tết năm nay cũng khác tết xưa, năm trước vẫn còn nhận được lì xì (cho dù không được nhiều), năm nay thì thôi đừng có mong đợi nữa, còn phải lì xì cho tụi nhỏ nữa, thôi chắc trốn ở nhà quá. Mà tết nay cũng ngắn nữa, tối 28 lên xe đến sáng thì tới nơi; tối mùng 5 lại lên xe để về với Sài thành bụi băm bon chen: Ăn tết đúng 1 tuần.

Càng sống ở Sài Gòn mình càng nhớ Phố núi, nhớ cả những con đường uốn lượn khúc khủy, nhớ con người hiền hậu nơi đây và nhớ cả cái thời tiết đặc biệt vùng Tây Nguyên, thấy trời nắng là thế đấy mà đi ngoài đường không khoác một cái áo ngoài thì cũng phải run cả người.

Chỉ có một tuần thôi, phải tranh thủ, phải sắp xếp mọi thứ đâu ra đấy để không lãng phí thời gian vàng ngọc. Ban ngày thì cùng người thân chuẩn bị tết, thăm bà con hàng xóm và đặc biệt là không được say khướt. Buổi tối thì ôm hai thằng em, cùng xem phim.

Nhìn chung thì thời gian cũng không nhiều mà cũng chẳng ít, đủ để ta có thể xem những bộ phim thuộc đủ thể loại, từ giải trí đơn thuần đến những bộ phim nghệ thuật, phim hành động đến phim tình cảm và từ phim cổ đến những bộ phim bom tấn mới ra lò.

Hôm nay tôi sẽ giới thiệu với các bạn các bộ phim mới và review lại những bộ phim đã xuất hiện trên https://heomephim.wordpress.com. Tiếp tục đọc

Seven samurai (1954)

Trước đây tôi đã có dịp giới thiệu với các bạn về bộ phim The Good, the Bad and the Ugly, một bộ phim về cao bồi miền tây với thời lượng gần 3 tiếng. Hôm nay tôi sẽ giới thiệu với các bạn một bộ phim còn khủng hơn thế nữa, 3 tiếng rưỡi (201 phút), đó chính là Seven Samurai – một bộ phim của Hoàng đế điện ảnh Nhật Bản Akira Kurosawa.

Akira Kurosawa

Nếu bạn là một Fan film đích thực tôi tin rằng bạn sẽ biết đến những tác phẩm của vị đạo diễn nổi danh thế giới này. Akira Kurosawa có tới 6 bộ phim có điểm IMDB từ 8.1 trở lên – có nghĩa là những bộ phim này đều nằm trong danh sách 100 bộ phim vĩ đại nhất của IMDB, thật đáng ngưỡng mộ. Ông đã mất vào năm 1998, bộ phim nổi danh cuối cùng của ông sản xuất vào năm 1985, những bộ phim khác đều sản xuất vào những năm 1950 và 1960, cách đây hơn nửa thế kỉ, nhưng ông vẫn là một tượng đài để các đạo diễn hiện nay học hỏi, không chỉ về ý nghĩa trong những bộ phim mà còn là cách mà ông truyền tải chúng đến với người xem.

Seven samurai là bộ phim được rất nhiều người yêu thích và ngưỡng mộ, là tác phẩm hay nhất của Akira Kurosawa. Bộ phim tái diễn lại trận đánh giữa 7 vị Samurai cùng dân làng chống lại một toán cướp cả trăm tên với trang bị súng ống đầy đủ. 7 vị Samurai chỉ mới được tập hợp trong thời gian ngắn, trẻ có, già có, và có cả những Samurai nửa vời. Còn dân làng thì nhu nhược, đã bao đời qua họ đã quen với việc bị cướp bóc, họ quen cầm cái quốc cái xẻng hơn là cầm gươm cầm giáo. Một trận chiến giữa châu chấu và voi!.

Trận chiến này khiến tôi nghĩ đến cuộc chiến tranh giữa quân dân Việt Nam với đế quốc Mỹ. Các Samurai cùng dân làng đã tận dụng tất cả các lợi thế về địa hình, sử dụng cách đánh du kích, nghi binh và đánh úp cực kỳ hiệu quả. Thay vì bẻ cả bó đũa họ quyết định tách nhỏ sức mạnh quân địch để bẻ từng chiếc đũa. Tiếp tục đọc

White House Down và Olympus Has Fallen (2013)

Không biết năm nay là cái năm gì mà người dân Mỹ liên tục đánh bom Nhà Trắng của họ, Tổng thống hết bị sỉ nhục rồi đến bị dí cho chạy vòng vòng xung quanh cái bể cá – xem mà hài đếch chịu được.

Có thế mới biết nước Mỹ là đất nước của tự do, cho dù cái tự do của họ cũng có cái mặt trái của nó nhưng không thể phủ nhận rằng xã hội Mỹ là xã hội đề cao quyền tự do cá nhân, bất cứ ai cũng có quyền thể hiện quan điểm riêng, thế mới có chuyện Tổng thống thường xuyên “được” mang lên màn ảnh, chỉ trích cũng có và ca ngợi cũng có, các Show truyền hình thực tế cũng mang hình ảnh của Tổng thống ra để giải trí cho khán giả. Đối với họ Tổng thống xét cho cùng cũng chỉ là một cái nghề, chỉ có điều nó đặc cái biệt hơn những nghề khác khi con người ngồi ở cái ghế quyền lực đó phải nằm trong số những người tài giỏi nhất đất nước. Con người đó được trao cho quyền lực và những đặc quyền không ai có và kèm theo đó cũng là những trách nhiệm nặng nề. Họ có một hệ thống chặt chẽ và rộng lớn nhằm đảm bảo quyền lực của Tổng thống không bị lạm dụng đồng thời đảm bảo Tổng thống thực hiện đúng quyền lực của mình, hệ thống thống ấy kéo dài khắp các hệ thống của nhà nước cho đến việc người dân và báo chí tự do thể hiện quan điểm của mình.

Thời gian qua tôi đã xem hai bộ phim White House Down và Olympus Has Fallen (tôi thích White House Down hơn :)), cả hai bộ phim đều có kịch bản khá giống nhau: Nhà Trắng bị các phần tử khủng bố đánh bom, Tổng thống bị bắt cóc và một người anh hùng đơn độc vượt qua làn mưa bom bão đạn để giải cứu Tổng thống – Một kịch bản đậm chất Hollywood. Nguyên nhân của những hành động khủng bố này bắt đầu từ các cuộc chiến tranh do Mỹ khởi xướng tại trung Đông, Triều Tiên và từ các mâu thuẫn, xung đột ngay trong lòng nước Mỹ.

Nhiều người thắc mắc tại sao Tổng thống và Nhà Trắng lại hay được mang lên phim như vậy? Đơn giản đó là đại diện cho một nhánh quyền lực nước Mỹ (trong tam quyền phân lập), nhánh quyền lực được tập trung cao độ, tất cả quyền hành pháp được tập trung ở trong tay một người; và đương nhiên việc mang một cá nhân lên màn ảnh để phân tích bao giờ cũng dễ hơn là một tập thể. Ngoài ra Tổng thống Mỹ cũng chính là tổng chỉ huy quân đội, mà chiến tranh lại là để tài rất ưa thích của các nhà làm phim Hollywood.

Nhìn chung White House Down và Olympus Has Fallen đều là hai bộ phim hành động thành công với những cảnh quay khá đẹp mắt, tuy nhiên nó sẽ vẫn không được coi là bộ phim hay trong con mắt của người xem khó tính bởi nó có nhiều tình tiết không hợp lý khó mà chấp nhận được trong thực tế. Đối với cá nhân tôi thì thấy rằng đây là những bộ phim giải trí hấp dẫn dành cho những bạn thích phim hành động. Tiếp tục đọc

Chiến tranh tiền tệ

Đây là bài viết kiểu theo dòng thời sự! Mới đây thôi tôi vừa đọc xong bài viết Hội nghị ‘bí ẩn’ tại Đà Nẵng của các đại gia quốc tế, một bài viết khá hay, cho dù nó không cung cấp nhiều thông tin cụ thể về hội nghị đó nhưng nó cũng khiến cho người đọc phải tò mò và có nhiều suy nghĩ khá mông lung trong đầu: Tại sao một hội nghị quan trọng như thế này lại được tổ chức ở Việt Nam, tại sao hội nghị này được tổ chức kín đáo như vậy, và đằng sau hội nghị này nền kinh tế thế giới và Việt Nam sẽ thay đổi như thế nào.

Hội nghị bí ẩn này làm tôi nhớ đến một hội nghị còn bí ẩn hơn đã từng tổ chức trước đây với sự tham gia của các nhân tài và cũng là các tài phiệt của thế giới, một hội nghị đã tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế Hoa Kỳ và cả nền kinh tế thế giới về sau này. Sau hội nghị đó một tổ chức kinh tế đã ra đời, đó chính là FED – Cục dự trữ liên bang Mỹ FED. Nếu bạn tò mò muốn tình hiểu lịch sử tài chính thế giới hiện đại, mối liên hệ giữa tiền bạc với các âm mưu, các cuộc chiến tranh thế giới thì hãy đọc Chiến tranh tiền tệ, một cuốn sách cực kỳ hấp dẫn mà khi đã cầm nó trên tay rồi thì sẽ rất khó để bạn buông nó xuống.

Thay vì giới thiệu về cuốn sách thì tôi sẽ trích nguyên văn lời mở đầu cực kỳ hấp dẫn của nó:

Ngay từ nhỏ, chúng ta đã có khái niệm về tiền bạc. Chúng ta hân hoan chờ đón những đồng tiền mừng tuổi mới keng khi năm hết Tết đến. Lớn lên, bước vào con đường mưu sinh, chúng ta mong muốn kiếm được nhiều tiền vì khái niệm tiền bạc nhiều khi gắn liền với sự thành công trong cuộc sống.
 
Tuy nhiên, rất ít người trong chúng ta hiểu được cội nguồn tiền bạc cũng như sự sinh tồn và phát triển của đồng tiền, vì sao những tờ giấy có in hình những con số lại có giá trị đến thế, nhưng cũng với tờ giấy đó, chúng ta gần như không mua được món hàng có giá trị trong giai đoạn khủng hoảng tiền tệ siêu cấp. Phần lớn chúng ta thường nghĩ rằng, sự hiện diện của đồng tiền trong cuộc sống là một lẽ đương nhiên như không khí hay nước vậy.
 
Cho đến khi đọc cuốn sách “Chiến tranh tiền tệ”, chúng ta mới chợt giật mình nhận ra một điều kinh khủng rằng, đằng sau những tờ giấy bạc chúng ta chi tiêu hàng ngày là cả một thế lực ngầm đáng sợ – một thế lực bí ẩn với quyền lực siêu nhiên có thể điều khiển cả thế giới rộng lớn này. “Chiến tranh tiền tệ” đề cập đến một cuộc chiến khốc liệt, không khoan nhượng và dai dẳng giữa một nhóm nhỏ các ông trùm tài chính – đứng đầu là gia tộc Rothschild – với các thể chế tài chính kinh tế của nhiều quốc gia. Đó là một cuộc chiến mà đồng tiền là súng đạn và mức sát thương thật là ghê gớm.
 
Nhóm tài phiệt ngân hàng này đã tạo ra một cơ chế kiểm soát nguồn cung ứng tiền tệ xuyên quốc gia, thực hiện các chính sách bơm tiền vào các nền kinh tế đang tăng trưởng để rồi chích nổ quả bong bóng kinh tế để thu lợi. Nguồn tài sản họ thu được có thể là dầu khí, bất động sản, nền công nghiệp quốc phòng, đất nông nghiệp… Tất cả có thể được quy đổi thành vàng hay tiền mặt tuỳ theo vận trù của họ. Kết quả là sau mỗi lần “xén lông cừu” các nhà tài phiệt này lại giàu có hơn, uy lực càng ngày càng được củng cố hơn trên thị trường tài chính quốc tế.
 
“Chiến tranh tiền tệ” giúp chúng ta hiểu nhiều điều, rằng Bill Gates chưa phải là người giàu nhất hành tinh, rằng tỉ lệ tử vong của các tổng thống Mỹ lại cao hơn tỉ lệ tử trận của binh lính Mỹ trong chiến dịch Normandie, vì sao phố Wall lại mạo hiểm đổ hết vốn liếng của mình cho việc “đầu tư” vào Hitler.
 
Việt Nam vừa mới hội nhập vào nền kinh tế thế giới và mặc dù đồng tiền chưa được chuyển đổi tự do nguồn vốn đầu tư quốc tế còn hạn chế nhưng tình trạng lạm phát kinh tế hiện tượng bong bóng trên thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản dang xuất hiện và đang tạo ra tình trạng bất ổn trong đời sống xã hội. Theo ước tính, trong vòng mấy tháng cuối năm 2006 và đầu năm 2007 đã có tới 10 tỉ đô-la Mỹ được róc vào thị trường chửng khoán, kéo theo hơn 350 nghìn tỉ dộng của các nhà dầu tư trong nước nhập cuộc. Khi hai thị trường chứng khoán và bất động sản được bơm vốn quá lớn tạo ra hiện tượng bong bóng và gây lạm phát cao, Chính phủ buộc phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Và dây cũng là lúc các tổ chức tài chính nước ngoài thu hồi vốn dầu tư khiến thị trường chứng khoán mau chóng suy sụp và thị trường bất động sản đi vào giai đoạn đóng băng nặng nề nhất.
 
Chỉ tính trong vòng 40 ngày cuối quý 1/2008, thị trường chứng khoán mất tới 347 điểm, tương đương 100 nghìn tỉ đồng, nghĩa là bình quân mỗi ngày có 1.000 tỉ đồng bay hơi. Nếu tính theo mốc giá ngày 12-3-2007 thì nhiều công ty đã rớt giá 70-80%, gây ra khoản thua lỗ hơn 300 nghìn tỉ đồng. quả thật đây là một thảm hoạ đối với các nhà đầu tư. Hiện tượng này mới xảy ra lần đầu tại Việt Nam, tuy nhiên, rất ít người biết được rằng, kịch bản này đã được dàn dựng thành công tại nhiều nước trên thế giới.
 
Bên cạnh việc phơi bày những âm mưu của các nhà tài phiệt thế giới trong việc tạo ra những cơn “hạn hán hay bão lũ” về tiền tệ để thu lợi, cuốn sách cũng đề cập đến sự phát triển của các định chế tài chính thế giới những cơ cấu được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển vũ bão của nền kinh tế toàn cầu, hoạt động sản xuất kinh doanh hiện đại và hoạt động dịch chuyển dòng vốn xuyên quốc gia là hai bộ phận cấu thành nền kinh tế toàn cầu mà bất cứ quốc gia nào nếu tách riêng ra cũng khó lòng phát triển. Như vậy vấn đề không phải là việc cắt dứt mối quan hệ với dòng vốn quốc tế vốn được điều khiển bởi các tập đoàn tài chính khổng lồ mà là làm thế nào để sử dụng nguồn vốn ngoại lực một cách có hiệu quả trong sự phối hợp với các nguồn lực nội tại nhằm tạo ra sự phồn vinh cho nền kinh tế nước nhà.
 
Gấp cuốn sách lại, có thể bạn đọc sẽ có nhiều tâm trạng khác nhau. Đối với một số người đó có thể là sự sợ hãi thế lực tài chính quốc tế và cảm giác bất an về sự chi phối của thế lực này. Với số khác thì đó có thể là một cảm giác thú vị khi khám phá ra sự thật trần trụi dể từ đó có cách nhìn nhận khác nhằm xây dựng cho mình những kế hoạch dầu tư một cách hiệu quả nhất.
 
Và cho dù bạn có lo sợ hay cảm thấy tò mò, thú vị thì “Chiến tranh tiền tệ” cũng là một cuốn sách đáng đọc. Tiếp tục đọc

We Were Soldiers (2002)

Mặc dù đầy gần như hoàn toàn là một bộ phim Mỹ nhưng tôi sẽ vấn đánh dấu nó trong mục phim Việt vì trong phim có sự tham gia của các diễn viên Việt Nam và nó kể về cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Mỹ. Were Were Soldiers là cách vớt vát sự tự hào ít ỏi còn sót lại của người Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Tôi không cho rằng người Mỹ không có quyền có một chút tự hào về họ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam cho dù kết cục họ là những người thất bại, bất cứ ai cũng có quyền được tự hào về sự dũng cảm của mình, về tình đồng đội và cả những hy sinh của họ. Nhưng sự tự hào không có nghĩa là họ có thể kể lại lịch sử bằng cái nhìn lấp liếm phiến diện về lịch sử, nâng cao bản thân bằng cách đánh giá thấp đối thủ là cách làm tồi tệ nhất. Khi xem bộ phim này tôi có cảm tưởng rằng đạo diễn là một kẻ ngây ngô, diễn tả cuộc chiến theo cách nhìn của một đứa trẻ chưa trưởng thành khi có quá nhiều tình tiết phi lý trong trận đánh giữa lính Mỹ và lính Việt Nam: Ông đại tá Mỹ đi lại đàng hoàng giữa làn mưa bom bão đạn mà không hề hấn gì, và tầm bắn của AK (vũ khí chủ yếu của lính Việt Nam) là hơn 200 m nhưng không hiểu sao họ lại ngây ngô đến nỗi không bắn từ xa mà cứ chạy tới cho lính Mỹ nã đạn vào – có lẽ đó là sự hoang tưởng thái quá của đạo diễn mong muốn tìm ra cái gì đó để người Mỹ có thể tự hào về cuộc chiến của họ ở Việt Nam.

Trong bộ phim này có sự tham gia của diễn viên nổi tiếng Đơn Dương, anh vào vai một đại tá của bên Việt Nam. Khi tham gia phim We Were Soldiers anh nghĩ rằng mình sẽ được đánh giá cao khi vào vai này nhưng kết quả lại quá khắc nghiệt, chính bộ phim này đã tạo nên bi kịch của cuộc đời Đơn Dương. Sau bộ phim này anh đã không thể tiếp tục cuộc sống ở Việt Nam và phải sang đinh cư ở Mỹ. Thực sự tôi cũng nghĩ rằng Đơn dương đã sai lầm khi tham gia bộ phim này, nhưng nhìn đi cũng phải nhìn lại khi cộng đồng đã quá độc ác và khắc nghiệt khi đã không bao dung với chính đồng bào của mình – không chỉ Đơn Dương sai lầm mà rất nhiều người chỉ trích và phản đối gay gắt anh cũng đã sai lầm, họ cho rằng lính Mỹ độc ác nhưng có lẽ họ còn độc ác hơn cả lính Mỹ bởi lính Mỹ họ giết người Việt Nam, còn họ, người Việt Nam lại chặn chính con đường sống của đồng bào mình. Tiếp tục đọc

Blood Diamond (2006)

Một bộ phim với sự tham gia diễn xuất của tài tử điện ảnh Leonardo DiCaprio. Bộ phim này từ khi download xong đến khi tôi chính thức xem nó là tới 6 tháng bởi một lẽ tôi không có hứng thú nhiều lắm đối với phim hành động do Leonardo đóng, nhưng sau khi xem xong tôi mới thấy thật hối tiếc khi không xem nó sớm hơn.

Trong phim Leonardo hóa thân vào nhân vật Danny Archer, một cựu binh chuyên đi săn lùng kim cương tại Sierra Léon, một quốc gia giàu tài nguyên nhưng nghèo nàn và đầy bạo lực. Nguồn tài nguyên quý giá nhất tại đất nước này chính là kim cương, thứ mà các tập đoàn tại các cường quốc phương tây vô cùng thèm muốn, kim cương được xuất lậu qua biên giới và gần như toàn bộ số tiền đó chảy vào túi của quân phiến loạn.  Tiếp tục đọc

The Social Network (2010)

Bài viết này để ăn mừng dịp fan page Heo Mê Phim được những 3 người like chỉ sau 1 tuần xuất hiện. Hố hố hố. Hy vọng sau này sẽ có thêm nhiều lượt nữa. Bộ phim tôi giới thiệu lần này chính là The Social Network – một bộ phim kể về quá trình hình thành và phát triển của mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook. Nếu như ở Việt Nam, một bộ phim như thế này rất dễ trở thành một bộ phim nhạt nhẽo thì ở Hollywood lại khác. Những sự kiện giật gân hoặc câu chuyện lịch sử là nguồn cảm hứng vô tận cho những đạo diễn tại kinh đô điện ảnh của thế giới, ai biết được chỉ trong năm sau thôi sẽ có một bộ phim hấp dẫn về tội đồ nước Mỹ Edward Snowden thì sao! 🙂

Đây là một bộ phim rất hay vì nó khiến người xem trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Những giây phút ban đầu dễ khiến bạn lầm tưởng rằng đây là một bộ phim nhảm shit, một đôi trai gái trong quán bar cãi nhau, nội dung thì chẳng đâu vào đâu, và nam nhân vật chính nói quá nhanh khiến bạn không thể hiểu toàn bộ những gì cậu ta nói. Nhưng đừng thất vọng vội vì chỉ vài phút sau cậu thanh niên này sẽ khiến bạn vô cùng phấn khích khi làm sập hệ thống mạng của Harvard – cậu thanh niên đó chính là Mark zuckerberg. Nhưng khi đến đoạn cuối khán giả sẽ phải buồn thay cho anh, Facebook đã biến Mark trở thành tỷ phú trẻ tuổi nhất, được nhiều người hâm mộ, nhưng ít ai biết rằng chính nó đã khiến anh mất đi tình bạn và niềm tin của mọi người.
Tiếp tục đọc

300 (2006)

300Chắc hầu hết mọi người đã từng thấy hình ảnh này ở một diễn đàn nào đó! Nó được cắt ra từ phim 300 sản xuất năm 2006, bộ phim dựa trên một trận chiến có thật giữa 300 chiến binh Sparta với 1 triệu lính Ba tư. Không đi theo lối mòn của các bộ phim về chiến tranh khác, đạo diễn đã không hoàn toàn trung thành với lịch sử, ông thêm thắt những chi tiết, thay đổi trang phục nhân vật khiến bộ phim thêm phần hấp dẫn nhưng cũng chính điều đó tạo nên những ý kiến trái chiều xung quanh bộ phim.

300 sẽ là bộ phim làm mãn nhãn khán giả với những hiệu ứng đặc biệt, cảnh quay đẹp về trận chiến khốc liệt cách đây gần 2500 năm. Có một từ ngắn gọn nhưng đầy đủ để miêu tả cảm xúc của tôi khi xem bộ phim này: ĐÃ

Tiếp tục đọc

Dòng máu anh hùng (2007)

Chất lượng phim của Việt Nam ngày càng được cải thiện, đặc biệt là các sản phẩm của các hãng phim tư nhân. Vào khoảng đầu những năm 2000, Việt Nam có rất nhiều các tác phẩm hay, mở đầu của dòng phim thị trường nhưng không hề xa rời các giá trị nghệ thuật, một số tác phẩm tiêu biểu như chuyện của Pao, mùa len trâu, sống trong sợ hãi, dòng máu anh hùng,…

Trong tất cả các tác phẩm ở trên, Dòng máu anh hùng là tác phẩm gây ấn tượng nhiều nhất cho tôi, mặc dù giá trị nghệ thuật mà nó truyền tải không nhiều và bộ phim còn mắc phải rất nhiều lỗi nhưng nó chính là con sóng đầu và cũng là hình mẫu cho các bộ phim võ thuật sau này của Việt Nam. Đến cả mẹ của tôi cũng phải mê tít khi xem Dòng máu anh hùng, bà cực mê những pha võ thuật đẹp mắt của Johnny Trí Nguyễn. Tiếp tục đọc

Gone With The Wind (1939)

Có hai thể loại phim mà tôi khá kiệm lời khi giới thiệu về nó, một là thể loại phim giải trí đơn thuần nên không có nhiều thứ để giới thiệu và loại còn lại là những tác phẩm điện ảnh kinh điển của thế giới. Đối với loại phim thứ 2 này tôi cảm thấy bối rối trong việc dùng từ ngữ nào để có thể thể hiện hầu hết những khía cạnh có trong bộ phim. Có lẽ đối với những tác phẩm điện ảnh kinh điển thì từ ngữ để miêu tả chúng trở nên vô dụng; và cũng vì một phần là tôi cảm thấy thiếu tự tin khi nói về những tác phẩm này. Trong nó chứa đựng quá nhiêu ý nghĩa và triết lý trong cuộc sống mà chỉ với một lần xem thì không thể cảm nhận hết được, và đương nhiên chỉ trong một Topic ngắn ngủi thì cũng không thể diễn tả hết được.

Tiếp tục đọc

Casablanca (1942)

Có những bộ phim sau khi xem xong tôi sẽ xóa nó, có những bộ phim tôi sẽ mãi lưu trong máy tính của mình – Casablanca là một trong những bộ phim đó. Thời gian không bao giờ làm nhạt nhòa giá trị của những tác phẩm kinh điển. Có vẻ như những bộ phim kinh điển này có những điều mà những bộ phim ngày nay không làm được, những bộ phim ngày nay có vẻ như bị sự áp đảo của kỹ xảo, công nghệ làm lu mờ sự diễn xuất của diễn viên – bây giờ người ta thích nói đến từ “Bom tấn” hơn so với từ “kinh điển” thì phải.

Sự trau chuốt trong từng chi tiết của bộ phim, trong từng câu nói, từng diễn xuất khiến người xem không bao giờ quên được nó. Casablanca đưa người xem vào câu chuyện tình trái ngang nhưng không kém phần lãng mạn giữa ba con người: Rick Blaine ông chủ một quầy rượu, Victor Laszlo một chiến sĩ cách mạng và  Ilsa Lund một cô gái xinh đẹp bị kẹt giữa tình yêu với Rick và trách nhiệm với Victor

Tiếp tục đọc

The Help (2011)

Bộ phim lấy bối cảnh nước Mỹ trong những năm 1960 khi việc phân biệt chủng tộc vẫn còn ở nhiều nơi trên nước Mỹ. Nó ăn sâu vào tiềm thức của con người, luôn có sự phân biệt đối xử giữa hai cộng đồng người da trắng và da màu – thậm chí điều này còn được quy định trong pháp luật của một số bang; người da màu luôn bị coi là tâng lớp thấp, họ làm việc với đồng lương rẻ mạt, thậm chí không được dùng chung nhà vệ sinh với người da trắng.

Cô nhà báo mới tốt nghiệp Skeeter Phelan (do Emma Stone thủ vai) muốn tìm hiểu về cuộc sống, những câu chuyện của người da đen nhưng gặp rất nhiều khó khăn, từ bạn bè, người thân trong gia đình, thậm chí là từ những người da màu nhút nhát. Nhưng nhờ sự kiên trì, nhẫn nại và cô đã thành công và xuất bản được cuốn sách mang tựa “The help”, cuốn sách đã trở thành một hiện tượng, thay đổi sự phân biệt đối xử của người da trắng và sự tự ti của những người da màu.

Tiếp tục đọc

The Good, the Bad and the Ugly (1966)

The Good, the Bad and the Ugly (người tốt kẻ xấu và tên vô lại) là bộ phim đầu tiên của Clint Eastwood mà tôi xem, từ đó tôi đã hâm mộ diễn viên này và tìm những tác phầm của ông để xem.

Bộ phim lấy bối cảnh trong cuộc nội chiến Mỹ, ba nhân vật chính Tuco, Blondie và Angel Eyes (đại diện cho tên vô lại, người tốt và kẻ xấu) cùng đi tìm một kho vàng của chính phủ được chính phủ chôn giấu trong một nghĩa trang. Nhưng không ai trong số họ biết được chính xác vị trí của kho vàng, mỗi người chỉ nắm giữ một phần bí mật và để tìm được nó thì Người tốt, Kẻ xấu và Tên vô lại phải hợp tác với nhau

Tiếp tục đọc

Cold Mountains (2003)

Tôi viết Topic này ngay sau khi luyện hết hai tiếng rưỡi của bộ phim này, cảm xúc trong tôi vẫn còn lâng lâng với câu chuyện tình giữa Inman và Ada Monroe. Lấy bối cảnh trong cuộc nội chiến Mỹ (1861–1865), bộ phim đã miêu tả được nỗi thống khổ của con người trong chiến tranh, dù là bên thắng hay bên bại trận tất cả mọi người đều phải nhận lấy sự đau khổ. Chính cuộc chiến đó đã chia ly  Inman và Ada Monroe khi mà tình yêu giữa hai người chỉ mới chớm nở, cả hai đã phải vượt qua rất nhiều thử thách để có thể đợi chờ…. Tiếp tục đọc

Gladiator (2000)

Các bạn đã từng xem nhiều bộ phim hoành tráng như loạt phim The lord of the rings, Troy với những hiệu ứng kỹ xảo tuyệt vời, hôm nay tôi sẽ giới thiệu với các bạn một bộ phim khác cũng hoành tráng không kém, tuy nhiên nó không được dàn dựng bởi những kỹ xảo vi tính mà bằng sự tham gia thực tế của hàng trăm người tình nguyện – đó là Gladiator. Tiếp tục đọc

The Pianist (2002)

Có rất nhiều bộ phim về chiến tranh lọt vào top những bộ phim hay nhất của IMDB, có lẽ vì lịch sử phát triển của con người luôn gắn liền với chiến tranh. Chiến tranh luôn là một lĩnh vực rộng lớn để các đạo diễn khai thác bởi vì không lúc nào mà con người bị đày đọa nhiều như trong chiến tranh, lúc đó bản chất của con người bộc lộ rõ nhất, ai là người tốt, ai là người xấu, ai là kẻ mạnh mẽ và ai là kẻ yếu đuối.

The Pianist là một bộ phim lột tả một cách chân thực nhất sự khốc liệt của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II. Nếu bạn đã từng nghe về tội ác của Phát xít Đức qua đài báo và những cuốn sách lịch sử khi học phổ thông thì đây là một cơ hội để bạn cảm nhận về nó một cách chân thực nhất. Không chỉ lột tả một cách chận thực cuộc chiến tàn khốc, nó còn thể hiện  khát vọng sống của con người, tình yêu thương đồng loại và mong ước hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Đây là một tuyệt tác trong những bộ phim nói về chiến tranh, tôi tin là bạn sẽ không hối tiếc khi xem nó

Tiếp tục đọc