The Fountain (2006)

Mọi sinh vật trên trái đất này đều có bản năng sống, đến cả con kiến nhỏ bé thì ham muốn sống của nó cũng không thua kém bất cứ loài vật nào. Bạn thử chạm tay vào một con kiến xem, nó sẽ tìm cách chạy toán loạn để thoát thân, nhưng cũng có lúc nó điên cuồng tấn công bạn mà chẳng cần để tâm bạn to lớn chừng nào, rằng nó đang đâm đầu vào chỗ chết. Chính những lúc đó, bản năng sống của nó lên cao nhất, có thể chỉ là bản năng nhưng nó vẫn rất tuyệt vời, tấn công để tìm một lối thoát nhỏ nhoi, tấn công không vì mạng sống của bản thân mà vì mạng sống của cả bầy, của thế hệ sau này.

Nhiều khi tôi nghĩ rồi thân thể này sẽ đi về đâu, cát bụi rồi cũng sẽ trở thành cát bụi như trong một bài hát của Trịnh Công Sơn đã nói. Ai sống tới trăm năm thì cũng sẽ đi về một cõi như bao người. Rồi tôi nhớ đến những con người của thế hệ trước, họ đã đi về cát bụi, trở về nơi mà trước đây họ đã từng thuộc về, một vòng luẩn quẩn không lối thoát, tôi cũng sẽ chẳng thể thoát khỏi quy luật đó. Buồn thay.

Nhưng rồi tôi nghĩ rằng mình nên cảm thấy hạnh phúc khi sợ chết vì đó là đặc ân của người đang sống. Cái suối nguồn cuộc sống vẫn chảy trong tôi, con người của thế kỉ 21 vẫn đang giữ trong mình cái gì đó của những thế hệ di trước, cách sống, nguồn tri thức, bộ gen,… Suối nguồn cuộc sống đã chảy, đang chảy và sẽ chảy đến các thế hệ tiếp theo. Chảy từ sinh vật này sang sinh vật khác, nó bao quanh hết tất thảy sự sống, nó mang đến cát bụi và quấn đi cát bụi, cái chết bắt đầu cho sự sống.

The Lion King’s quotes

Mufasa: Everything you see exists together in a delicate balance. As king, you need to understand that balance and respect all the creatures, from the crawling ant to the leaping antelope.

Young Simba: But, Dad, don’t we eat the antelope?

Mufasa: Yes, Simba, but let me explain. When we die, our bodies become the grass, and the antelope eat the grass. And so we are all connected in the great Circle of Life.

Sự sống sao thật mong manh, có những lúc ta chạm lấy nó nhưng lại tuột mất chỉ trong khoảnh khắc. Mới hôm qua khuôn mặt thân thuộc ta yêu vẫn còn đây, vẫn còn ánh mắt nụ cười đó, nhưng đến hôm nay cơ thể ấy đã không còn hơi ấm.

the fountain 2006

Izzi: Remember Moses Morales?

Tom Creo: Who?

Izzi: The Mayan guide I told you about.

Tom Creo: From your trip.

Izzi: Yeah. The last night I was with him, he told me about his father, who had died. Well Moses wouldn’t believe it.

Tom Creo: Izzi…

Izzi: [embraces Tom] No, no. Listen, listen. He said that if they dug his father’s body up, it would be gone. They planted a seed over his grave. The seed became a tree. Moses said his father became a part of that tree. He grew into the wood, into the bloom. And when a sparrow ate the tree’s fruit, his father flew with the birds. He said… death was his father’s road to awe. That’s what he called it. The road to awe. Now, I’ve been trying to write the last chapter and I haven’t been able to get that out of my head!

Tom Creo: Why are you telling me this?

Izzi: I’m not afraid anymore, Tommy.

Những người đang sống vẫn viết tiếp câu chuyện còn dang dở để nhưng người đã chết mãi tồn tại…. Tiếp tục đọc

Brokeback Mountain (2005)

Để con khỉ trở thành con người thì cần có Tiến hóa (Evolution), còn để con người trở nên tiến bộ thì cần có Cách mạng (Revolution) :). Cách mạng không nhất thiết là phải đánh nhau nhưng đấu tranh thì chắc chắn phải có. Trước kia, để có cách mạng con người ta đấu tranh với nhau còn bây giờ để có cách mạng thì con người ta phải đấu tranh với cả chính mình nữa. Tại sao lại như vậy?

Tôi đã từng có một bài viết về nạn phân biệt chủng tộc ở nước Mỹ, cái làm cho con người ta ghét nhau là màu da, sự khác biệt dễ nhận biết. Cuộc cách mạng chống phân biệt chủng tộc của Mỹ bắt đầu từ cuộc nội chiến cách đây 130 năm mà đến giờ vẫn chưa kết thúc. Bởi nó là thứ ăn sâu vào tiềm thức của con người. Ban đầu chỉ là việc chính quyền không coi con người là một thứ tài sản nhưng đó là một điểm nút quan trọng cho bước nhảy vĩ đại khác, người da màu có quyền học tập, làm việc tự do, được tích lũy tài sãn, gây dựng một cộng đồng vững mạnh. Rồi dần dần quan điểm của một cộng đồng rộng lớn bao gồm cả người da trắng cũng thay đổi. Những cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc giờ đây không chỉ xuất hiện trong cộng đồng những người da màu mà còn từ những người da trắng, chúng ta có thể thấy những màu da đan xen với nhau, cùng tuần hành giơ cao những biểu ngữ. Người ta hiểu được sự tiến bộ của cả một cộng đồng lớn phải xuất phát từ những cộng đồng nhỏ hơn, hay nói một cách tổng quát là bất cứ ai ở bất cứ một cộng đồng nào cũng có quyền sống và quyền phát triển như nhau.

Điều đó lại càng thể hiện rõ hơn khi cách đây không lâu, tòa án tối cao Mỹ đã công nhận quyền hôn nhân đồng giới. Một trong những lập luận mà họ đưa ra là những làn sóng của số đông thường mang đến những điều tích cực. Tại sao lại là số đông khi tỷ lệ người đồng tính trong cộng đồng chỉ chiếm từ 2% đến 5%? Rất đơn giản, làn sóng ủng hộ còn đến từ một phần không nhỏ của cộng đồng không thuộc giới tính thứ 3. Cõ lẽ đây là thành công muộn màng về mặt pháp luật để đấu tranh cho một nhu cầu cơ bản của một con người nhưng nó cũng sẽ như một điểm nút của một cuộc cách mạng không chỉ diễn ra ở một quốc gia mà còn ở quy mô trên toàn thế giới, Facebook, Google, Microsoft, WordPress đều có những động thái tích cực để ủng hộ dự luật này.

Thành công này của cuộc cách mạng dành cho người đồng giới có thể được nhìn thấy trước nhưng nó chỉ được nhìn thấy trong khoảng vài chục năm gần đây trong con mắt những người tiến bộ và hơn cả trăm năm trong con mắt của những kẻ điên sống ở thế kỷ trước. Lịch sử đã dạy cho chúng ta nhiều điều, một trong số đó là chẳng có thể biết chuyện gì sẽ sảy ra. Nếu một ai đó sống ở đầu thế kỉ 20 bằng một cách nào đó du hành thời gian đến thời điểm hiện tại thì họ sẽ tin rằng mình đang ở thiên đường hoặc một vương quốc đầy phép thuật nào đó. Nhờ kinh nghiệm quý báu đó mà giờ đây nhiều người, trong đó có tôi có thể nghĩ theo một chiều hướng điên rồ nào đó về cuộc cách mạng của đa hôn.

Đa hôn là thuật ngữ được nhắc nhiều hơn trong thời gian gần đây sau chiến thắng to lớn của cộng đồng giới tính thứ 3 tại Mỹ. Vậy đa hôn là gì? Trước đây khi nhắc tới đa hôn người ta nghĩ tới đa thê hay đa phu (đương nhiên đa thê luôn phổ biến hơn), khi thuật ngữ đa hôn suất hiện nhiều trong thời gian này không phải là không có lý do. Theo nhiều người việc công nhận hôn nhân đồng giới cũng đã góp một phần không nhỏ vào việc mở rộng ý nghĩa cho thuật ngữ đa hôn, không còn bị giới hạn trong việc nhiều chồng hay nhiều vợ mà còn có cả nhiều vợ chồng. Điều này là rất dễ hiểu, người ta thường nói đến cộng đồng giới tính thứ 3 nhưng thực tế nó chứa nhiều giới tính khác nhau trong đó có cả lưỡng giới. Sau khi xem phim Brokeback Mountain thì tôi đã có một cuộc tìm hiểu về giới tính của con người và ngỡ ra rằng nó là một lĩnh vực cực kỳ rộng lớn đến nỗi đọc đến cái mới thì quên luôn cách cũ. Nhiều là vậy nhưng trong bài viết này tôi chỉ tập trung vào một thứ chung nhất của tất cả các giới đó là tình yêu.

Tình yêu tạo nên hôn nhân, một thứ của tự nhiên tạo nên một thuật ngữ trong pháp luật. Tự nhiên thì không có giới hạn còn pháp luật thì có. Trước đây từ rất rất lâu, khi tôn giáo được sinh ra cùng với sự phát triển của con người thì hôn nhân đã được định sẵn cho hai cá thể khác giới bởi họ tin rằng như thế là tuân theo tự nhiên – cái mà con người chưa bao giờ nắm bắt lẫn kiểm soát được nó. Tư tưởng đó được nhiều người chấp nhận và pháp luật hiển nhiên kế thừa nó. Nhưng giờ đây pháp luật đã dần thay đổi thoát ra khỏi hệ tư tưởng của tôn giáo để đi chiều một hệ tư tưởng đầy điên rồ của đám đông, của những ham muốn sơ khai nhất của con người. Tình yêu đôi lứa luôn đi kèm một ham muốn rất bản năng, tình dục. Mà tình dục thì lại có một chức năng vô cùng cao cả, duy trì sự tồn tại của giống nòi.

Nhưng giờ đây suy nghĩ của con người đã thoát ra khỏi lối đi của tự nhiên, một cặp vợ chồng bình thường, hoàn toàn có khả năng sinh con, quan hệ rất đều đăn nhưng họ lại không sinh con, đơn giản là vì họ không muốn có con. Tôi nghĩ rằng con người không thể nắm bắt được tự nhiên nhưng tự nhiên cũng chẳng thể kiểm soát nối con người. Thêm một điều nữa, tình yêu giữa những cặp đồng tính liệu có thể tạo nên một sự sống? Theo tự nhiên đó là một điều hoàn toàn không thể. Dù không có con, nhưng tình yêu giữa họ vẫn luôn tồn tại.

Tình yêu luôn phá vỡ những ranh giới chặt chẽ nhất, thậm chí còn có thể thách thức cả tử thần thì điều gì mà tình yêu không thể làm nổi?

Ở môt số nước, chế độ đa hôn vẫn tồn tại, thậm chí được pháp luật công nhận như ở các nước hồi giáo. Nhiều nước tư bản phương tây coi đó là sự vi phạm đến quyền bình đẳng của con người, mà cụ thể là bình đẳng nam nữ. Tôi tin điều đó là có cơ sở nhưng chỉ khi việc một người phụ nữ bị ép buộc lấy một người đang có vợ mà thôi. Ở thế giới này có rất nhiều chuyện điên rồ diễn ra, như ở trời Tây chẳng hạn, một bà chị mà sống chung với 2 anh chàng, họ vẫn hạnh phúc, thậm chí còn thoải mái chia sẻ câu chuyện của họ trên báo. Ở Ả Rập – một nước công nhận chế độ đa thê – thì có chuyện hài chẳng kém: cô dâu chỉ đồng ý cưới khi chú rể lấy 2 cô bạn thân cùng làm ở trường học. Ở đất nước Thái Lan gần gũi thì lại có chuyện 2 chị em sinh đôi vui vẻ, thậm chí thích thú khi lấy cùng một anh chồng, ai nấy đều vui chỉ có pháp luật là không công nhận (chứ không phải là cấm). Còn ở Việt Nam thì sao? Tôi từng nghe câu chuyện vợ cả lấy vợ hai cho chồng, câu chuyện từ thời cách mạng cơ, mà ông chồng là nhà văn hay viết lách vào ban đêm nên hai bà vợ ân cần ngồi hai bên cầm đèn soi cho ông viết.

Qua những câu chuyện ở trên thì việc đa hôn có phải là điều gây nên bất bình đẳng? Tôi tin sự bình đẳng là tùy theo quan niệm của mỗi người. không hề có chuẩn mực cho nó.

Vậy khi chế độ đa hôn được công nhận ở Mỹ thì sao? Có thể hơi điên rồ, nhưng điều đó hoàn toàn có thể sảy ra khi mà chủ nhân của bài viết này chết đã cả trăm năm rồi. Nhìn qua câu chuyện của Brokeback Mountain, đó là một bi kịch không phải tạo nên bởi tình yêu mà một phần bởi quan niệm của xã hội và một phần vì quan niệm của cá nhân.

Một người lưỡng tính có thể yêu cả đàn ông lẫn đàn bà, chuyện một chồng 2-3 bà vợ hoặc một vợ 2 ông chồng thì nhiều cộng đồng thấy bình thường nhưng chuyện một người đồng thời là chồng của người này và là vợ của người kia thì quá là điên rồ (nghe qua là vậy). Nhưng khi xét kĩ thì điều này có gì khác nhau khi tất cả đều cảm thấy hạnh phúc. Uhm.

Sẽ là một câu chuyền dài mà chắc chỉ có mấy thằng điên mới nghĩ ra được. Thôi kết thúc chuyên mục viễn tưởng ở đây để trở về với chuyện phim với vài dòng ngắn ngủi.

BBM

Brokeback Mountain không chỉ là một câu chuyện về “lạc giới”, nó còn là một bi kịch của sự phản bội. Ai cũng có quyền yêu và ai cũng có quyền nghi ngờ. Liệu một trái tim có bao nhiêu ngăn có thể chứa đủ loại tình yêu khác nhau?

Tôi yêu anh nồng nàn, tình yêu đó vẫn mãnh liệt nhưng nó còn xứng đáng khi anh từ trước đến giờ không có chút tình cảm cho tôi? Đối với nhiều người tình yêu không có đủ để chia sẻ, cũng không có đủ vị tha dành cho sự lừa dối.

Con người chỉ thực sự hạnh phúc khi sống với chính mình.

Và đôi khi cuộc sống này cần có bi kịch để nó đẹp hơn.

Cuộc sống của Ennis và Jack sẽ ra sao nếu tất cả mọi người coi tình dục đồng giới là chuyện bình thường.

Điều gì sẽ sảy ra khi Alma coi việc chồng mình ngoại tình với Jack chỉ giống với việc anh ta hẹn hò với một con đàn bà khác.

Người ta bàn tán nhiều hơn, nhớ về Brokeback Mountain nhiều hơn khi nó trượt giải Oscar năm 2006. Tiếp tục đọc

Changeling (2008)

Vừa nãy thì tôi ngồi nhậu với mẹ tôi, uống 2 lon Tiger, đúng ra mẹ tôi uống đúng 1 tách trà bia còn lại thì tôi uống hết, nướng thịt bò với cà rốt. Thịt bò một nửa được quấn lá lốt, một nửa được thái mỏng trộn với ít muối dầu ăn nướng lên và chấm với tương đen và tương ớt, cà rốt thái lát vừa phải để ở mép vỉ nướng để chín vừa lớp vỏ ngoài, ngọt giòn vừa đủ. Ăn kèm với cả củ đậu nữa – theo cách gọi của miền bắc, còn miền nam thì gọi là củ sắn. Lần sau sẽ nướng tiếp, sẽ thêm cà tím và đậu phụ chiên cắt khúc vừa phải để nướng kèm nữa. À, nướng trên cái bếp hồng ngoại mà tôi mới mua hồi tết vừa rồi, đúng ra là nướng trên bếp than hồng, cái khí nóng sẽ lan tỏa đều làm đồ nướng chín từ từ trông rất ngon lành nhưng thấy tốn công quá, thêm cả cái nóng bức và khói nữa nên thôi.

Và bây giờ thì tôi đang ngồi viết một bài về bộ phim Changeling sản xuất năm 2008, được đạo diễn bởi Clint Eastwood với sự tham gia của diễn viên Angelina Jolie dựa trên một câu chuyện có thật. Khoan nói về đạo diễn và nữ diễn viên tài năng, hãy nói về câu chuyện trong bộ phim, nó dựa trên một câu chuyện có thật. Một bộ phim hay thì rất đáng để xem nhưng với một bộ phim hay dựa trên một câu chuyện có thật thì càng đáng để xem hơn. Mặc dù tất cả các tác phẩm điện ảnh luôn có sự phóng tác, sáng tạo để lôi cuốn người xem nhưng về cơ bản nó vẫn phải dựa trên những giá trị cơ bản nhất, những giá trị có thật được tạo nên bởi những con người đáng ngưỡng mộ, hoặc đáng phải bị trừng trị. Khi xem những bộ phim này tôi càng thêm khâm phục, ngưỡng mộ những điều mà con người có thể tạo nên hoặc đúng hơn là ngưỡng mộ những con người tạo nên những giá trị đó. Mặc dù gần như tất cả những bộ phim theo kiểu như thế này thì tôi đều biết trước kết cục của nó nhưng tôi vẫn bị hấp dẫn, một phần vì những giá trị mà nó tạo nên và một phần là chính con đường mà con người ta tạo nên những giá trị đó. Tôi đặc biệt thích những dòng chữ cuối cùng của bộ phim, rằng con người này đã thay đổi xã hội như thế nào, cuộc sống đã tốt đẹp hơn, rất nhiều người được hưởng lợi từ việc làm của họ. Thật đáng trân trọng.

changeling

Changeling dựa trên một câu chuyện có thật về “Những vụ giết người tại trại gà Wineville” ở Los Angeles năm 1928, một câu chuyện đẫm máu và đầy đau thương. Gần 20 trẻ em bị giết bởi một kẻ điên loạn, sở cảnh sát bạo ngược đàn áp những người đau khổ, những hành động tàn độc đáng sợ và một người mẹ dũng cảm trên con đường đi tìm đứa con thất lạc của mình.

Trong bài viết này tôi muốn nói về câu chuyện của người mẹ dũng cảm hơn là những thứ tàn ác kia, và nó cũng là câu chuyện chính xuyên suốt cả bộ phim. Christine Collins là một bà mẹ đơn thân có một đứa con trai kháu khỉnh tên là Walter Collins. Bà là một người phụ nữ đầy trách nhiệm với cả gia đình và công việc, một mình nuôi nấng đứa con khôn lớn, nuôi dạy nó trở thành một người đàn ông dũng cảm. Nhưng cuộc đời thì luôn có những trắc trở, những đau khổ không hiểu tại sao nó lại sảy ra với những con người như Christine Collins. Một buổi chiều sau khi đi làm trở về bà phát hiện đứa con trai duy nhất của mình mất tích không để lại một dấu vết, đứa con là niềm sống mạnh mẽ nhất của bà, có lẽ tất cả mọi thứ bà đều dành cho đứa con này. Một người phụ nữ mạnh mẽ không cho phép điều đó sảy ra. Bà ra sức tìm kiếm bằng tất cả khả năng, tất cả. Và gần nửa năm sau, cảnh sát tuyên bố tìm thấy con trai của bà, trong nước mắt của niềm hân hoan tột cùng bà chạy đến bên con, nhưng không, đó không phải là con trai của bà, nó là một đứa bé khác, bà tin là vậy nhưng sở cảnh sát không tin là vậy. Một bà mẹ đơn độc tự nuôi dưỡng con trai mình và một sở cảnh sát quan liêu bạo ngược đầy quyền lực. Họ cho rằng bà bị tâm thần, phủ nhận mọi trách nhiệm của người mẹ, họ quyết định tống bà vào bệnh viện tâm thần. Chịu biết bao đau khổ nhưng bà đã không bỏ cuộc, những người bạn, những người có lương tâm đã đồng hành cùng bà chống lại những bạo ngược.

Nói một chút về diễn xuất của Angelina Jolie, thật sự là rất tuyệt vời. Với một câu chuyện mà ai cũng đã biết kết cục của nó thì diễn xuất chính là điều quan trọng để làm nên thành công của bộ phim. Angelina Jolie lột tả được vẻ đẹp đích thực của một người mẹ, đó chính là tình yêu dành cho đứa con của mình, cho dù nó ở bất cứ nơi đâu, còn sống hay đã chết thì tình yêu này sẽ vẫn mãi còn. Nó giống như ngọn lửa vĩnh cửu vậy, luôn nồng ấm trong những cử chỉ hằng ngày nhưng sẵn sàng cuồng bạo đốt cháy tất cả những gì cản trở hành trình đi tìm đứa con. Tiếp tục đọc

The Lives of Others (2006)

Không phải lúc nào xem một bộ phim hay xong thì tôi đều có thể cho ra lò một bài viết dành cho nó, phải đầy đủ những điều kiện thích hợp kiểu như “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” vậy. Chẳng hạn như càng về nửa đêm tôi viết càng khỏe, chắc tại lúc đó không gian yên tĩnh, cảm xúc dâng trào; cũng có phim vừa xem xong tôi đã có thể viết liền nhưng cũng có phim cứ để trong máy tính, xem đi xem lại mấy lần, chủ yếu là những đoạn mình thích, tự cười một mình rồi lại viết. Còn hôm nay, cảm xúc trong một ngày bão bùng, mưa sụt sùi từ sáng, đọc vài tin trên Vnexpress về việc Nga bị phương Tây cô lập, thủ tướng Đức Angela Merkel dành mấy tiếng lúc nửa đêm để đối thoại với Putin, nghĩ về chiến tranh lạnh rồi nhớ về việc người Đức tưởng niệm sự kiện sụp đỏ bức tường Berlin cách đây mấy ngày, rồi luẩn quẩn thể nào nhớ về bộ phim The Lives of Others.

Tôi sẽ không kể lể về nội dung chính của bộ phim bằng cách tường thuật lại nó bởi điều đó cũng chỉ bằng thừa, vì nếu thích thì bạn sẽ xem nó và tự tìm hiểu nó hay hơn nhiều so với việc đọc những lời kể thô kệch của tôi. Thay vào đó là những cảm nhận của riêng tôi về bộ phim này. The Lives of Others lấy bối cảnh tại miền đông nước Đức năm 1984, 5 năm trước khi bức tường Berlin sụp đổ. Tại sao lại lấy bối cảnh này? Sự kiện bức tường Berlin sụp đổ giống như một điểm nút, một vách ngăn giữa hai thời kì, chỉ cần bước tới hay bước lùi một bước thôi người ta cũng cảm nhận được sự khác biệt rõ ràng của không gian, con người, xã hội. Trước và sau điểm nút này là những biến đổi đến chóng mặt, những sự xung đột đến đỉnh điểm, sự đấu tranh của những mặt đối lập, tất cả chúng tích tụ lại để đến một thời điểm sẽ bùng nổ. Chính trong những giai đoạn đó con người ta cũng thực sự thể hiện toàn bộ bản chất của mình, phẫn uất, đơn độc, tham lam, mạnh mẽ, yêu đuối, chiến thắng, thất bại và thay đổi bản chất.

Những dù sao cũng đừng đi quá sâu vào bối cảnh lịch sử này vì nó cũng chỉ là cái nền, cái khung để chứa đựng một nội dung sâu sắc hơn ở bên trong.

The Lives of Others

The Lives of Others – Cuộc sống của những con người ở phía bên kia, đó không phải là cuộc sống của những con người ở hai phía bức tường Berlin, không đơn thuần là sự chia cách về không gian mà nó chính là sự chia cách trong tư tưởng, suy nghĩ của những con người ở phia Đông của bức tường ô nhục.

Hauptmann Gerd Wiesler là một điệp viên tài ba, tận tâm và lạnh lùng của chính quyền đông Đức. Trung thành với chế độ và không khoan nhượng với tất cả những ai bị coi là “mối nguy”, Gerd Wiesler theo dõi, tìm kiếm chứng cứ, tra khảo, khủng bố tinh thần họ. Nhưng mọi thứ dần thay đổi khi điệp viên này được giao nhiệm vụ theo dõi nhà văn có tư tưởng tả khuynh Georg Dreyman, vốn cảm mến với vợ của nhà văn, cũng là một diễn viên tài ba Gerd Wiesler đã không thể tách bạch tình cảm ra khỏi công việc. Ông bắt đầu theo dõi kẻ thù bằng trái tim chứ không phải lý trí, ông bắt đầu thấu hiểu và từ một kẻ mẫn cán với chính quyền ông chuyển sang bao che và thậm chí thủ tiêu tang chứng cho Georg Dreyman.

Tôi không thích đi sâu vào chính trị và phân tích lịch sử để xem ai đúng ai sai, bộ phim này cũng vậy nó chỉ kể lại lịch sử nhưng với một góc nhìn nhân văn hơn mà theo nhiều người điều đó sẽ không bao giờ sảy ra. Không sao! Tôi vẫn thích nó vì nó gieo vào trong lòng người xem biết bao hy vọng. Kết cục của bộ phim làm nhiều người mãn nguyện cho dù Gerd Wiesler đã bị hủy hoại toàn bộ sự nghiệp nhưng đó là điều mà ông muốn để bao vệ cho điều mà ông cho là đúng đắn. Tiếp tục đọc

Children of Men (2006)

Những đứa trẻ là những tia nắng của thế giới, chúng là mục đích để thế giới này vận động, con người tốt đẹp hơn khi nhìn vào một đứa trẻ non nớt, sẵn sàng hy sinh để mang lại những lợi ích tốt nhất cho chúng – đó là bản năng tốt đẹp vốn có của con người. Nhưng một khi cái mục đích đó không còn thì sao? Không còn tương lai, không còn gì để mà hy sinh, thế giới tăm tối, con người ích kỷ và bắt đầu chém giết lẫn nhau.

Children of Men, bộ phim nằm trong máy tính của tôi cả năm trời mà chẳng được đoái hoài tới,suýt nữa thì rơi vào quên lãng nếu như tôi không rảnh rỗi lục lại list phim chưa xem. Thật là quá phí phạm nếu như tôi tiếp tục bỏ lỡ nó, đúng là thể loại mà tôi yêu thích, khơi dây những cảm xúc chôn giấu bấy lâu nay, thậm chí là giúp tôi cảm nhận được những thứ mới mẻ và cuối cùng để lại nụ cười mãn nguyện sau biết bao sóng gió, đau thương.

Đây là một bộ phim giả tưởng hấp dẫn đầy tính nhân văn: sự khao khát, tình yêu thương và cả đức hy sinh. Năm 2009 loài người rơi vào thảm kịch, một án tử dành cho nhân loại, bản án được thực hiện từ từ, vắt kiệt niềm tin, ý chí của tất cả mọi người: Suốt 18 năm không một đứa trẻ nào được sinh ra, 18 năm của hỗn loạn, ngày tận thế đã được định sẵn.

Children of men

Nhưng rồi một ngày, niềm hy vọng le lói xuất hiện, người ta tìm thấy một phụ nữ mang thai, phép màu đã sảy ra, phép màu mang lại niềm hy vọng cho cả thế giới. Đứa trẻ mà ai ai cũng khao khát sắp ra đời, họ muốn chiếm lấy nó, bảo vệ nó bằng cả sinh mạng của mình. Khi xem bộ phim này những giọt nước mắt của tôi chỉ muốn chực trào vì những con người vĩ đại: Theo, chàng trai có vẻ ngoài mạnh mẽ nhưng trái tim bên trong đang dần hóa đá, anh đã cùng Kee vượt qua bao nhiêu khó khăn gian khổ, đứng trước hòn tên mũi đạn để che chở cho cô và đứa bé, Jasper, ông già có cuộc sống bất hạnh nhưng trong ông luôn có niềm tin vào tương lai tươi sáng; bà già đồng bóng Miriam hậu đậu nhưng tốt tính, và biết bao con người không tên khác đã hy sinh thân mình để bảo vệ cho đứa trẻ, bảo vệ cho niềm tin vào tương lai tươi sáng.

Chỉ cần một tia nắng nhỏ nhoi nhưng đủ rực rỡ để chiếu sáng kỷ nguyên đen tối. Tiếp tục đọc

5 Centimeters Per Second (2007)

Tôi muốn chạm tay vào quá khứ thêm một lần nữa, One more time, one more chance – thêm một lần nữa thôi, thêm một cơ hội cuối thôi. Nó da diết quá, tinh tế quá, cảm xúc của buổi đầu biết yêu, trong sáng lắm và cũng mãnh liệt lắm, muốn níu kéo mọi thứ, chăm sóc cho những điều đáng giá nhưng trò đùa của số phận lại khiến ta xa rời nhau.

Tôi đã yêu và muốn được yêu thương, người đó ở đây, ngay tại đây, cùng trò chuyện, cùng tâm sự nhưng sao vẫn quá xa vời. Ánh mắt đó hướng về một nơi xa xôi hơn tôi rất nhiều. Chính tình yêu làm tôi đau khổ những cũng chính nó khiến tôi thay đổi mạnh mẽ hơn, tìm ra lối đi cho cuộc đời mình. Nhưng cho dù vậy, tôi có thay đổi bao nhiêu thì mỗi khi nghĩ về nó lòng tôi cứ xiết lại, tình yêu không bao giờ có lỗi, trái tim có lý lẽ của riêng nó, không bao giờ nghe theo lý trí và đôi khi nó tự làm mình đau. Chỉ có một phương thuốc duy nhất nhưng không hoàn hảo, đó chính là thời gian, nó làm ta nguôi ngoai, phai mờ những ký ức, nhưng đôi khi những khoảnh khắc quen thuộc hiện về lại khiến con tim xao xuyến khôn nguôi.

“Dù có bao nhiêu tin nhắn đi nữa thì trái tim cũng không thể gần thêm 1 cm nào”.

Rồi bỗng một ngày khi trái tim dần chai sạn, cuộc sống đủ lâu để cho ta thấy quá khứ không có gì để nuối tiếc và ta mỉm cười bước đi.

5 Centimeters Per Second không có gì quá đặc sắc, nó khai thác đề tài muôn thủa là tình yêu và sự xa cách. Cuộc đời của Takaki Toono như dòng nước lững lờ trôi, và người xem thả mình theo nó, không phải là để trải nghiệm mà là sống lại những khoảnh khắc đã từng có trong cuộc đời bất kỳ ai. Giống như bao bộ phim khác của Makoto Shinkai, hình ảnh của bộ phim được chăm chút quá ky lưỡng, đôi khi khiến người xem như bị ảo mộng còn âm thanh thì thực sự khó mà chê được. Bộ phim này nhận được khá nhiều đánh giá trái chiều nhau, hai đứa em của tôi và mấy đứa bạn của nó thì nói là xem xong chẳng hiểu bộ phim nói về cái gì cả, 1 tiếng đồng hồ trôi qua nhạt nhẽo. Với tôi thì khác, cho dù không được coi là một tuyệt phẩm nhưng bộ phim này có một sức hút khó tả đối với tôi, đã bao lần tôi xem đi xem lại, chắc tại vì nó buồn! Tiếp tục đọc

The Bourne Identity, The Bourne Supremacy và The Bourne Ultimatum

Một trilogy mà mỗi tập phim có điểm IMDB trung bình là 8.0, được chuyển thể từ loạt tiểu thuyết cùng tên, có một kịch bản hay, sự đan xen hợp lý giữa những pha đấu trí nghẹt thở với những cảnh hành động, rượt đuổi đẹp mắt. Đó chính là lý do khiến người xem càng ngày càng bị cuốn vào cuộc hành trình đi tìm sự thật của sát thủ mất trí Jason Bourne. Đây chính là món ăn mà những Fan film hành động, trinh thám không thể bỏ qua.

Khi xem ba bộ phim này tôi bổng liên tưởng đến trilogy Before Sunrise, Before Sunset và Before Midnight và loạt phim James Bond do Daniel Craig thủ vai:

  • Mặc dù là hai thể loại phim khác nhau nhưng cả trilogy Before Sunrise, Before Sunset và Before Midnight và The Bourne series đều khiến khán giả thỏa mãn ở mỗi tập phim, nếu bạn đã xem phần 1 thì chắc chắn bạn sẽ không thể đợi chờ mà phải xem phần 2 và phần 3 của nó.
  • Giống như James Bond series do Daniel Craig thủ vai, The Bourne series cũng là loạt phim hành động, trinh thám nhưng cách chinh phục khán giả của hai loạt phim này lại khác nhau. James Bond thường đóng vai kẻ săn lùng còn Bourne lại là kẻ bị săn lùng. Người xem thích James Bond ở cái mạnh mẽ dí dỏm còn Bourne thì là sự thông minh, nhanh trí và rất con người. Mặc dù đều là những kẻ đơn độc nhưng James Bond có phần may mắn hơn khi có được sự hỗ trợ từ MI6 hùng mạnh, còn Bourne, thứ duy nhất mà anh ấy có thể dựa vào chính là khát vọng tìm lại chính mình.

Không dễ để viết về The Bourne series bởi với thể loại hành động – trinh thám thì chính những điều bí ẩn và những tình tiết bất ngờ là những thứ tạo nên sức hấp dẫn của bộ phim, vì vậy tôi không thể tiết lộ nhiều nội dung với các bạn về loạt phim này, nhưng tôi dám chắc rằng nó sẽ lôi cuốn bạn đến cả những tình tiết cuối cùng. Bạn sẽ cùng theo bước trong cuộc hành trình đi tìm sự thật của điệp viên, sát thủ mất trí này. Tất cả mọi thứ đều nằm sau những tấm màn bí ẩn, vén được bức màn này lên thì một bức màn khác lại xuất hiện, có những lúc tưởng chừng đã đến gần với sự thật nhưng bỗng chốc lại quá xa vời, những lúc tưởng chừng đã đến ngõ cụt nhưng bạn lại vỡ òa vì bất ngờ với cách xử lý tình huống dứt khoát và thông minh của Bourne.

Tiếp tục đọc

The Devil Wears Prada (2006)

“Yêu Nữ Thích Hàng Hiệu” hay “Quỷ Cái Vận Đồ Prada” là hai cái tên dịch sang tiếng Việt của bộ phim The Devil Wears Prada. Nghe cái tên thôi cũng đủ khiến chúng ta vừa cảm thấy hấp dẫn vừa cảm thấy hơi ơn ớn. Đây không phải là một bộ phim kinh dị và cũng có thể là phim kinh dị đối với một số người. Hỡi những ai chưa yêu, sắp yêu, đang yêu, chưa vợ hay đã có vợ, nhìn chung là tất cả đàn ông hãy xem bộ phim này để biết lòng dạ đàn bà nó thâm sâu khó lường như thế nào và cũng để biết rằng cần phải trân trọng phụ nữ – món quà vô giá mà thượng đế đã bạn tặng cho chúng ta.

Để trở thành một người thành đạt phụ nữ luôn phải trả giá đắt hơn đàn ông. Cái thiên chức làm mẹ làm vợ khiến họ không thể ngơi tay sau giờ làm việc, vẫn có hàng nghìn những công việc không tên vẫn đang đợi chờ những người mẹ, người vợ ở nhà. Đằng sau sự hào nhoáng của một người phụ nữ thành đạt nhiều khi là một gia đình bất hạnh. Ở The Devil Wears Prada các bạn sẽ thấy sự đối lập đó được đạo diễn David Frankel đẩy lên đỉnh điểm. Miranda Priestly là bà chúa thét ra lửa của tạp chí thời trang danh tiếng nhất New York. Một người phụ nữ quyền lực, tài năng, lạnh lùng cũng có những giây phút yếu đuối khi không giữ được hạnh phúc gia đình. Andy Sachs một cô sinh viên mới tốt nghiệp ngành báo chí, nhờ tài năng, sự tư tin và niềm đam mê đã trở thành trợ lý của chủ biên tập tạp chí thời trang nổi tiếng nhất New York – “một vị trí mà hàng triệu cô gái có thể giết người để giành lấy”.

Chính công việc đó đã thay đổi cuộc sống của Andy Sachs, từ một cô gái quê mùa, ăn mặc luộm thuộm đã trở thành một hotgilr đích thực luôn mặc trên mình những bộ cánh mới nhất từ những nhà thiết kế thời trang. Những ưu đãi không ngờ tới luôn đến với cô, những bộ trang phục, những chiếc ví da đắt tiền nhiều đến nỗi cô đưa bớt cho bạn bè.

Nhưng rồi một ngày cô bỗng nhân ra rằng những gì cô có được phải trá giá quá đắt, thời gian dành cho bạn bè, người thân, những người cô yêu thương không còn. Và con mắt của họ dành cho cô cũng khác đi, ngay cả người yêu vốn luôn là chỗ dựa vững chắc nhất cũng dần rời xa cô. Andy sực tỉnh ra và cô đã không lựa chọn con đường của người đàn bà thành đạt Miranda Priestly. Tiếp tục đọc

Sin City (2005)

Có 3 lý do khiến tôi viết bài về Sin City: Thứ nhất là vì tôi thích nó, thứ hai là chưa có nhiều bài viết về nó và cuối cùng là vì phần 2 của Sin City sẽ được khởi chiếu trong năm 2014 này.

Không phải ai cũng có đủ kiên nhẫn để xem bộ phim này: Thứ nhất là vì nó thời lượng của nó dài tới 2h20′, thứ hai là vì bộ phim được thể hiện dưới dạng nửa đen trắng nửa màu mè, màu sắc tương phản cực kỳ rõ nét tạo nên hiệu ứng rất độc, và cuối cùng là cách kể chuyện cực kỳ khó hiểu. Để xem được bộ phim này các bạn phải biết tự mình xâu chuỗi các sự kiện, nhân vật lại với nhau và hiểu được cách tạo hình nhân vật khá độc đáo của đạo diễn.

Bạn đã từng xem Grindhouse Machete 300 Pulp Fiction Reservoir DogsKill Bill bao giờ chưa? Bạn có thích chúng không? Nếu câu trả lời là có thì đừng bỏ qua Sin City. Bộ phim là sự kết hợp tài năng từ 3 quái nhân Frank MillerRobert Rodriguez và Quentin Tarantino. Cũng chính vì sự hay ho quái đản có được từ phong cách của 3 đạo diễn này mà Sin City được gắn mắc  18+ bởi có rất nhiều cảnh quay đẫm máu và sexy.

Tiếp tục đọc

Xem phim gì tết này!

Vậy là tôi đã ra trường được 3 tháng, cũng mới nhận việc. Nhìn chung là công việc cũng không có gì gọi là quá khó khăn, nhưng dù sao công việc vẫn luôn là công việc, muốn có cái gì đó để đổ vào mồm thì phải cố mà cày. Sẽ không còn như thời sinh viên nữa, một năm về nhà hai lần, thứ nhất là mấy tháng hè và thứ hai là tết.

Tết năm nay cũng khác tết xưa, năm trước vẫn còn nhận được lì xì (cho dù không được nhiều), năm nay thì thôi đừng có mong đợi nữa, còn phải lì xì cho tụi nhỏ nữa, thôi chắc trốn ở nhà quá. Mà tết nay cũng ngắn nữa, tối 28 lên xe đến sáng thì tới nơi; tối mùng 5 lại lên xe để về với Sài thành bụi băm bon chen: Ăn tết đúng 1 tuần.

Càng sống ở Sài Gòn mình càng nhớ Phố núi, nhớ cả những con đường uốn lượn khúc khủy, nhớ con người hiền hậu nơi đây và nhớ cả cái thời tiết đặc biệt vùng Tây Nguyên, thấy trời nắng là thế đấy mà đi ngoài đường không khoác một cái áo ngoài thì cũng phải run cả người.

Chỉ có một tuần thôi, phải tranh thủ, phải sắp xếp mọi thứ đâu ra đấy để không lãng phí thời gian vàng ngọc. Ban ngày thì cùng người thân chuẩn bị tết, thăm bà con hàng xóm và đặc biệt là không được say khướt. Buổi tối thì ôm hai thằng em, cùng xem phim.

Nhìn chung thì thời gian cũng không nhiều mà cũng chẳng ít, đủ để ta có thể xem những bộ phim thuộc đủ thể loại, từ giải trí đơn thuần đến những bộ phim nghệ thuật, phim hành động đến phim tình cảm và từ phim cổ đến những bộ phim bom tấn mới ra lò.

Hôm nay tôi sẽ giới thiệu với các bạn các bộ phim mới và review lại những bộ phim đã xuất hiện trên https://heomephim.wordpress.com. Tiếp tục đọc

Knocked Up (2007)

“Cái sub này đúng là một thử thách lòng kiên nhẫn vì độ dài vô đối của nó: Sau khi lược bớt cũng kha khá các line dạng “yeah”, “oh my god” hay “ok” thì vẫn còn đến khoảng 2.700 line. Khâm phục các diễn viên phim này vì khả năng nói nhiều, nói liên tục và “fucking shit” liên tục 😀

Tuy nhiên, đây cũng là một phim hay, với nội dung về tình yêu, trách nhiệm đối với bản thân, với gia đình, và nỗ lực của những con người để sửa đổi bản thân, khiến mình trở nên tốt đẹp hơn.”

Phần ở trên là đoạn bình luận của Mp3sony – một uploader nổi tiếng trên Subscene – dành cho Knocked Up. Ở thời điểm “hiện tại” thành viên này đã đã upload trên 600 sub, một con số rất kinh khủng.

Đúng như Mp3sony đã nói, đây là một bộ phim hài rất ý nghĩa, khi xem nó các bạn không chỉ có những giây phút thư giãn sảng khoái mà nó còn gửi đến bạn những bài học quý giá trong cuộc sống được truyền tải một cách nhẹ nhàng qua những tiếng cười. Nhờ bộ phim này mà tâm hồn mộng mơ của tôi về một cuộc sống thơ mộng sau này bị phai tàn. Thôi thì yêu làm gì, mắc công đòi lại quà mệt lắm :).

Alison Scott là một nữ phóng viên, cô có một công việc ổn định và có triển vọng thăng tiến. Một ngày, để ăn mừng công việc đang tiến triển thuận lợi, Alison cùng chị gái đi chơi tại một quán bar, tại đây cô gặp Ben – một anh chàng phất phơ, không nhà riêng, không công việc ổn định và không có tham vọng, anh là cơn ác mộng cho bất cứ phụ nữ nào. Nhưng Alison không hề biết chuyện đó và cũng không cần biết anh chàng Ben này là ai bởi cô chi coi anh ta là mối tình một đêm.

Tình một đêm không phải là chuyện to tát giữa hai người, Alison và Ben chia tay một cách nhẹ nhàng và sẽ không bao giờ gặp lại nhau trừ phi có một chuyện không mong muốn sảy ra: Alison dính bầu.

Phim giới hạn tuổi 18+

Tiếp tục đọc

The reader (2008)

Chỉ những giây phút đầu thôi bộ phim này sẽ khiến bạn phải nóng ran cả người với những cảnh quay táo bạo giữa hai nhân vật chính, táo bạo đến nỗi nam diễn viên chính đã không ngần ngại Nude 100% trước ống kính máy quay, đúng vậy MỘT TRĂM PHẦN TRĂM giống như các bạn nghĩ đó. Cái này chắc các bạn nữ xem là bổ mắt nhất thôi :).

Nhưng sự thành công của The reader không phải chỉ từ những cảnh quay táo bạo ấy mà nó còn đến từ giá trị nghệ thuật và những bài học cuộc sống chứa đựng trong nó. Đã có người dịch The reader với tựa Việt là “Tình đầu đau đớn không phai”, đúng như vậy, The reader là câu chuyện tình giữa Michael Berg – một câu thanh niên 15 tuổi với Hanna Schmitz – một phụ nữ trung niên, một tình yêu mãnh liệt, trong sáng và đầy đau đớn. Tình yêu trái cấm  luôn được hai người giữ kín, đôi khi điều đó khiến cậu con trai 15 tuổi cảm thấy bí bách, cậu muốn thể hiện tình yêu của mình, không chỉ với người yêu mà cậu còn muốn mọi người xung quanh đều biết đến tình yêu đó. Còn nhân vật nữ chính luôn muốn là một người bí ẩn, không chỉ muốn giữ kín bí mật tình yêu với mọi người xung quanh mà cô còn có một bí mật mà cô không muốn người tình 15 tuổi kia biết được.

Tình yêu đó không thể tồn tại được lâu, một ngày nọ người phụ nữ ấy bỏ đi để lại trong cậu bé sự tiếc nuối và đau khổ. Thời gian qua đi và cậu cũng tìm được tình yêu mới cho mình, nhưng đó là một tình yêu không trọn vẹn, cậu không thể yêu ai như yêu mối tình đầu đó được. Nhưng cuộc sống luôn đầy những điều bất ngờ không mong muốn, hai con người đó lại gặp nhau trong một hoàn cảnh trái ngang, Michael Berg – là một sinh viên trường luật gặp lại Hanna Schmitz khi cô là một tội phạm chiến tranh. Tiếp tục đọc

Blood Diamond (2006)

Một bộ phim với sự tham gia diễn xuất của tài tử điện ảnh Leonardo DiCaprio. Bộ phim này từ khi download xong đến khi tôi chính thức xem nó là tới 6 tháng bởi một lẽ tôi không có hứng thú nhiều lắm đối với phim hành động do Leonardo đóng, nhưng sau khi xem xong tôi mới thấy thật hối tiếc khi không xem nó sớm hơn.

Trong phim Leonardo hóa thân vào nhân vật Danny Archer, một cựu binh chuyên đi săn lùng kim cương tại Sierra Léon, một quốc gia giàu tài nguyên nhưng nghèo nàn và đầy bạo lực. Nguồn tài nguyên quý giá nhất tại đất nước này chính là kim cương, thứ mà các tập đoàn tại các cường quốc phương tây vô cùng thèm muốn, kim cương được xuất lậu qua biên giới và gần như toàn bộ số tiền đó chảy vào túi của quân phiến loạn.  Tiếp tục đọc

300 (2006)

300Chắc hầu hết mọi người đã từng thấy hình ảnh này ở một diễn đàn nào đó! Nó được cắt ra từ phim 300 sản xuất năm 2006, bộ phim dựa trên một trận chiến có thật giữa 300 chiến binh Sparta với 1 triệu lính Ba tư. Không đi theo lối mòn của các bộ phim về chiến tranh khác, đạo diễn đã không hoàn toàn trung thành với lịch sử, ông thêm thắt những chi tiết, thay đổi trang phục nhân vật khiến bộ phim thêm phần hấp dẫn nhưng cũng chính điều đó tạo nên những ý kiến trái chiều xung quanh bộ phim.

300 sẽ là bộ phim làm mãn nhãn khán giả với những hiệu ứng đặc biệt, cảnh quay đẹp về trận chiến khốc liệt cách đây gần 2500 năm. Có một từ ngắn gọn nhưng đầy đủ để miêu tả cảm xúc của tôi khi xem bộ phim này: ĐÃ

Tiếp tục đọc

Dòng máu anh hùng (2007)

Chất lượng phim của Việt Nam ngày càng được cải thiện, đặc biệt là các sản phẩm của các hãng phim tư nhân. Vào khoảng đầu những năm 2000, Việt Nam có rất nhiều các tác phẩm hay, mở đầu của dòng phim thị trường nhưng không hề xa rời các giá trị nghệ thuật, một số tác phẩm tiêu biểu như chuyện của Pao, mùa len trâu, sống trong sợ hãi, dòng máu anh hùng,…

Trong tất cả các tác phẩm ở trên, Dòng máu anh hùng là tác phẩm gây ấn tượng nhiều nhất cho tôi, mặc dù giá trị nghệ thuật mà nó truyền tải không nhiều và bộ phim còn mắc phải rất nhiều lỗi nhưng nó chính là con sóng đầu và cũng là hình mẫu cho các bộ phim võ thuật sau này của Việt Nam. Đến cả mẹ của tôi cũng phải mê tít khi xem Dòng máu anh hùng, bà cực mê những pha võ thuật đẹp mắt của Johnny Trí Nguyễn. Tiếp tục đọc

Zombieland (2009)

Chỉ có sự tham gia của 4 diễn viên chính xuất hiện xuyên suốt cả bộ phim nhưng đều là những diễn viên khá nổi tiếng, Woody Harrelson trong No Country for Old Men, Jesse Eisenberg trong The Social Network, Emma Stone trong The Help và cô bé cute Abigail Breslin trong Little Miss Sunshine mà tôi đã giới thiệu ở Topic trước.

Đây là một bộ phim hài, hành động và hơi kinh dị, kịch bản bộ phim khá đơn giản, chủ yếu là kể về câu chuyện của 4 con người lạc lõng còn sót lại khi mà một loại virus lan rộng và biến mọi người thành Zombie. Đan xen giữa những tình huống hài hước còn có những giây phút phảng phất buồn khi những nhân vật chia sẻ về những mất mát của mình; cả 4 con người đều mất gia đình nhưng sau chuyến hành trình dài vượt qua bao nhiêu khó khăn thì họ đã tìm được gia đình mới của mình. Tiếp tục đọc

Ponyo (2008)

Khi xem bộ phim này tôi càng thấy ngậm ngùi xót xa cho thảm cảnh ế chỏng ế chơ của mình, một đứa con nít 5 tuổi mà nó cũng có bạn gái Hic hic hic :-(.

Đây là một bộ phim hoạt hình rất dễ thương, nếu nói về độ cute thì phải nói là “Thôi rồi lượm ơi”. Nếu bạn là fan của đạo diễn Miyazaki Hayao và đã từng xem qua Spirited Away, My Neighbor Totoro hay  Howl’s Moving Castle thì đây là một bộ phim bạn không thể bỏ qua.

Tiếp tục đọc

Little Miss Sunshine (2006)

Bộ phim nói về một gia đình quái đản – một ông già chơi bời nghiện ngập, một ông bố có sự nghiệp thất bại, một bà mẹ phải bận bịu lo toan cho cả gia đình, một ông chú đồng tính suýt tự tử vì suy sụp tinh thần, ông anh trai gặp khủng hoảng trong cuộc sống và không nói chuyện với bất cứ ai trong suốt 9 tháng trời; nhưng thật may mắn vẫn có một người luôn lạc quan, yêu đời trong gia đình. Olive, một thiên thần 7 tuổi, cô bé như một tia nắng nhỏ nhoi nhưng mạnh mẽ chiếu sáng cả ngôi nhà; cô bé dễ thương đến nỗi tôi phải thốt lên “mẹ ơi con muốn có một đứa dễ thương như thế này” (nếu như con lấy được vợ :-)).

Tiếp tục đọc

The Departed (2006)

Leonardo DiCaprio là một diễn viên đẹp trai và tài năng, anh nổi tiếng nhờ bộ phim Titanic sản xuất 1997. Chỉ với tên tuổi của anh thôi cũng là một đảm bảo về doanh thu cho bộ phim. Với sự khôn khéo và sự đánh giá chính xác, anh chỉ tham gia những bộ phim có đạo diễn tên tuổi và kịch bản hay, có lẽ vì thế mà Leonardo DiCaprio góp mặt trong rất nhiều phim hay của thế giới. Tiếp tục đọc

Resident Evil

Đây là một series phim hành động với sự tham gia của người đẹp Milla Jovovich (diễn viên chính trong phim Return to the Blue Lagoon).

Alice là nhân vật chính trong phim, cô làm việc cho một tập đoàn tên là Umbrella – Đây là một tập đoàn hùng mạnh, xuất hiện trên tất cả các quốc gia, nguồn tiền của họ không chỉ bắt nguồn từ những việc kinh doanh đơn thuần mà còn từ việc nghiên cứu vũ khí, đặc biệt là vũ khí sinh học. Virus T là một trong số những sản phẩm của tập đoàn này, một lần do sự cố ý của con người, Virus T thoát ra khỏi không khí, lây lan và biến con người thành Zombie.

Alice là một trọng những người còn sống, họ tập hợp lại để chiến đấu và chống lại sự cầm quyền của tập đoàn Umbrella. Trong phim có những pha hành động rất đẹp mắt, đặc biệt bộ phim cũng quy tụ được những diễn viên khá xinh đẹp.

Về đánh giá của bản thân tôi thì đây không hẳn là một bộ phim đặc sắc, kịch bản phim khá đơn giản, cách kể chuyện được diễn đạt một cách thông thường, rất ít có những chi tiết kỳ bí, hoặc một điểm nhấn đặc sắc. Tuy nhiên nó vẫn rất đáng xem vì nó hội được những đặc điểm nổi bật của những bộ phim hành động, những pha bắn súng, hành đồng đẹp mắt và diễn viên xinh đẹp. Bộ phim đã được sự ủng hộ khá tốt từ phía người xem và đạt doanh thu cao.

Tiếp tục đọc

Chloe (2009)

Một bộ phim của nữ diễn viên Amanda Seyfried – nữ diễn viên mà tôi yêu thích. Chloe nói về lòng tin và sự khao khát tình yêu của con người, trong cuộc sống mỗi con người có một số phận khác nhau, nhưng tất cả mọi người đều có quyền yêu thương và đấu tranh vì tình yêu của mình. Chloe là một phụ nữ nhưng trong cô là tâm hồn của một người đàn ông luôn khao khát tình yêu, cô đã dùng mọi cách để đấu tranh, kể cả những con đường không đúng đắn để giành giật lấy tình yêu của mình. Xem xong bộ phim tôi thấy rất thích nhân vật này.

Lưu ý: Bộ phim có cảnh rất nóng, không nên xem cùng phụ huynh

Tiếp tục đọc

My rainy days (2009)

Trong hầu hết những bộ phim mà tôi xem thì phần lớn là từ Mỹ, quốc gia đứng thứ 2 là Nhật Bản vì vậy hôm nay tôi quyết định lập một chuyên mục riêng dành cho những phim từ đất nước mặt trời mọc này.

Tiếp tục đọc

Inside Man (2006)

Thêm một bộ phim về tội phạm rất hay mà tôi muốn giới thiệu cho các bạn. Cũng vẫn theo kết cấu của những bộ phim ăn khách, Inside Man có một cái kết bất ngờ và thỏa mãn được người xem

Bộ phim kể về một vụ cướp ngân hàng với sự chuẩn bị vô cùng hoàn hảo của nhóm cướp, nhưng vụ cướp này lại khá đặc biệt, mục tiêu của chúng không phải là tiền mặt, chúng chỉ lấy đi những thứ mà ông chủ ngân hàng này đã cướp của người khác mà thôi.

Bộ phim với sự góp mặt của Jodie Foster trong phim The Silence of the Lambs, Christopher Plummer trong phim The Insider, Clive Owen trong Children of Men và The Bourne Identity, và Denzel Washington rất nổi tiếng trong vai cảnh sát ở các bộ phim American Gangster, Training Day và Man on Fire.

Để tìm những bộ phim liên quan tới những diễn viên ở trên, hãy nhấn vào tên của họ ở mục THẺ hoặc TÌM KIẾM ở bên trái của màn hình

Tiếp tục đọc

The Prestige (2006)

Không có những cảnh máu me, hay ma quỷ trong bộ phim nhưng đây vẫn là một bộ phim dễ gây ám ảnh cho người xem khi có cái kết rùng rợn – con người ta có thể giết đồng loại thậm chí giết cả bản thân mình để đạt được tham vọng

Đã có nhiều bạn xem phim này và đánh giá nó rất hại não vì tình tiết khó hiểu, có người nói phải xem đến lần thứ 2 mới hiểu ra nội dung của câu chuyện, nhưng tôi khuyên bạn không nên bỏ qua nó vì một khi hiểu ra thì bạn sẽ thật sự phấn khích đấy.

Bộ phim với sự tham gia của Christian Bale, diễn viên nổi tiếng qua hai bộ phim The Dark Knight và The Dark Knight Rises

Tiếp tục đọc

Gran Torino (2008)

Clint Eastwood là một ông già thích triết lý, trong phim của ông luôn có những bài học sâu sắc về cuộc sống, tuy vậy những bộ phim của ông không hề nhàm chán và Gran Torino là một trong những bộ phim như vậy.

Walt Kowalski là nhân vật chính do Clint Eastwood thủ vai, ông là một cưu chiến binh từng tham chiến ở Hàn Quốc. Với tính tình cộc cằn, luôn lăm le khẩu súng trong tay, không có một ai muốn bắt chuyện hay đến gần ông. Nhưng mọi chuyện đã đổi khác khi Thao – một cậu bé dân tộc H-mông, ăn cắp chiếc Gran Torino của ông nhưng bất thành. Từ đó ông trở thành người dạy dỗ cậu bé, kiếm việc cho cậu là cứu cậu thoát khỏi rắc rối với bọn du côn bằng chính mạng sống của ông Tiếp tục đọc