Táo quân (2014)

Năm vừa rồi tôi chẳng xem được táo quân một cách trọn vẹn, mở TV lên thì lúc nào cùng bị mất đoạn đầu, tức lộn ruột luôn. May thay giờ đã có link chia sẻ trọn bộ chương trình táo quân ở các chất lượng khác nhau, 480p và cả 720p, trên cả Youtube cũng có link chia sẻ nhưng chắc chắn rằng nó sẽ không thể tồn tại được lâu.

Trên internet hiện giờ đang tồn tại hai link chia sẻ khá hot của Táo quân xin chia sẻ cùng mọi người Tiếp tục đọc

We Were Soldiers (2002)

Mặc dù đầy gần như hoàn toàn là một bộ phim Mỹ nhưng tôi sẽ vấn đánh dấu nó trong mục phim Việt vì trong phim có sự tham gia của các diễn viên Việt Nam và nó kể về cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Mỹ. Were Were Soldiers là cách vớt vát sự tự hào ít ỏi còn sót lại của người Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Tôi không cho rằng người Mỹ không có quyền có một chút tự hào về họ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam cho dù kết cục họ là những người thất bại, bất cứ ai cũng có quyền được tự hào về sự dũng cảm của mình, về tình đồng đội và cả những hy sinh của họ. Nhưng sự tự hào không có nghĩa là họ có thể kể lại lịch sử bằng cái nhìn lấp liếm phiến diện về lịch sử, nâng cao bản thân bằng cách đánh giá thấp đối thủ là cách làm tồi tệ nhất. Khi xem bộ phim này tôi có cảm tưởng rằng đạo diễn là một kẻ ngây ngô, diễn tả cuộc chiến theo cách nhìn của một đứa trẻ chưa trưởng thành khi có quá nhiều tình tiết phi lý trong trận đánh giữa lính Mỹ và lính Việt Nam: Ông đại tá Mỹ đi lại đàng hoàng giữa làn mưa bom bão đạn mà không hề hấn gì, và tầm bắn của AK (vũ khí chủ yếu của lính Việt Nam) là hơn 200 m nhưng không hiểu sao họ lại ngây ngô đến nỗi không bắn từ xa mà cứ chạy tới cho lính Mỹ nã đạn vào – có lẽ đó là sự hoang tưởng thái quá của đạo diễn mong muốn tìm ra cái gì đó để người Mỹ có thể tự hào về cuộc chiến của họ ở Việt Nam.

Trong bộ phim này có sự tham gia của diễn viên nổi tiếng Đơn Dương, anh vào vai một đại tá của bên Việt Nam. Khi tham gia phim We Were Soldiers anh nghĩ rằng mình sẽ được đánh giá cao khi vào vai này nhưng kết quả lại quá khắc nghiệt, chính bộ phim này đã tạo nên bi kịch của cuộc đời Đơn Dương. Sau bộ phim này anh đã không thể tiếp tục cuộc sống ở Việt Nam và phải sang đinh cư ở Mỹ. Thực sự tôi cũng nghĩ rằng Đơn dương đã sai lầm khi tham gia bộ phim này, nhưng nhìn đi cũng phải nhìn lại khi cộng đồng đã quá độc ác và khắc nghiệt khi đã không bao dung với chính đồng bào của mình – không chỉ Đơn Dương sai lầm mà rất nhiều người chỉ trích và phản đối gay gắt anh cũng đã sai lầm, họ cho rằng lính Mỹ độc ác nhưng có lẽ họ còn độc ác hơn cả lính Mỹ bởi lính Mỹ họ giết người Việt Nam, còn họ, người Việt Nam lại chặn chính con đường sống của đồng bào mình. Tiếp tục đọc

Ba mùa (1999)

Tôi đã xem bộ phim này vào tối chủ nhật vừa rồi nhưng đến tối thứ 4 hôm nay tôi mới có thời gian để viết về nó, dù đã 3 ngày trôi qua nhưng trong tôi vẫn lâng lâng cảm xúc, một bộ phim đậm chất Việt Nam hơn bất cứ bộ phim nào. Chính bộ phim này đã khiến tôi có thêm niềm hứng thú để tìm hiểu thêm về những tác phẩm của nền điện ảnh nước nhà, thật sự là mặc dù là người Việt nhưng có vẻ những kiến thức mà tôi có được về kinh đô điện ảnh Hollywood nhiều hơn là các bộ phim của Việt Nam, điều này khiến tôi có phần nào xấu hổ. Ngay sau bộ phim này tôi sẽ làm thêm một category phim Việt nữa – mong rằng sẽ có được sự ủng hộ nhiệt tình của các bạn.

Tinh tế, đó là từ ngữ trọn vẹn nhất mà tôi có thể dùng để miêu tả Ba mùa, bộ phim là sự đan xen của những mảnh đời nơi Sài Thành đang trong thế chuyển mình, miêu tả rất chân thực nhưng lại đầy chất thơ với tình yêu của Hải – một anh phu xích lô dành cho Lan – một gái điếm chuyên phục vụ cho khách hạng sang để lấy 50 đô mỗi tối. Thầy Đào – một con người có số phận bất hạnh, mắc phải căn bệnh nan y rồi tuyệt vọng tự cách ly mình với thế giới bên ngoài, nhưng đến cuối đời, may mắn thay ông đã có thể trút hết lòng mình với Kiến An – một cô gái quê với ánh mắt và giọng hát ấm áp làm xao xuyến lòng người. Jame, một cựu binh mang rất nhiều tội lỗi, ông trở về Việt Nam để tìm lại đứa con đã thất lạc. Và Woody, câu luôn xuất hiện vào buổi tối, khoác trên mình tấm áo mưa trong suốt, mỏng manh và ướt át, hình ảnh này có thế khiến cho bất kỳ ai cũng phải xót xa cho mảnh đời bất hạnh bị bỏ rơi giữa chốn Sài Thành náo nhiệt.

Ba mùa đã nhận được giải “Phim hay nhất”, “Phim khán giả bình chọn” và “Quay phim xuất sắc nhất” ở liên hoan phim Sundance năm 1999, nhưng có một thứ rất quý giá mà chỉ người Việt Nam mới có thể cảm nhận hết được, đó chính là những làn điệu dân ca được nhân vật Kiến An hát lên mỗi khi đi hái sen – “Đố ai quét sạch lá rừng. Để em khuyên gió, gió đừng rung cây”, giọng hát đó thực sự quá hay, hay đến nỗi những thành viên trong phòng đã chú ý đến tôi khi giọng hát đó cất lên. Tiếp tục đọc

Dòng máu anh hùng (2007)

Chất lượng phim của Việt Nam ngày càng được cải thiện, đặc biệt là các sản phẩm của các hãng phim tư nhân. Vào khoảng đầu những năm 2000, Việt Nam có rất nhiều các tác phẩm hay, mở đầu của dòng phim thị trường nhưng không hề xa rời các giá trị nghệ thuật, một số tác phẩm tiêu biểu như chuyện của Pao, mùa len trâu, sống trong sợ hãi, dòng máu anh hùng,…

Trong tất cả các tác phẩm ở trên, Dòng máu anh hùng là tác phẩm gây ấn tượng nhiều nhất cho tôi, mặc dù giá trị nghệ thuật mà nó truyền tải không nhiều và bộ phim còn mắc phải rất nhiều lỗi nhưng nó chính là con sóng đầu và cũng là hình mẫu cho các bộ phim võ thuật sau này của Việt Nam. Đến cả mẹ của tôi cũng phải mê tít khi xem Dòng máu anh hùng, bà cực mê những pha võ thuật đẹp mắt của Johnny Trí Nguyễn. Tiếp tục đọc