Mad Max: Fury Road (2015)

Bây giờ đã là tháng 10 năm 2015, chỉ còn gần 3 tháng nữa thôi vậy nên giờ cũng là lúc quyết định xem đâu là bức tranh đẹp nhất của năm 2015. Bức tranh tôi chọn lựa là Mad Max: Fury Road.

Tôi chọn nó là bức tranh đẹp nhất không phải vì màu sắc nóng rát chủ đạo trong bộ phim hay những cảnh hành động mãn nhãn, những cỗ xe hầm hố mà chính là ý nghĩa sâu sắc nhưng không hề sâu xa đằng sau những hình ảnh đó. Rất dễ dàng nhận ra điều mà Mad Max muốn nói với chúng ta, nó quá rõ ràng và không bóng bẩy, cũng rất tự nhiên và vô cùng phấn khích. Những vệt màu rõ ràng đan xen nhau nhưng không hề hòa trộn với nhau, chúng quấn lấy nhau để tạo nên một bức tranh vô cùng hấp dẫn.

Khi nói về Mad Max: Fury Road, báo chí trong nước rất hay sử dụng từ bom tấn, nó được sử dụng đi sử dụng lại mấy năm nay riết rồi chán, nhan nhản bom tấn mà người ta xem xong rồi chẳng đọng lại gì trong đầu ngoài những kỹ xảo được sử dụng quá mức, mãn nhãn thật đó nhưng rồi sẽ không xem lại nó lần thứ 2. Mad Max không như thế.

Mad Max: Fury Road khiến người ta ngộp thở không chỉ vì những cảnh hành động kịch tính mà còn qua cả những ánh mắt mà con người ta nhìn nhau, những tiếng rít lên cao ngất rồi rơi vào tĩnh lặng. Hai không gian đối lập nhưng mang lại hiệu quả không kém gì nhau. Sự cực đoan được đẩy lên tới tỉnh điểm rồi từ đó con người ta sống chất hơn, ý nghĩa hơn.

Cái khung cho bộ phim cũng chính là cái khung của cuộc sống này: Nguồn sống của nhân loại – nhiên liệu để vận hành nó – vũ khí để tranh giành. Tất cả những thứ thiết yêu đó lại không được chia sẻ một cách đồng đều mà hầu hết bị dồn vào tay của những kẻ bệnh hoạn. Chẳng cần phải khó khăn để nhận ra những kẻ đó, chúng là những tên cầm đầu với hình dạng xấu xí. Tài nguyên thì dồi dào được chia sẻ một cách nhỏ giọt để con người ta tranh giành với nhau, hủy hoại lẫn nhau, thứ có giá trị thấp nhất bây giờ lại chính là con người, chúng chỉ là những cỗ máy đẻ, cỗ máy cho sữa, những kẻ ngu ngơ cuồng tín từ trong trứng sẵn sàng hi sinh như một con tốt thí mà không hề kêu ca.

Mad max

Ta sẽ được đến nơi những cánh cổng của Valhalla, ta chết, ta tái sinh. Nghe giống mấy anh Irag thế, à nhầm IS chứ.

Ngày xưa Mỹ bảo: Irag này! Mày có vũ khí sinh học hả?

Irag cũng thành thật nói: Anh ơi, oan cho em quá, em làm gì có mấy thứ đó! => Thế là bị đánh.

Còn mấy thằng Iran, Triều Tiên sao chẳng thấy bị đánh nhỉ. Ở nó cũng thành thật nhưng được cái liều hơn thằng Irag: Tao có đồ chơi này, ngon thì nhào vô, cả hai cùng chết.

Giờ thì đến thằng IS, thằng này thì bệnh nhất luôn, đụng vào nó thì nó đánh, mà không đụng vào nó nhưng nó cũng sinh sự với mình. Hèn chi giờ bị tẩn cho xơ xác.

Thế đấy, trong phim cũng giống như ngoài đời. Phải có một thứ gì đó để trao đổi với người ta. Không tự dưng mày bị đứa khác đánh đâu, mà cũng chẳng tự dưng mà nó lại đi đánh mày khi chẳng được lợi ích gì. Thế nên phải tự bảo vệ lấy mình, có dầu mà không có súng thì dễ bị đánh, có súng nhưng chẳng có nước uống thì cũng chết nhăn răng, có nước nhưng không có dầu thì chẳng khác gì sống ở kỳ đồ đá. Một tam giác quyền lực được lập nên, mà đứng đầu đều là những kẻ bệnh hoạn, rồi khi chúng hợp tác, trao đổi với nhau thì con người trở thành thứ bị rẻ rúm. Câu chuyện bắt đầu từ đây.

Mad max 4

Ở đâu cũng có những ngọn lửa âm ỉ cháy, rồi khi chúng bắt gặp với nhau, cùng gộp chung hơi nóng rồi dần dần lan ra, bén sang những cơ thể bị đày đọa khác. Nổi loạn! Đó là điều hiển nhiên, con giun xéo lắm cũng quằn, con người ta không thể sống mãi trong đày đọa, áp bức, là vật sở hữu của kẻ khác được. Nhưng tôi không muốn kể lể quá nhiều về những con người có hành động hiển nhiên đó. Lạ kỳ thay, dù chỉ là một nhân vật phụ nhưng lại gây ấn tượng đối với tôi không hề kém cạnh những nhân vật chính khác, đó chính là Nux. Khi sinh ra thằng nhóc đó đã được đinh sẵn là một kẻ đoản mệnh, con đường của nó đã được vẽ sẵn bởi kẻ khác nhưng tất cả đều có rủi ro. Mặc cho tất cả những tư tưởng điên rồ được tiêm nhiễm vào đầu óc thằng nhỏ từ trong trứng nhưng ai cũng đều có một thứ mà không ai có thể tước đoạt được, đó chính là sự lựa chọn. Kết thúc cuộc sống của mình Nux vẫn là một Cảm tử quân nhưng thằng nhóc đó không chết vì lý do ích kỷ cá nhân, nó không cần đến được Valhalla, nó không cần tái sinh, nó chết là để người nó yêu thương được sống.

Tự do cũng có cái giá của nó, có thể là cái chết nhưng họ sẽ không thấy sợ hãi, họ vẫn ôm những mầm sống của tương lai.

mad max 3

Tiếp tục đọc

Inception (2010)

Bạn đang ở đâu?

Tôi đang ở đâu?

Có chắc chắn không?

Liệu tôi có đang ngồi trước cái laptop thân quen để đánh lên những dòng chữ này? Bạn có đang ở nhà, ở cơ quan, ở quán cà phê và đang đọc chúng? Có thể là bạn đang mơ chứ nhưng bạn không thể nhận ra được điều đó, bạn chỉ thực sự biết khi bạn tỉnh giấc.

Nhưng mọi sự không hẳn là như vậy, ít nhất là trong Inception, bạn tỉnh giấc không có nghĩa là bạn không còn mơ. Và đôi khi bạn đang thực sự tỉnh nhưng bạn luôn muốn tìm đến những giấc mơ để thực hiện những hoài bão không bao giờ thực hiện được ở thực tại.

Inception

Một người nhanh trí có thể dễ dàng nắm bắt toàn bộ câu chuyện nhưng khi đến cái kết của tất cả thì lại đánh rơi nó, giống như nắm một viên đá trơn vậy. Không hiểu tại sao thì người ta lại quay lại từ điểm xuất phát, dò dẫm, lần này đi chậm hơn, chắc hơn, chú ý hơn để tìm kiếm một điểm mấu chốt để bám vào nó, giữ chắc lấy nó, bạn tìm hoài tìm hoài tưởng chừng đã tìm lời giải cho cái kết khó hiểu nhưng bạn vẫn băn khoăn, mơ hồ liệu lời giải mà bạn tin là đúng liệu có thực sự đúng. Không có một câu trả lời chính xác, mỗi một người có một giải đáp cho riêng mình.

Inception chính là một mê cung mà người xem tự đưa mình vào đó để tìm kiếm câu trả lời. Hài hước thay câu trả lời lại không thực sự nằm trong mê cung bởi nó là giấc mơ của người khác chứ không phải của Cobb, anh ấy đã đánh mất giấc mơ của mình lâu lắm rồi.

Trong một giấc mơ người ta có thể làm được những gì? Không thể liệt kê chúng ra được. Không bị giới hạn bởi thực tại, những yếu tố vật lý bị bỏ qua, thời gian được kéo dãn dường như vô tận, con người ta có thể dạo chơi trong giấc mơ của mình để làm nên những điều mà trong thực tại họ không thể thực hiện được. Nhưng một khi đã đi quá sâu thì con đường trở lại càng dài và khó khăn hơn. Người ta yêu giấc mơ và cũng sợ giấc mơ, nó thỏa mãn trí óc của người mơ nhưng không đem lại hạnh phúc cho những người xung quanh. Cobb và Mal có hai đứa con. Họ không thể mơ mãi, phải thoát ra khỏi giấc mơ để về với thực tại nhưng thật quá khó khăn khi giấc mơ quá thật, chết trong giấc mơ có nghĩa là tỉnh dậy nhưng liệu giấc mơ mà bạn tin là giấc mơ có thực sự là một giấc mơ.

Ranh giới giữa mơ và thực thật quá mong manh, người ta chỉ biết mình mơ khi người ta tỉnh dậy nhưng đôi khi lúc họ tỉnh dậy họ lại không tin vào thực tại.

Thực tại mà họ tin có đúng là thực tại?

Không thể có một câu trả lời chính xác!

Vậy ta đang ở đâu? Bạn có thể trả lời được câu hỏi này?

Có một câu hỏi khác dành cho bạn mà tôi tin là bạn có thể trả lời được! Liệu bạn có đang hạnh phúc? Dù đang ở trong một giấc mơ hay đang ở thực tại thì bạn đều có thể cảm nhận được nó.

Bạn đang đi tìm cái gì? Bạn đang đi tìm hạnh phúc, bạn mơ để tìm thấy hạnh phúc và bạn tỉnh dậy cũng để tìm thấy hạnh phúc. Vậy bạn đang ở đâu liệu có quan trọng? Người xem vẫn cứ mong muốn tìm được câu trả lời xác đáng mà quên mất rằng Cobb đã có được thứ mà bao lâu nay anh ấy hằng mong ước. Totem vẫn quay nhưng anh không hề nhìn vào đó, đôi mắt của anh đang hướng về phía hai đứa con nhỏ.

Tôi đã từng vướng vào câu hỏi “liệu Cobb đã trở về thực tại” như rất nhiều người thắc mắc mà quên đi một điều rằng “có phải suốt thời gian của bộ phim không có một giây phút nào của thực tại?”. Tất cả đều là một giấc mơ? Kể cả cái thực tại mà bạn tin vào nó cũng chỉ là một giấc mơ!!!???

Đừng cố hiểu bài viết này bởi nó cũng giống như bộ phim thôi. Tiếp tục đọc

Big Hero 6 (2014)

Tôi được cái may mắn là chậm hiểu, dễ tính và không có con mắt nghệ thuật. Nhờ thế mà hầu hết những tác phẩm điện ảnh mà tôi xem thì cái mà tôi cảm nhận được đầu tiên là những thứ hay ho trước, những hạt sạn thường không được chú ý để dễ dàng bỏ qua hay thậm chí chẳng thấy được nó. Nói một cách chung nhất là tôi thích nhìn vào màu hồng hơn là màu xám, thế nên khi viết về một tác phẩm điện ảnh thì toàn là khen thôi mà chẳng mấy khi chê nó.

Tôi đã từng đọc được một số bài review về Big Hero 6 sau khi xem bộ phim này, người viết khá chuyên nghiệp. Trong những bài viết đó cái mà tôi chú ý nhất là những hạt sạn mà tác giả tìm ra được. Thực ra thì đọc cho biết thêm thôi chứ nó chẳng ảnh hưởng đến sự yêu thích của tôi dành cho bộ phim này, vì khi xem phim tôi chẳng để ý, thậm chí cũng chẳng biết đến mấy hạn sạn đó bởi cái mà tôi để ý đến nhất là con robot – ôi chu choa sao mà nó dễ thương vượt mức quy định thế, to, tròn, trắng, mập, mềm; chỉ muốn ôm rồi cắn cho mấy phát thôi.

BIG HERO 6

Thôi, tạm dừng lại ở đây, những cái hay ho hãy để sau mà hãy điểm qua những hạt sạn người khác tìm thấy mà tôi chú ý nhất:

Big Hero 6 bị mang ra để so sánh với những tác phẩm kinh điển khác của Walt Disney, bởi nó không dở những cũng chẳng đủ hay để chinh phục cái nhìn của những người đã không còn nhỏ. Cái cốt truyện ý nghĩa nhưng lại quá đơn giản để ghi dấu đủ sâu trong tâm trí người xem. Trước kia Walt Disney không chỉ chinh phục các bạn nhỏ mà kể cả người lớn cũng không thể bỏ qua những tác phẩm của hãng phim này. Theo tôi thì nó có thể đúng mà cũng có thể không. Nhớ lại ngày xưa, khi những người lớn đang còn nhỏ, họ không có nhiều thứ để xem, những bộ phim hay ho mà hiếm hoi luôn ghi dấu rất đậm trong tâm trí người xem. Vì thế mà đến bây giờ khi họ đã lớn thì họ tin rằng chúng chinh phục được mọi lứa tuổi.

Marvel mang theo căn bệnh trầm kha của mình vào cả những bộ phim hoạt hình. Nhớ có ai đó nói về bộ phim này là cảnh quay có vẻ rộng lớn nhưng thực ra lại quá nhỏ bé như trong một quả cầu tuyết vậy – tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm đó. Cứ nhìn vào mấy cảnh đánh nhau trong các bộ phim khác của Marvel thì biết, hồi đầu thì thấy đã nhưng mấy phim về sau chẳng có gì mới mẻ cả, cái không gian bé tí mà đánh nhau đùng đoàng trong đó, cho quách một quả bom là phe ta phe địch chết hết.

Sự lai tạp giữa Mỹ và Nhật: Chính bản thân tôi cũng nhìn thấy cái này nhưng vẫn dễ dàng bỏ qua ở phần đầu của bộ phim, nhưng đến phần tạo hình cho những anh hùng thì thấy khá thất vọng, nhìn cứ như “GAO ồ” vậy. Haizz, gạt nó qua một bên để xem tình tiết thôi, cũng tại mình từ bé vốn không có thiện cảm với phim siêu nhân Nhật Bản.

Big Hero 6 2

Những dấu cộng to đùng dành cho bộ phim. Để thấy hết cái hay của Big Hero 6 thì hãy xem nó với góc nhìn của một đứa trẻ, hiểu những cái gì đập vào mắt trước tiên chứ đừng có vừa xem vừa xét nét. Vì xét cho cùng thì nó cũng chỉ là một bộ phim giải trí:

Nhiều bất ngờ nhỏ dễ thương trong bộ phim. Nếu là một thằng nhóc thì chắc chắn mở đầu của bộ phim chẳng thể chê vào đâu được. Cảnh đánh nhau hoành tá tràng của hai con robot, tóe lửa, bốc khói, rụng rời tay chân, nhưng….. Hehe chúng chỉ là những robot nhỏ bé mà thôi. Từ đã con mắt chuyển sang bất ngờ và cười khanh khách. Chưa dừng lại ở đó. Một con robot dễ thương do một thằng nhóc nhỏ xíu (chắc bằng tuổi với mấy bạn nhỏ đang xem Big Hero 6) điều khiển, roẹt roẹt hai nhát đứt làm ba, xịu lơ luôn. Nhưng chỉ vài tích tắc sau con robot đó “biến hình” để giành lại chiến thắng. Đến đây thì người lớn còn chẳng chê được chứ đừng nói đến trẻ con.

Không có những khoảng lắng đủ sâu thì bù lại Big Hero 6 có đầy đủ những phút cào trào cách nhau những khoảng thời gian vừa đủ khiến người xem lúc nào cũng dán mắt vào màn hình để không bỏ lỡ một khoảnh khắc nào: Trận đấu Robot – Phòng thì nghiệm – Baymax đi tìm những robot tí hon – Trận chiến với kẻ giấu mặt – Thiết kế trang phục cho những anh hùng – và trận chiến cuối cùng.

Bộ phim gieo vào đầu con trẻ những hoài bão to lớn, giống như Doreamon đã từng làm vậy, 14 tuổi ham ăn ham chơi, nghịch dại nhưng làm ra nhiều kỳ tích. Những pha hành động rượt đuổi không chỉ gay cấn mà còn hài hước và đầy màu sắc thì làm gì mà có đứa trẻ nào không thích. Không chỉ mấy thằng nhóc thích mà những cô nhóc cũng thích nữa chứ. Baymax cứ như là cục kẹo bông nhìn là đã muốn ôm rồi.

Cái kết ý nghĩa giống như một câu chuyện cổ tích để bất cứ đứa trẻ nào cũng có thể mỉm cười yên giấc sau khi xem nó. Baymax chắc chắn không có những tình cảm và suy nghĩ của con người nhưng với một cái nhìn đơn giản và đầy thiện cảm thì con Robot này chẳng khác gì một con người. Ngoại hình đơn giản nhưng rất dễ gần, mục đích cũng rất đơn giản nhưng cũng rất cao cả.

Thế đấy, đây bộ phim có đối tượng chính là trẻ em nên người lớn muốn xem cũng nên tự coi mình như một đứa trẻ. Tiếp tục đọc

Taxi Driver (1976)

Mỗi bài viết tôi đều có cách thể hiện khác nhau bởi cảm xúc của mỗi bộ phim mang lại cho tôi đều khác nhau, lúc êm đềm lúc dữ dội cũng có đôi lúc cảm xúc lộn xộn rối tung lên nhưng tất cả đều tụ lại một điểm chung là tôi thích chúng.

Taxi Driver là bộ phim kể về một giai đoạn trong cuộc đời của một cựu thủy quân lục chiến Mỹ. Sau cuộc chiến tranh Việt Nam, Travis Bickle trở về quê hương với lương tâm trong sạch và cả bộ dạng của kẻ chán trường, căm ghét xã hội. Luôn bị mất ngủ khiến tâm trạng của hắn càng trở nên tiêu cực hơn. Travis quyết định trở thành một tài xế taxi làm việc vào ban đêm, một công việc hoàn hảo với tình trạng mất ngủ của Travis và cũng khiến tâm trạng của hắn càng ngày càng bộc lỗ rõ sự tiêu cực. Hằng ngày chứng kiến những kẻ nghiện rượu thất thểu, trộm cắp, gái điếm, rác rưởi của xã hội, hắn muốn có một cơn mưa thật lớn để gội sạch những thứ bẩn thỉu đó.  Càng chứng kiến tâm trạng xấu đi của Travis người ta càng cảm thấy lo ngại về một điều khủng khiếp nào đó sẽ sảy ra.

taxi driver

Rõ ràng là hắn bị hoang tưởng, trang bị đủ thứ vũ khí quanh người rồi tự sướng trước gương, tưởng tượng ra đủ thứ, hắn tin rằng hắn là một kẻ mạnh mẽ, một người hùng. Hắn tự trao cho hắn quyền bảo vệ người khác, trừ khử những kẻ cặn bã của xã hội, hắn chính là cơn mưa mà thành phố này cần tới. Cuối cùng thì hắn cũng thỏa mãn được cái man rợ trong con người hắn, đầy dã man, máu me nhưng trúng đích.

Nhưng dù có khùng điên như thế nào nhưng hắn vẫn là một kẻ đặc biệt bên cạnh những kẻ có vẻ ngoài sạch sẽ và bình thường, chúng làm tốt công việc của chúng, lo cho chính bản thân chúng và không làm hại ai khác, như thế đã là tốt lắm rồi. Có thể bắt mắt với cái nhìn ban đầu nhưng thực ra lại rất chóng chán.

Đoạn gần cuối đầy ám ảnh với câu nói I kill you, I kill you, I kill you,… lặp đi lặp lại, cuộc vật lộn, lê lết trong máu me khắc sâu vào tâm trí người xem. Nhưng khi tổng kết lại cả bộ phim thì người xem nhận được một cái kết có hậu, cảm giác thật thoải mái như khi người ta đang căng thẳng mệt mỏi cả thân thể lẫn trí óc lại được đặt mình trên một cái nệm êm ái mát mẻ. Tiếp tục đọc

Children of Men (2006)

Những đứa trẻ là những tia nắng của thế giới, chúng là mục đích để thế giới này vận động, con người tốt đẹp hơn khi nhìn vào một đứa trẻ non nớt, sẵn sàng hy sinh để mang lại những lợi ích tốt nhất cho chúng – đó là bản năng tốt đẹp vốn có của con người. Nhưng một khi cái mục đích đó không còn thì sao? Không còn tương lai, không còn gì để mà hy sinh, thế giới tăm tối, con người ích kỷ và bắt đầu chém giết lẫn nhau.

Children of Men, bộ phim nằm trong máy tính của tôi cả năm trời mà chẳng được đoái hoài tới,suýt nữa thì rơi vào quên lãng nếu như tôi không rảnh rỗi lục lại list phim chưa xem. Thật là quá phí phạm nếu như tôi tiếp tục bỏ lỡ nó, đúng là thể loại mà tôi yêu thích, khơi dây những cảm xúc chôn giấu bấy lâu nay, thậm chí là giúp tôi cảm nhận được những thứ mới mẻ và cuối cùng để lại nụ cười mãn nguyện sau biết bao sóng gió, đau thương.

Đây là một bộ phim giả tưởng hấp dẫn đầy tính nhân văn: sự khao khát, tình yêu thương và cả đức hy sinh. Năm 2009 loài người rơi vào thảm kịch, một án tử dành cho nhân loại, bản án được thực hiện từ từ, vắt kiệt niềm tin, ý chí của tất cả mọi người: Suốt 18 năm không một đứa trẻ nào được sinh ra, 18 năm của hỗn loạn, ngày tận thế đã được định sẵn.

Children of men

Nhưng rồi một ngày, niềm hy vọng le lói xuất hiện, người ta tìm thấy một phụ nữ mang thai, phép màu đã sảy ra, phép màu mang lại niềm hy vọng cho cả thế giới. Đứa trẻ mà ai ai cũng khao khát sắp ra đời, họ muốn chiếm lấy nó, bảo vệ nó bằng cả sinh mạng của mình. Khi xem bộ phim này những giọt nước mắt của tôi chỉ muốn chực trào vì những con người vĩ đại: Theo, chàng trai có vẻ ngoài mạnh mẽ nhưng trái tim bên trong đang dần hóa đá, anh đã cùng Kee vượt qua bao nhiêu khó khăn gian khổ, đứng trước hòn tên mũi đạn để che chở cho cô và đứa bé, Jasper, ông già có cuộc sống bất hạnh nhưng trong ông luôn có niềm tin vào tương lai tươi sáng; bà già đồng bóng Miriam hậu đậu nhưng tốt tính, và biết bao con người không tên khác đã hy sinh thân mình để bảo vệ cho đứa trẻ, bảo vệ cho niềm tin vào tương lai tươi sáng.

Chỉ cần một tia nắng nhỏ nhoi nhưng đủ rực rỡ để chiếu sáng kỷ nguyên đen tối. Tiếp tục đọc

Pulp Fiction (1994)

Đã xem bộ phim này một cơ số lần, trên VTV, down bản torrent về xem rồi xóa, xem rồi xóa. Chẳng hiểu người ta dựa vào tiêu chí quái quỷ gì mà chấm nó đến 8.9/10 IMDB. Chẳng phải là kẻ cao siêu nên không dám đánh giá nó hay ho hay kém cỏi gì về mặt nghệ thuật. Nhiều người xem bộ phim này trên các trang phim trực tuyến rồi comment toàn những câu tào lao tựa tựa nhau, kiểu như thế này: “hài vãi, đúng là tào lao”, “tào lao thật”, “phim tào lao”. Vâng! các bạn cũng tào lao thật 🙂 Nói phim tào lao là tào lao. Ơ mà tớ cũng thấy như các bạn, đúng là tào lao.

Pulp Fiction

Nghĩ về cái điểm 8.9/10 mà người ta dành cho nó cũng tự nhiên khiến tớ phải đau đầu. Người ta cho The Shawshank Redemption The Godfather cái điểm 9.2/10 thì có thể dễ dàng giải thích rằng nó hay ở chỗ này, hay ở chỗ kia nhưng với Pulp Fiction thì không dễ dâu nha. Mẹ kiếp, tớ chẳng hiểu tại sao nữa, vì xem nó tớ thấy khoái, đơn giản vậy thôi. Ờ đơn giản như thế nhưng đừng có ham mà xem với những ai mới vọoc vô cái núi điện ảnh thế giới đồ sộ. Hãy xem các bộ phim top 100 IMDB trước đã, nhưng chừa thằng này ra, xem list phim do viện mỹ bình chọn, xem phim ở đủ thể loại từ kinh điển tới bình dân, kinh dị, tình cảm, hành động, viễn tưởng hay những thể loại điên rồ mà khó có thể sắp nó vào một thể loại riêng biệt nào đó. Tích lũy đủ rồi thì vào một ngày đẹp trời, rảnh rỗi, ngồi cắn hết móng tay, móng chân không có việc gì làm thì lôi nó ra mà xem. Chỉ đến lúc đó bạn mới đủ kinh nghiệm và đủ rảnh để cảm nhận nó, là CẢM NHẬN chứ không phải là hiểu nhé. Mặc dù nó rồi rắm với một mạch các sự kiện lộn xộn nhưng nhìn vào là biết nhân vật này, nhân vật kia đang làm cái gì, nhưng mà xem rồi để biết vậy thôi chứ như tớ chẳng hạn, mới biết về top 100 IMDB, đâm đầu vào xem từ đầu tới cuối. Đến cái Pulp Fiction thì chỉ biết nghẹo cổ, há miệng, ngơ người vì chẳng hiểu mình đang xem thể loại gì, nó nói về cái quái gì, một cơ số IQ biến mất vì ham cái thứ mà mình chưa đủ tầm để xem.

Và ở thời điểm “hiện tại” sau khi xem Pulp Fiction vài tiếng thì thấy ờ thì nó vốn đơn giản mà lị. Chẳng cần vắt óc để hiểu mà thay vào đó hãy cảm nhận, cảm nhận những từ ngữ có sức hấp dẫn như chất kích thích khiến người xem bị kích động. Bộ phim được ghép bởi nhiều câu truyện khác nhau được sắp xếp không theo trình tự thời gian nhưng chúng đều có một đặc điểm giống nhau: những thứ tào lao từ trên trời rơi xuống, những thứ phải khiến cả khán giả cũng phải chửi thề, “Quách Thị Phụng, cái BEEP gì thế này!?!?” Chưa dừng lại ở đó, khán giả còn khoái trá ở cách giải quyết tình huống rất bản năng, dứt khoát, hài hước và có cả khôn ngoan. Hãy thả lỏng cơ thể, thoải mái đầu óc và đừng làm một đứa con ngoan khi xem Pulp Fiction. Chúc vui 🙂

Nó vốn là nó thì đừng cố làm nó cao siêu rồi chẳng hiểu nó nói cái gì! Tiếp tục đọc

Edge of Tomorrow (2014)

Xem phim này mà cứ nhớ đến thời trẻ trâu, thích cày game ở chế độ Hard mode, nhưng gặp chỗ khó chết đi sống lại mấy lần mà mãi không qua màn nổi lại thấy nản khó tả, nhưng vẫn ráng để về nước. Ôi cái cảm giác đó, khi chiến thắng tất cả, vượt qua bao nhiêu gian nan khổ ải thì cuối cùng đã gặt hái được trái ngọt, nghĩ về những năm tháng gian khổ vừa qua, sự kiên trì của bản thân cùng với việc vắt óc ra suy nghĩ phương án giải quyết thì thấy mình quá chi là giỏi! Ôi mình phục mình quá 🙂

Một phút tự sướng, tự kỷ đã kết thúc. Giờ là nhiệm vụ chính: Bình loạn phim

Edge of Tomorrow có một kịch bản chẳng lấy gì làm mới mẻ. Với tất cả các fan film thì sẽ thấy nó giống với một bộ phim nào đó. Đó chính là The Matrix và  Groundhog Day nữa, lấy kịch bản từ một câu chuyện “cổ tích” và ghép nó với cách tạo hình nhân vật trong một bộ phim hành động – viễn tưởng để tạo thành một tác phẩm mới. Đó không phải là một sự chắp vá khập khiễng mà là một sự vay mượn ý tưởng có cải tiến (nếu đúng là tác giả Edge of Tomorrow có vay mượn ý tưởng từ hai bộ phim trên). Có khá nhiều người chê bộ phim này với ý kiến cho rằng cách thể hiện câu chuyện dưới màn ảnh thua xa  tiểu thuyết gốc All You Need Is Kill. Câu chuyện gốc thì logic, cao siêu khiến cho người đọc nhức đầu trong khi bộ phim được quảng cáo là sẽ hại não khán giả nhưng thực tế thì lại khá dễ hiểu.

Mới xem bộ phim này chiều nay, khá lâu sau khi nó được chiếu rạp, thậm chí là so với thời điểm bản torrent xuất hiện. Bởi nghe nói bộ phim này không thành công về mặt doanh thu, có nhiều đánh giá tiêu cực về nó cộng với việc tôi không thích phim hành động của Tom Cruise, mặc dù đây là mảng mà anh rất thành công – tôi có xem loạt phim Mission: Impossible của anh nhưng thú thực là toàn xem để giải trí đơn thuần khi mà chẳng kiếm được phim gì mới để xem. Vì vậy khi xem bộ phim này tôi cũng có mục đích như thế và không có một sự kỳ vọng nào về nó.

Trong bài viết này tôi không ca ngợi Tom Cruise vì vốn không thích lối diễn xuất của anh, mà lý do tại sao không thích thì cũng chẳng biết nữa!? Nhưng đánh giá một cách khách quan thì hầu hết tất cả các bộ phim anh đều diễn tròn vai của mình, rất ổn định nhưng lại không có đột phá. Lối dẫn truyện mới chính là thứ khiến tôi phải chú ý. Vào đề một cách nhanh chóng nhưng không một lời giải thích khiến khán cảm thấy tò mò , đoán già đoán non về những sự kiện khó lý giải. Một câu chuyện được lặp đi lặp lại nhưng mỗi lần có khác một chút vì phép thử sai của nhân vật chính, thử hoài mà không thoát được ngõ cụt  khiến cho khán giả bức bối, rồi một khúc cua đột nhiên xuất hiện khiến dòng chảy đổi hướng. Mọi khúc mắc vừa mới được giải tỏa thì một ngõ cụt khác lại xuất hiện, lại phải luẩn quẩn tìm lối ra.

Cũng giống như những bộ phim được xây dựng với mục đích thu hút khán giả, Edge of Tomorrow không chỉ kích thích trí tò mò của khán giả mà trong nó còn đan xen những tình huống gây cười và những khoảng lặng vì tình cảm và sự hy sinh mà các nhân vật trong phim dành cho nhau.

Đánh giá chung của HMP về bộ phim này: vừa gây ức chế nhẹ vừa gây cười; kỹ sảo, hành động đẹp cộng với một chút tình cảm; cái kết có hậu làm người xem không bị trằn trọc nếu xem vào buổi tối. Những yếu tố này đan xen, hòa quyện một cách vừa phải làm nên một bộ phim giải trí đáng xem.

Nhìn chung thì khi xem bất cứ bộ phim nào thì luôn có sự đánh đổi trong đó, có thể nó sẽ thỏa mãn mục đích của bạn và cũng có thể khiến bạn tiếc nuối vì thời gian đã bỏ ra, đôi khi còn gây ức chế nữa. Người khác thích bộ phim này còn bạn thì không, hoặc ngược lại. Vì vậy những đánh giá của người khác mà bạn đọc được đều chỉ mang tính chất tham khảo, cái quan trong hơn cả chính là kinh nghiệm đánh giá một bộ phim trước khi xem nó của bạn. Tiếp tục đọc

The Amazing Spider-Man 2 (2014)

Bài viết được hoàn thiện với sự giúp đỡ của Wind Castle 🙂

Thôi thì đã là bom tấn thì viết ngay cho nó nóng. Cho dù ra rạp đã khá lâu rồi nhưng bản HD thì chỉ mới xuất hiện trên internet gần đây (tính theo thời điểm xuất hiện bài viết này). Đây là ưu ái đầu tiên dành cho một tác phẩm của Marvel Studios, trước đây cũng có những bộ phim khác như Iron Man, Ghost Rider, Hulk, Captain America, Thor,… đã xuất hiện trên HMP nhưng chúng chỉ nằm chen chúc trong một bài viết mang tính chất sưu tập và giới thiệu những bộ phim của Marvel Studios.

Tại sao tôi lại viết về The Amazing Spider-Man 2? Vì nó để lại trong tôi những cảm xúc vẫn tồn tại đến bây giờ để có thể viết nên một thứ gì đó. Tuy nằm trong đại gia đình những siêu anh hùng nhưng Spider man có gì đó tách biệt so với phần còn lại. Doanh thu của bộ phim này có thể không sánh bằng Iron man 3 hay những pha hành động còn thua Captain America: The Winter Soldier một bậc, nhưng khi kết thúc bộ phim thì Spider man đã để lại trong lòng người xem không ít sự vương vấn.

Khi anh ấy cùng Gwen Stacy đang lâng lâng trong hạnh phúc thì làn mây đen đó kéo đến, rồi khi nó tan đi, mọi người vỡ òa trong hạnh phúc thì chỉ còn mình anh hét lên trong vô vọng gọi tên Gwen. Chỉ có thế thôi, cái kết ngắn ngủi nhưng để lại trong lòng người xem không ít tiếc nuối.

The Amazing Spider đã không đi cùng con đường với loạt phim trước do Tobey Maguire tham gia. Trước tiên hãy so sánh hai nam diễn viên của hai loạt phim này với nhau. Về cảm nhận của riêng cá nhân tôi thì không thích anh này vào vai Spider man một chút nào, nhưng đó chỉ là cảm giác khi tôi xem phần 1 năm 2012, còn đến bây giờ thì cảm nhận của tôi đã khác. Con đường khác nhau thì làm sao có thể so sánh một cách dễ dàng được, theo tôi thì Andrew Garfield đã làm khá tốt trong việc làm mới hình ảnh của Spider man, gần gũi hơn, thư  sinh hơn, vui vẻ hơn và cũng tâm trạng hơn. Riêng cái kết thôi cũng đã đủ khiến tôi yêu lỗi diễn xuất của anh ấy luôn rồi.

Còn về Emma Stone thì khó có thể chê được, có thể một phần vì tôi là một fan của Emma nên mới nói vậy! 🙂  So sánh với Kirsten Dunst trong loạt phim trước thì sao nhỉ, tôi đều thích cả hai diễn viên này ở mặt diễn xuất. Nhưng có vẻ Emma có đất diễn nhiều hơn Kirsten Dunst. Bản thân Emma vốn đã là một cô gái cá tính rồi nên việc cô ấy tham gia vào bộ phim này cũng chỉ là cách cô ấy thể hiện chính bản thân mình trên màn ảnh mà thôi. Trong The Amazing Spider-Man, cô bạn gái của chàng nhện độc lập hơn, cô ấy tự chọn con đường riêng cho mình, sẵn sàng tách khỏi người hùng, sánh vai cùng anh trong trận chiến, chỉ đáng tiếc là mọi thứ lại chấm dứt lúc cuối phim :(. Tiếp tục đọc

The Bourne Identity, The Bourne Supremacy và The Bourne Ultimatum

Một trilogy mà mỗi tập phim có điểm IMDB trung bình là 8.0, được chuyển thể từ loạt tiểu thuyết cùng tên, có một kịch bản hay, sự đan xen hợp lý giữa những pha đấu trí nghẹt thở với những cảnh hành động, rượt đuổi đẹp mắt. Đó chính là lý do khiến người xem càng ngày càng bị cuốn vào cuộc hành trình đi tìm sự thật của sát thủ mất trí Jason Bourne. Đây chính là món ăn mà những Fan film hành động, trinh thám không thể bỏ qua.

Khi xem ba bộ phim này tôi bổng liên tưởng đến trilogy Before Sunrise, Before Sunset và Before Midnight và loạt phim James Bond do Daniel Craig thủ vai:

  • Mặc dù là hai thể loại phim khác nhau nhưng cả trilogy Before Sunrise, Before Sunset và Before Midnight và The Bourne series đều khiến khán giả thỏa mãn ở mỗi tập phim, nếu bạn đã xem phần 1 thì chắc chắn bạn sẽ không thể đợi chờ mà phải xem phần 2 và phần 3 của nó.
  • Giống như James Bond series do Daniel Craig thủ vai, The Bourne series cũng là loạt phim hành động, trinh thám nhưng cách chinh phục khán giả của hai loạt phim này lại khác nhau. James Bond thường đóng vai kẻ săn lùng còn Bourne lại là kẻ bị săn lùng. Người xem thích James Bond ở cái mạnh mẽ dí dỏm còn Bourne thì là sự thông minh, nhanh trí và rất con người. Mặc dù đều là những kẻ đơn độc nhưng James Bond có phần may mắn hơn khi có được sự hỗ trợ từ MI6 hùng mạnh, còn Bourne, thứ duy nhất mà anh ấy có thể dựa vào chính là khát vọng tìm lại chính mình.

Không dễ để viết về The Bourne series bởi với thể loại hành động – trinh thám thì chính những điều bí ẩn và những tình tiết bất ngờ là những thứ tạo nên sức hấp dẫn của bộ phim, vì vậy tôi không thể tiết lộ nhiều nội dung với các bạn về loạt phim này, nhưng tôi dám chắc rằng nó sẽ lôi cuốn bạn đến cả những tình tiết cuối cùng. Bạn sẽ cùng theo bước trong cuộc hành trình đi tìm sự thật của điệp viên, sát thủ mất trí này. Tất cả mọi thứ đều nằm sau những tấm màn bí ẩn, vén được bức màn này lên thì một bức màn khác lại xuất hiện, có những lúc tưởng chừng đã đến gần với sự thật nhưng bỗng chốc lại quá xa vời, những lúc tưởng chừng đã đến ngõ cụt nhưng bạn lại vỡ òa vì bất ngờ với cách xử lý tình huống dứt khoát và thông minh của Bourne.

Tiếp tục đọc

Million Dollar Baby (2004)

Clint Eastwood là một trong những đạo diễn, diễn viên mà tôi yêu thích nhất. Với lối diễn xuất không lẫn vào đâu được, ông ấy chậm rãi dẫn người xem đi qua từng câu chuyện rất đỗi đời thường nhưng không kém phần ý nghĩa. Vốn là một ông già thích triết lý, Clint Eastwood chẳng bao giờ để khán giả hiểu được ý nghĩa trong những bộ phim của ông một cách rõ ràng, thấu đáo. Kết thúc của mỗi bộ phim đều để lại trong lòng người xem không ít tiếc nuối.

Million Dollar Baby được mở đầu bởi một giọng đọc trầm ấm quen thuộc với bất cứ Fan film Hollywood nào, giọng đọc đó như một thương hiệu, một lời khẳng định chắc chắn rằng đây là một bộ phim hay. Tôi đã giới thiệu bộ phim này đến đứa bạn cùng dãy trọ, nó đánh giá rằng bộ phim này rất hay, thậm chí nó đã rưng rưng nước mắt khi xem đến đoạn kết của bộ phim.

Những nhân vật trong bộ phim đều là những kẻ cứng đầu, họ ương bướng với bản thân, với cấp trên và với cả chúa trời. Nhưng trong họ luôn có khao khát muốn khẳng định mình, họ sẵn sàng trả giá để trở thành pháo hoa lóe sáng trong khoảnh khắc rồi vụt tắt. Cái kết nghiệt ngã cuối bộ phim khiến cho tất cả mọi người đều cảm thấy bất ngờ, đáng ra nó phải có một kết thúc có hậu cho dù không hoàn hảo như truyện cổ tích nhưng người xem mong muốn Maggie được đền đáp xứng đáng với sự kiên trì và lòng yêu nghề của cô. Nhưng cái kết không mong muốn đó lại tạo nên giá trị của bộ phim, con người ta muốn sống hết mình cho những điều mà họ yêu thích, họ bất chấp rủi ro, thậm chí nhìn thấy trước hậu quả nhưng họ vẫn bước tiếp, vì thế nên cái kết đó không phải là một bi kịch.

Bên cạnh cái kết không có hậu của nhân vật chính thì người xem cũng được an ủi phần nào khi lão già Eddie chiến thắng trân đấu thứ 110, cho dù đó không phải là trận đấu chính thức. Và chàng trai mảnh khảnh Danger Barch vẫn tiếp tục theo đuối ước mơ trở thành võ sĩ của mình, cái ước mơ có nền tảng mong manh nhưng điều đó có quan trọng! Thứ quan trọng hơn cả là Danger cảm thấy hạnh phúc vì nó.

Con người ta chỉ sống khi được theo đuổi ước mơ! Tiếp tục đọc

Catch me if you can (2002)

The wolf of wall street đã xuất hiện trên https://yify-torrents.com/ với số lượng download và upload cực khủng. Bộ phim này đã nối dài thêm chuỗi thất bại của  trước giải Oscar, một thất bại để lại trong lòng người hâm mộ biết bao tiếc nuối. Tuy là một kẻ “thất bại” nhưng  vẫn luôn là kẻ sáng suốt khi biết lựa chọn tham gia vào những bộ phim đình đám của thế giới. The wolf of wall street luôn nhận được sự chú ý của khán giả kể từ khi trailer của bộ phim được tung ra, là đối thủ nặng ký đối với bất cứ bộ phim nào khác trước các giải thưởng điện ảnh và điểm IMDB của nó là 8.5, quá khủng. Nhưng hôm nay tôi sẽ không đi sâu vào việc giới thiệu bộ phim này tới các bạn mà thay vào đó thì tôi sẽ giới thiệu về bộ phim Catch me if you can. Hi hi 🙂

Tại sao lại có sự ngược đời này? Một lý giải đơn giản là vì  cũng tham gia vào Catch me if you can, và có một sự trùng hợp thú vị là Catch me if you can cũng là một bộ phim dựa trên cuộc đời của một nhân vật có thật, đó là Frank Abagnale, một siêu lừa khét tiếng những năm 60 của thế kỷ trước.

Khi xem Catch me if you can các bạn sẽ được chứng kiến một cuộc truy đuổi dường như không có hồi kết giữa siêu lừa Frank Abagnale ( thủ vai) và điều tra viên Carl Hanratty (do diễn viên huyền thoại  thủ vai). Frank Abagnale, một kẻ có trí thông minh trời phú, bộc lộ “tài năng” lừa đảo từ năm 16 tuổi. Sau một biến cố gia đình Frank quyết định bỏ học và tận dụng “tài năng” đó để kiếm sống. Trong vòng 5 năm cậu đã ẩn danh dưới 8 vỏ bọc khác nhau và đút túi 2,5 triệu USD, đã bay trên 1.000.000 dặm (1.600.000 km), trên 250 chuyến bay của nhiều hãng hàng không khác nhau và bay đến 26 quốc gia bằng công tác phí của hãng PanAm. Cậu cũng có thể ở khách sạn miễn phí trong suốt thời gian này. Mọi thứ từ đồ ăn cho đến chỗ ở đều được PanAm chi trả.

Sẽ không có những pha rượt đuổi ngoạn mục, hay hành động đẹp mắt nhưng thay vào đó các bạn sẽ được thưởng thức những pha đấu trí nghẹt thở giữa thợ săn và con mồi, một kẻ có sự thông minh đáng ngưỡng mộ và một kẻ có sự kiên trì và dày dặn kinh nghiệm.

Tiếp tục đọc

Sin City (2005)

Có 3 lý do khiến tôi viết bài về Sin City: Thứ nhất là vì tôi thích nó, thứ hai là chưa có nhiều bài viết về nó và cuối cùng là vì phần 2 của Sin City sẽ được khởi chiếu trong năm 2014 này.

Không phải ai cũng có đủ kiên nhẫn để xem bộ phim này: Thứ nhất là vì nó thời lượng của nó dài tới 2h20′, thứ hai là vì bộ phim được thể hiện dưới dạng nửa đen trắng nửa màu mè, màu sắc tương phản cực kỳ rõ nét tạo nên hiệu ứng rất độc, và cuối cùng là cách kể chuyện cực kỳ khó hiểu. Để xem được bộ phim này các bạn phải biết tự mình xâu chuỗi các sự kiện, nhân vật lại với nhau và hiểu được cách tạo hình nhân vật khá độc đáo của đạo diễn.

Bạn đã từng xem Grindhouse Machete 300 Pulp Fiction Reservoir DogsKill Bill bao giờ chưa? Bạn có thích chúng không? Nếu câu trả lời là có thì đừng bỏ qua Sin City. Bộ phim là sự kết hợp tài năng từ 3 quái nhân Frank MillerRobert Rodriguez và Quentin Tarantino. Cũng chính vì sự hay ho quái đản có được từ phong cách của 3 đạo diễn này mà Sin City được gắn mắc  18+ bởi có rất nhiều cảnh quay đẫm máu và sexy.

Tiếp tục đọc

Fight Club (1999)

Đây là một bộ phim tâm lý – hành động gây kích động nhất mà tôi từng xem. Bộ phim là câu chuyện dài dòng, luẩn quẩn, tăm tối, khó hiểu và có cái kết cực kỳ bất ngờ. Hầu hết thời gian của bộ phim bạn sẽ được thấy những cảnh đánh đấm cực kỳ tàn bạo, phá hoại tài sản công cộng, cuộc sống bẩn thỉu của những nhân vật chính. Nếu như ở Việt Nam thì chắc chắn rằng muôn đời bộ phim này sẽ không được ra rạp. Nhưng như tôi đã nói ở trên Fight Club là một bộ phim khó hiểu, phải đến những phút cuối của bộ phim thì mọi thứ mới sáng tỏ, lúc đó bạn mới vỡ òa với ý nghĩa của nó. Ẩn dấu đằng sau những hình ảnh đó là sự phê phán gay gắt xã hội hiện đại, guồng quay của xã hội dường như cuốn người ta đi quá nhanh khiến họ quên mất những giá trị đích thực của cuộc sống. Như nhân vật Tyler Durden (do Brad Pitt thủ vai) đã nói : You’re not your job. You’re not how much money you have in the bank. You’re not the car you drive. You’re not the contents of your wallet. You’re not your fucking khakis. You’re the all-singing, all-dancing crap of the world.

Sự bế tắc của xã hội đã lên tới đỉnh điểm, không chỉ giới trẻ không tìm thấy lối đi riêng mà cả những người thành công cũng cảm thấy bí bách trong cuộc sống và công việc của họ. Đó chính là lý do mà Fight Club ra đời, ở đó con người ta có thể bộc lộ hết bản chất của mình, bản chất của sự tàn bạo. Ở đó họ đấu tranh với một thứ đáng sợ, mạnh mẽ nhất và tàn bạo nhất, đó chính là bản thân mỗi con người. Tiếp tục đọc

Catching fire (2013)

Quá nhanh và quá nguy hiểm! Không ngờ trang web http://yify-torrents.com/ lại có bộ phim này sớm đến thế. Tôi cứ nghĩ rằng phải đến 3 tháng nữa may ra mới có bản torrent cho phim này.

Không kìm lòng được trước thông tin nóng hổi này tôi phải chia sẻ nó với các bạn ngay lập tức khi mà tôi vẫn chưa xem được phút nào của bộ phim này Tiếp tục đọc

Xem phim gì tết này!

Vậy là tôi đã ra trường được 3 tháng, cũng mới nhận việc. Nhìn chung là công việc cũng không có gì gọi là quá khó khăn, nhưng dù sao công việc vẫn luôn là công việc, muốn có cái gì đó để đổ vào mồm thì phải cố mà cày. Sẽ không còn như thời sinh viên nữa, một năm về nhà hai lần, thứ nhất là mấy tháng hè và thứ hai là tết.

Tết năm nay cũng khác tết xưa, năm trước vẫn còn nhận được lì xì (cho dù không được nhiều), năm nay thì thôi đừng có mong đợi nữa, còn phải lì xì cho tụi nhỏ nữa, thôi chắc trốn ở nhà quá. Mà tết nay cũng ngắn nữa, tối 28 lên xe đến sáng thì tới nơi; tối mùng 5 lại lên xe để về với Sài thành bụi băm bon chen: Ăn tết đúng 1 tuần.

Càng sống ở Sài Gòn mình càng nhớ Phố núi, nhớ cả những con đường uốn lượn khúc khủy, nhớ con người hiền hậu nơi đây và nhớ cả cái thời tiết đặc biệt vùng Tây Nguyên, thấy trời nắng là thế đấy mà đi ngoài đường không khoác một cái áo ngoài thì cũng phải run cả người.

Chỉ có một tuần thôi, phải tranh thủ, phải sắp xếp mọi thứ đâu ra đấy để không lãng phí thời gian vàng ngọc. Ban ngày thì cùng người thân chuẩn bị tết, thăm bà con hàng xóm và đặc biệt là không được say khướt. Buổi tối thì ôm hai thằng em, cùng xem phim.

Nhìn chung thì thời gian cũng không nhiều mà cũng chẳng ít, đủ để ta có thể xem những bộ phim thuộc đủ thể loại, từ giải trí đơn thuần đến những bộ phim nghệ thuật, phim hành động đến phim tình cảm và từ phim cổ đến những bộ phim bom tấn mới ra lò.

Hôm nay tôi sẽ giới thiệu với các bạn các bộ phim mới và review lại những bộ phim đã xuất hiện trên https://heomephim.wordpress.com. Tiếp tục đọc

Seven samurai (1954)

Trước đây tôi đã có dịp giới thiệu với các bạn về bộ phim The Good, the Bad and the Ugly, một bộ phim về cao bồi miền tây với thời lượng gần 3 tiếng. Hôm nay tôi sẽ giới thiệu với các bạn một bộ phim còn khủng hơn thế nữa, 3 tiếng rưỡi (201 phút), đó chính là Seven Samurai – một bộ phim của Hoàng đế điện ảnh Nhật Bản Akira Kurosawa.

Akira Kurosawa

Nếu bạn là một Fan film đích thực tôi tin rằng bạn sẽ biết đến những tác phẩm của vị đạo diễn nổi danh thế giới này. Akira Kurosawa có tới 6 bộ phim có điểm IMDB từ 8.1 trở lên – có nghĩa là những bộ phim này đều nằm trong danh sách 100 bộ phim vĩ đại nhất của IMDB, thật đáng ngưỡng mộ. Ông đã mất vào năm 1998, bộ phim nổi danh cuối cùng của ông sản xuất vào năm 1985, những bộ phim khác đều sản xuất vào những năm 1950 và 1960, cách đây hơn nửa thế kỉ, nhưng ông vẫn là một tượng đài để các đạo diễn hiện nay học hỏi, không chỉ về ý nghĩa trong những bộ phim mà còn là cách mà ông truyền tải chúng đến với người xem.

Seven samurai là bộ phim được rất nhiều người yêu thích và ngưỡng mộ, là tác phẩm hay nhất của Akira Kurosawa. Bộ phim tái diễn lại trận đánh giữa 7 vị Samurai cùng dân làng chống lại một toán cướp cả trăm tên với trang bị súng ống đầy đủ. 7 vị Samurai chỉ mới được tập hợp trong thời gian ngắn, trẻ có, già có, và có cả những Samurai nửa vời. Còn dân làng thì nhu nhược, đã bao đời qua họ đã quen với việc bị cướp bóc, họ quen cầm cái quốc cái xẻng hơn là cầm gươm cầm giáo. Một trận chiến giữa châu chấu và voi!.

Trận chiến này khiến tôi nghĩ đến cuộc chiến tranh giữa quân dân Việt Nam với đế quốc Mỹ. Các Samurai cùng dân làng đã tận dụng tất cả các lợi thế về địa hình, sử dụng cách đánh du kích, nghi binh và đánh úp cực kỳ hiệu quả. Thay vì bẻ cả bó đũa họ quyết định tách nhỏ sức mạnh quân địch để bẻ từng chiếc đũa. Tiếp tục đọc

2 Guns (2013)

Không phải là những tuyệt phẩm như Scarface hay The Usual Suspects nhưng 2 Guns vẫn thừa sức hấp dẫn đối với bạn khi chỉ trong 20 phút đầu bộ phim sẽ đưa bạn hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, khi mà kẻ xấu bỗng trở thành người tốt và người tốt thực chất lại là kẻ xấu. Nghe có vẻ luẩn quẩn nhỉ, nhưng bộ phim lại không hể gây nhức đầu cho người xem khi kịch bản của bộ phim khá đơn giản, không có quá nhiều tình tiết ly kì hay ẩn ý khiến người xem phải động não nhiều. Nhìn chung đây là một bộ phim hành động hấp dẫn sau một tuần lao động vất vả.

Bobby và Stig, hai tên tội phạm quyết đinh cướp một ngân hàng địa phương mà chúng biết chắc rằng trong đó có chứa 3 triệu Đô la, nhưng không ngờ số tiền thực tế lớn hơn rất nhiều lần – 43 triệu Đô la :). Trúng mánh chưa chắc đã vui, số tiền khổng lồ đó lại liên quan đến rất nhiều phe phái mà bên nào cũng rất khó nhai, đầu tiên là một tên trùm buôn ma túy giết người như ngóe, thứ 2 là Cơ quan bài trừ ma túy Hoa Kỳ DEA, thứ 3 là Hải quân Mỹ và cuối cùng là Cơ quan tình báo Trung ương Hoa Kỳ CIA.

Tất cả đều muốn có được số tiền đó cho riêng mình, và nếu Bobby và Stig muốn giữ được mạng thì phải trả lại số tiền nhưng biết trả cho ai bây giờ!? :(.

Bộ phim với sự tham gia của  một diễn viên đã quá nổi tiếng với các vai cảnh sát và Mark Wahlberg diễn viên của The Fighter và The Departed – chỉ với hai tên tuổi này cũng đã đảm bảo được độ hấp dẫn của bộ phim.

Tiếp tục đọc

White House Down và Olympus Has Fallen (2013)

Không biết năm nay là cái năm gì mà người dân Mỹ liên tục đánh bom Nhà Trắng của họ, Tổng thống hết bị sỉ nhục rồi đến bị dí cho chạy vòng vòng xung quanh cái bể cá – xem mà hài đếch chịu được.

Có thế mới biết nước Mỹ là đất nước của tự do, cho dù cái tự do của họ cũng có cái mặt trái của nó nhưng không thể phủ nhận rằng xã hội Mỹ là xã hội đề cao quyền tự do cá nhân, bất cứ ai cũng có quyền thể hiện quan điểm riêng, thế mới có chuyện Tổng thống thường xuyên “được” mang lên màn ảnh, chỉ trích cũng có và ca ngợi cũng có, các Show truyền hình thực tế cũng mang hình ảnh của Tổng thống ra để giải trí cho khán giả. Đối với họ Tổng thống xét cho cùng cũng chỉ là một cái nghề, chỉ có điều nó đặc cái biệt hơn những nghề khác khi con người ngồi ở cái ghế quyền lực đó phải nằm trong số những người tài giỏi nhất đất nước. Con người đó được trao cho quyền lực và những đặc quyền không ai có và kèm theo đó cũng là những trách nhiệm nặng nề. Họ có một hệ thống chặt chẽ và rộng lớn nhằm đảm bảo quyền lực của Tổng thống không bị lạm dụng đồng thời đảm bảo Tổng thống thực hiện đúng quyền lực của mình, hệ thống thống ấy kéo dài khắp các hệ thống của nhà nước cho đến việc người dân và báo chí tự do thể hiện quan điểm của mình.

Thời gian qua tôi đã xem hai bộ phim White House Down và Olympus Has Fallen (tôi thích White House Down hơn :)), cả hai bộ phim đều có kịch bản khá giống nhau: Nhà Trắng bị các phần tử khủng bố đánh bom, Tổng thống bị bắt cóc và một người anh hùng đơn độc vượt qua làn mưa bom bão đạn để giải cứu Tổng thống – Một kịch bản đậm chất Hollywood. Nguyên nhân của những hành động khủng bố này bắt đầu từ các cuộc chiến tranh do Mỹ khởi xướng tại trung Đông, Triều Tiên và từ các mâu thuẫn, xung đột ngay trong lòng nước Mỹ.

Nhiều người thắc mắc tại sao Tổng thống và Nhà Trắng lại hay được mang lên phim như vậy? Đơn giản đó là đại diện cho một nhánh quyền lực nước Mỹ (trong tam quyền phân lập), nhánh quyền lực được tập trung cao độ, tất cả quyền hành pháp được tập trung ở trong tay một người; và đương nhiên việc mang một cá nhân lên màn ảnh để phân tích bao giờ cũng dễ hơn là một tập thể. Ngoài ra Tổng thống Mỹ cũng chính là tổng chỉ huy quân đội, mà chiến tranh lại là để tài rất ưa thích của các nhà làm phim Hollywood.

Nhìn chung White House Down và Olympus Has Fallen đều là hai bộ phim hành động thành công với những cảnh quay khá đẹp mắt, tuy nhiên nó sẽ vẫn không được coi là bộ phim hay trong con mắt của người xem khó tính bởi nó có nhiều tình tiết không hợp lý khó mà chấp nhận được trong thực tế. Đối với cá nhân tôi thì thấy rằng đây là những bộ phim giải trí hấp dẫn dành cho những bạn thích phim hành động. Tiếp tục đọc

How to train your dragon (2010)

How to train your dragon không phải là một bộ phim mới và tôi chắc rằng rất nhiều bạn đã xem bộ phim này rồi. Cùng với Wall-E thì bộ phim này là bộ phim hoạt hình mà tôi yêu thích nhất trong số các bộ phim được sản xuất từ năm 2000 trở lại đây. Năm 2013 hãng phim Dream Works đã rục rịch chuẩn bị phần 2 của How to train your dragon, một thời gian khá dài sau khi phần 1 được phát hành. Hy vọng rằng phần 2 này sẽ tiếp bước thành công của phần 1 khi vừa đạt được doanh thu cao vừa trở thành một trong những bộ phim hoạt hình được ưa thích nhất trên http://www.imdb.com/

Tuy nhiên tôi lại không hề có duyên với How to train your dragon khi mà sau hơn 1 năm kể từ khi phát hành thì tôi mới xem nó. Nguyên nhân mà tôi không có cảm tình với bộ phim này bởi Poster của nó trông không được đẹp cho lắm – tôi cho rằng con rồng Night Fury mà họ vẽ chẳng ra sao cả, nó giống một con mèo được lắp cánh hơn à một con rồng. Nhưng đến khi xem bộ phim này thì tôi mới hiểu được dụng ý của tác giả, đây là một con rồng rất cá tính, rất đặc biệt khiến khán giá phải nhớ về nó. Night Fury có linh hồn của một con chó, sự lanh lẹ của một con mèo và cả sự mạnh mẽ của một con rồng – rất thú vị.

Ngoài sự sáng tạo trong việc tạo hình các loại rồng khác nhau thì How to train your dragon còn là một bộ phim rất ý nghĩa, nó không chỉ được thể hiện xuyên suốt quá trình nuôi rồng của cậu bé Hiccup mà còn ở cái kết rất tuyệt vời: cảnh Night Fury bất chấp hiểm nguy lao vào biển lửa để để cứu Hiccup, và khi nhìn thấy Hiccup bị mất một chân thì tôi cảm thấy thực sự sốc, cái kết cục của nó không được toàn vẹn như những bộ phim hoạt hình khác. Nhưng sự không toàn vẹn đó lại làm nên ý nghĩa của bộ phim: Hipccup bị mất một bên chân còn Night Fury thì mất một bên cánh, cả hai đều thiếu sót nhưng họ đã biết bổ sung cho nhau để cùng tung cánh trên bầu trời.

Trong thời gian đợi phần 2 ra lò thì chúng ta cùng nhau xem lại phần 1 nha! Click vào link dưới đây để tải về Tiếp tục đọc

Unforgiven (1992)

Thêm một tác phẩm tuyệt vời nữa của diễn viên, đạo diễn tài ba Clint Eastwood. Lần này ông hóa thân vào nhân vật William Munny – một sát thủ đã gác kiếm sống trong một căn nhà nhỏ với hai đứa con, thu nhập chính của gia đình chủ yếu từ chăn nuôi. Một ngày nọ, Schofield Kid – một tên cao bồi nửa mùa tìm đến Munny và đề nghị ông cùng hợp tác trong một phi vụ làm ăn có giá trị 1000 $ (số tiền khá lớn trong thời điểm đó). Nhiệm vụ của họ là giết 2 người đàn ông đã rạch mặt một gái điếm. Cùng với Ned Logan (do Morgan Freeman thủ vai) họ cùng nhau đi săn món tiền thưởng đó. Nhưng không phải công việc nào cũng dễ dàng, đặc biệt là giết những người được sự bảo vệ chặt chẽ của cảnh sát địa phương. Tiếp tục đọc

Blood Diamond (2006)

Một bộ phim với sự tham gia diễn xuất của tài tử điện ảnh Leonardo DiCaprio. Bộ phim này từ khi download xong đến khi tôi chính thức xem nó là tới 6 tháng bởi một lẽ tôi không có hứng thú nhiều lắm đối với phim hành động do Leonardo đóng, nhưng sau khi xem xong tôi mới thấy thật hối tiếc khi không xem nó sớm hơn.

Trong phim Leonardo hóa thân vào nhân vật Danny Archer, một cựu binh chuyên đi săn lùng kim cương tại Sierra Léon, một quốc gia giàu tài nguyên nhưng nghèo nàn và đầy bạo lực. Nguồn tài nguyên quý giá nhất tại đất nước này chính là kim cương, thứ mà các tập đoàn tại các cường quốc phương tây vô cùng thèm muốn, kim cương được xuất lậu qua biên giới và gần như toàn bộ số tiền đó chảy vào túi của quân phiến loạn.  Tiếp tục đọc

Dòng máu anh hùng (2007)

Chất lượng phim của Việt Nam ngày càng được cải thiện, đặc biệt là các sản phẩm của các hãng phim tư nhân. Vào khoảng đầu những năm 2000, Việt Nam có rất nhiều các tác phẩm hay, mở đầu của dòng phim thị trường nhưng không hề xa rời các giá trị nghệ thuật, một số tác phẩm tiêu biểu như chuyện của Pao, mùa len trâu, sống trong sợ hãi, dòng máu anh hùng,…

Trong tất cả các tác phẩm ở trên, Dòng máu anh hùng là tác phẩm gây ấn tượng nhiều nhất cho tôi, mặc dù giá trị nghệ thuật mà nó truyền tải không nhiều và bộ phim còn mắc phải rất nhiều lỗi nhưng nó chính là con sóng đầu và cũng là hình mẫu cho các bộ phim võ thuật sau này của Việt Nam. Đến cả mẹ của tôi cũng phải mê tít khi xem Dòng máu anh hùng, bà cực mê những pha võ thuật đẹp mắt của Johnny Trí Nguyễn. Tiếp tục đọc

Zombieland (2009)

Chỉ có sự tham gia của 4 diễn viên chính xuất hiện xuyên suốt cả bộ phim nhưng đều là những diễn viên khá nổi tiếng, Woody Harrelson trong No Country for Old Men, Jesse Eisenberg trong The Social Network, Emma Stone trong The Help và cô bé cute Abigail Breslin trong Little Miss Sunshine mà tôi đã giới thiệu ở Topic trước.

Đây là một bộ phim hài, hành động và hơi kinh dị, kịch bản bộ phim khá đơn giản, chủ yếu là kể về câu chuyện của 4 con người lạc lõng còn sót lại khi mà một loại virus lan rộng và biến mọi người thành Zombie. Đan xen giữa những tình huống hài hước còn có những giây phút phảng phất buồn khi những nhân vật chia sẻ về những mất mát của mình; cả 4 con người đều mất gia đình nhưng sau chuyến hành trình dài vượt qua bao nhiêu khó khăn thì họ đã tìm được gia đình mới của mình. Tiếp tục đọc

The Usual Suspects (1995)

Trong máy tính của tôi có riêng một Folder dành cho phim thuộc thể loại tội phạm. Tôi luôn bị thu hút bởi thể loại phim này, có lẽ nó những bộ phim này luôn có xu hướng phá vỡ những chuẩn mực, những suy nghĩ đơn thuần trong cuộc sống bình thường, nó luôn có khả năng gây kích động người xem.

The Usual Suspects là một bộ phim thuộc thể loại phim tội phạm – lỳ kỳ. Bộ phim kể về câu chuyện của một nhóm tội phạm, với sự thông minh và cả liều lĩnh chúng đã gây ra những vụ cướp chấn động, thậm chí còn gây ảnh hưởng đến một số quan chức trong thành phố. Tuy vậy không có một vụ cướp nào là không để lại dấu vết, chúng đã thu hút được sự chú ý của một tên tội phạm bí ẩn tên là Keyser Söze, hắn đã thu thập những thông tin về các thành viên trong nhóm cướp và đe dọa chúng. Hắn yêu cầu chúng thực hiện một phi vụ lớn, một phi vụ tạo nên bước ngoặt lớn trong cuộc đời của mỗi thành viên trong nhóm cướp.

Tiếp tục đọc

Resident Evil

Đây là một series phim hành động với sự tham gia của người đẹp Milla Jovovich (diễn viên chính trong phim Return to the Blue Lagoon).

Alice là nhân vật chính trong phim, cô làm việc cho một tập đoàn tên là Umbrella – Đây là một tập đoàn hùng mạnh, xuất hiện trên tất cả các quốc gia, nguồn tiền của họ không chỉ bắt nguồn từ những việc kinh doanh đơn thuần mà còn từ việc nghiên cứu vũ khí, đặc biệt là vũ khí sinh học. Virus T là một trong số những sản phẩm của tập đoàn này, một lần do sự cố ý của con người, Virus T thoát ra khỏi không khí, lây lan và biến con người thành Zombie.

Alice là một trọng những người còn sống, họ tập hợp lại để chiến đấu và chống lại sự cầm quyền của tập đoàn Umbrella. Trong phim có những pha hành động rất đẹp mắt, đặc biệt bộ phim cũng quy tụ được những diễn viên khá xinh đẹp.

Về đánh giá của bản thân tôi thì đây không hẳn là một bộ phim đặc sắc, kịch bản phim khá đơn giản, cách kể chuyện được diễn đạt một cách thông thường, rất ít có những chi tiết kỳ bí, hoặc một điểm nhấn đặc sắc. Tuy nhiên nó vẫn rất đáng xem vì nó hội được những đặc điểm nổi bật của những bộ phim hành động, những pha bắn súng, hành đồng đẹp mắt và diễn viên xinh đẹp. Bộ phim đã được sự ủng hộ khá tốt từ phía người xem và đạt doanh thu cao.

Tiếp tục đọc