Pretty Woman (1990)

Người ta thường nói “đời không như là mơ” hay “cứ như là phim ấy”. Nhưng mà con người ta vẫn luôn thích mơ mộng và luôn thích xem phim. Phim ảnh và đời thường luôn có những ranh giới mà tôi tin rằng không thể xóa bỏ, mặc dù trong những năm gần đây người ta thích làm những bộ phim sát với thực tế, thậm chí với cả những bộ phim giả tưởng thì những đạo diễn phải học thêm cả những môn khoa học khác như Vật lý hay Hóa học,… Điều này cũng dễ hiểu thôi vì khán giả bây giờ cũng đâu phải là tay mơ, họ khôn lên nhiều rồi. Chúng ta có thể thấy cách đây khoảng 5-6 năm trở về trước thì dòng phim thần thoại hay phép thuật vẫn có chỗ đứng vững chắc trong lòng khán giả mà đại diện tiêu biểu là series phim Harry Potter. Nhưng gần đây thì sự chuyển tiếp đã có thể thấy rõ, vẫn là thể loại giả tưởng nhưng chúng đã gắn rất chặt với xã hội loài người, với những lý lẽ khá chặt chẽ, thậm chí tôi tin rằng tác giả của những cuốn sách best seller được chuyển thể thành phim rất am hiểu triết học, tâm lý học, xã hội và cả chính trị nữa. Một trong những nạn nhân nổi tiếng đầu tiên của sự chuyển tiếp này là Percy Jackson, phần một của series này khá ổn vì vẫn được khán giả đón chào nồng nhiệt nhưng phần hai thì tôi thấy nó chìm nghỉm luôn rồi (mà một phần tôi thấy cũng là do kịch bản của nó chẳng thấy có nút thắt nào đặc sắc cả), chắc chẳng có phần sau nữa đâu.

Tạm dừng câu chuyện ở hiện tại để đến với câu chuyện của cách đây 15 năm (hay thậm chí mấy chục năm về trước). Kỹ xảo chưa phát triển là một trong những lý do khiến những bộ phim giả tưởng chưa phát triển – nhiều người đồng ý với quan điểm này, trong đó có tôi. Nhưng còn một lý do khác nữa đó là sự phát triển của truyền thông và mạng xã hội. Ở thời điểm hiện tại, con người ta dễ dàng tiếp xúc với vô vàn thông tin khác nhau ở nước ta, nước ngoài, và cả ở cách đây nửa vòng trái đất. Thông tin không chỉ đi nhanh mà còn kèm theo những phân tích trái chiều của nhiều chuyên gia khác nhau, thuyết âm mưu, ngày hôm nay nước Mỹ có bao nhiêu lính chết ở đất nước Irag xa xôi; ở một thế giới phẳng thì chỉ cần nhỏ một giọt nước xuống thôi thì nó cũng có khả năng lan tỏa đi khắp thể giới. Nhờ thế mà con người ta biết nhiều hơn, thông minh hơn, cũng vì thế mà điện ảnh cần phải thay đổi để phù hợp với cách nhìn mới của khán giả. Hiện tại người ta công bằng với nhau về thông tin nhưng lâu lâu lâu trước đó thì con người ta thường chỉ công bằng với nhau về mặt cảm xúc, ai ai cũng có thể biết vui buồn, yêu ghét. Những câu chuyện lãng mạn cũng vì thế mà nó dễ dàng được chấp nhận, dù phi thực tế.

pretty woman 2

Nếu Pretty Woman được sản xuất trong những năm gần đây thì chắc chắn nó sẽ bị gọi là ngôn tình kiểu Mỹ và xếp chung nhóm với Fifty shades of Grey. May mắn thay là nó đã được sinh ra vào năm 1990 và đến tận bây giờ vẫn có người xem nó, thế là nó được xếp thành đồ cổ, mà đồ cổ thì chắc chắn phải có gì đó quý giá rồi.

Như tôi đã nói ở trên, điện ảnh và cuộc sống luôn có những ranh giới không bao giờ có thể xóa nhòa. Thậm chí đó là một bộ phim tài liệu tuyệt hay thì ranh giới đó vẫn tồn tại cho dù mỏng manh. Nếu không phải là một người trong cuộc thì qua một bộ phim ta vẫn không thể hiểu được sự đau đớn mà một người lính bị thương, của một bênh nhân ung thư, sự bất công của người da màu phải chịu đựng,… Nhưng ta vẫn có thể thấu hiểu, thông cảm, và ước mong. Vì thế mà con người ta thích mơ, giống như tôi vậy, càng về khuya tôi viết càng khỏe vì ban đêm là thời gian dành cho những giấc mơ mà, làm gì có ai có thể ngăn cản giấc mơ của ta, thế nên cứ mơ thôi.

Pretty Woman, câu chuyện của một cô gái điếm vớ được một chàng trai vừa đẹp vừa giàu vừa tử tế, nếu là chuyện cổ tích thì là lọ lem và hoàng tử nhỉ. Dĩ nhiên lọ lem thời hiện đại phải có gì đặc biệt thì hoàng tử mới yêu chứ, đó là điều cần thiết, ngoài ra thì chẳng cần gì cả vì mọi sự ngẫu nhiên được sắp xếp quá khéo léo với nhau: Gặp nhau tình cờ, ở với nhau cũng tình cờ, rồi chia xa để sau đó quay lại vì một lý do đơn giản: chúng ta thuộc về nhau. Cuộc sống thì ít gặp được những sự may mắn đó lắm nhưng ta dễ dàng bỏ qua sự vô lý đó khi ta chỉ là một kẻ ngoài cuộc. Nhưng nếu những cô gái điếm xem Pretty Woman thì sẽ có rất nhiều người chề môi chê bai vì hơn ai hết, chính họ là người hiểu rõ nhất điều gì luôn thường đến với một cô gái điếm.

Tôi chỉ là một kẻ mơ thôi! Nên tôi thích bộ phim này.

Nếu bạn muốn tải Pretty Woman về hãy tham khảo link này: Những Web chia sẻ torrent hàng đầu

pretty woman

Dances with Wolves (1990)

Tôi mới xem xong bộ phim này tối hôm qua, suốt gần 4 tiếng đồng hồ trầm tư, không gian tĩnh lặng nhưng trong đầu tôi lẫn lộn rất nhiều suy nghĩ khác nhau mà nỗi buồn là thứ cảm xúc lấn át hơn cả. Thật khó để viết nhiều về bộ phim này, vậy thay vì nói ra suy nghĩ của chính mình thì tôi sẽ mượn lời của một con người xưa cũ, vị tù trưởng nổi tiếng Seattle. 

Năm 1854, Tổng thống thứ 14 của nước Mỹ là Franklin Pierce muốn người da đỏ nhượng bớt đất cho người da trắng. Tù trưởng Seattle của bộ lạc da đỏ Duwamish và Supuamish đã trả lời với người đại diện của Tổng thống Hoa Kì. Bài trả lời được Tiến sĩ Henry A.Smith ghi và dịch ra tiếng Anh. 
Bức thư được coi là văn kiện hay nhất xưa nay nói về mối quan hệ thiêng liêng của các tộc người thiểu số đối với đất đai quê hương ngàn đời của họ và quan niệm thâm thúy của họ về môi trường sống của con người cũng như tham vọng thôn tính của một đế quốc.
Dances with Wolves 2

“Bầu trời này, nguồn sưởi ấm đất đai của chúng tôi làm sao Ngài có thể mua bán nổi? Ý nghĩ sao mà lạ lùng đối với chúng tôi. Nếu chúng tôi không có bầu không khí trong lành này và mặt nước long lanh, thì làm sao Ngài có thể mua nổi? 

Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong ký ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang trong đó ký ức của người da đỏ. 

Khi người da trắng chết đi, họ thường dạo chơi giữa các vì sao và quên đi đất nước họ sinh ra. Còn chúng tôi, chúng tôi chẳng thể quên được mảnh đất tươi đẹp này. Bởi lẽ mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều cùng chung một gia đình. 

Ấy thế mà vị thủ lĩnh vĩ đại ở Washington lại ngỏ ý muốn mua mảnh đất này của chúng tôi. Họ đòi hỏi quá nhiều và hứa hẹn dành cho chúng tôi một nơi sống thoải mái, và rồi họ sẽ là người cha chăn dắt và chúng tôi sẽ trở thành những đứa con của họ. Vậy, chúng tôi phải cân nhắc ý muốn đất đai của họ. Nhưng, quả không phải việc giản đơn, bởi lẽ mảnh đất này đối với chúng tôi là thiêng liêng. 

Dòng nước óng ánh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối đâu chỉ là những giọt nước, mà còn là máu của tổ tiên chúng tôi. Nếu chúng tôi bán mảnh đất này cho Ngài, Ngài phải nhớ rằng, Ngài phải dạy bảo con cháu rằng, mảnh đất này là thiêng liêng và những tia sáng chói chang phản chiếu từ mặt hồ trong vắt sẽ nói lên cái gì đó về ký ức của người da đỏ. Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông chúng tôi. 

Những dòng sông là người anh em của chúng tôi, làm chúng tôi nguôi đi những cơn khát. Những dòng sông chuyên chở những con thuyền và nuôi lớn con cháu chúng tôi… Nếu có bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải nhớ dạy bảo con cháu Ngài những dòng sông là người anh, người em của chúng tôi và các Ngài từ nay trở đi phải đối xử tử tế với những dòng sông như Ngài đã đối xử với anh em Ngài.  

Tôi biết người da trắng không hiểu cách sống của chúng tôi. Đối với họ, mảnh đất này cũng như mảnh đất khác, bởi lẽ họ là kẻ xa lạ, và trong đêm tối, họ lấy đi từ lòng đất những gì họ cần. Mảnh đất này đâu phải là những người anh em của họ, mảnh đất này là kẻ thù của họ và khi đã chinh phục được, thì họ sẽ lấn tới. Mồ mả tổ tiên của họ, họ còn quên và họ cũng chẳng cần tới dòng tộc của họ. Họ cư xử với mẹ đất và anh em bầu trời như những vật mua được, tước đoạt được, rồi bán đi như những con cừu và những hạt kim cương sáng ngời. Lòng thèm khát của họ sẽ ngấu nghiến đất đai, rồi để lại đằng sau những bãi hoang mạc. 

Tôi biết, cách sống của chúng tôi khác với cách sống của Ngài. Cảnh đẹp nơi thành phố của Ngài làm nhức nhối con mắt người da đỏ. Có lẽ, người da đỏ hoang dã và tăm tối chăng? 

Dances with Wolves 4

Ở thành phố của người da trắng, chẳng có nơi nào yên tĩnh cả, chẳng có nơi nào là nghe được tiếng lá cây lay động vào mùa xuân hay tiếng vỗ cánh của côn trùng. Nếu có nghe thấy thì đó cũng chỉ là những tiếng ồn ào lăng mạ trong tai. Và cái gì sẽ xảy ra đối với cuộc sống, nếu con người không nghe được âm thanh lẻ loi của chú chim đớp mồi hay tiếng tranh cãi của những chú ếch ban đêm bên hồ? Tôi là người da đỏ, tôi thật không hiểu nổi điều đó. Người Anh-điêng chúng tôi ưa những âm thanh êm ái của những cơn gió thoảng qua trên mặt hồ, được nước mưa gội rửa và thấm đượm hương thơm của phấn thông. 

Không khí quả là quý quá đối với người da đỏ, bởi lẽ bầu không khí này là của chung, muông thú, cây cối và con người cùng nhau hít thở. Người da trắng cũng cùng chia sẻ, hít thở bầu không khí đó. Nhưng hình như người da trắng chẳng để ý gì đến nó. Nếu chúng tôi bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải nhớ rằng không khí đối với chúng tôi là vô cùng quý giá và phải chia sẻ linh hồn với tất cả cuộc sống mà không khí ban cho. Ngọn gió mang lại hơi thở đầu tiên của cha ông chúng tôi và cũng nhận lại hơi thở cuối cùng của họ. Nếu có bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải giữ gìn và làm cho nó thành một nơi thiêng liêng cho ngay cả người da trắng cũng có thể thưởng thức được những làn gió thấm đượm hương hoa đồng cỏ. 

Như vậy, chúng tôi mới cân nhắc những ý muốn mua mảnh đất này của Ngài. Nếu có quyết định chấp nhận yêu cầu của Ngài, chúng tôi phải đưa ra một điều kiện – đó là, người da trắng phải đối xử với các muông thú sống trên mảnh đất này như những người anh em. 

Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác. Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua. Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống. Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú? Và nếu chúng ra đi, thì con người cũng sẽ chết dần chết mòn vì nỗi buồn cô đơn về tinh thần, bởi lẽ điều gì sẽ xảy đến với con thú thì cũng chính xảy ra đối với con người. Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc. 

Ngài phải dạy cho con cháu rằng mảnh đất dưới chân chúng là những nắm tro tàn của cha ông chúng tôi, và vì thế, chúng phải kính trọng đất đai. Ngài phải bảo chúng rằng đất đai giàu có được là do nhiều mạng sống của chủng tộc chúng tôi bồi đắp nên. Hãy khuyên bảo chúng như chúng tôi thường dạy con cháu mình: Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của đất. Con người chưa biết làm tổ để sống, con người giản đơn là một sợi tơ trong cái tổ sống đó mà thôi. Điều gì con người làm cho tổ sống đó, tức là làm cho chính mình. 

Ngay cả đối với người da trắng, họ được đi cùng và nói chuyện với chúng như người bạn đối với người bạn, cũng không thể nào tránh khỏi số phận chung của con người. Sau hết chúng ta có thể trở thành anh em và hãy chờ xem. Nhưng điều mà chúng tôi biết trước được là đến một ngày nào đó người da trắng sẽ hiểu là chúng ta có cùng một Chúa, có thể lúc này Ngài nghĩ Ngài có Người (Chúa) nên Ngài muốn có mảnh đất này của chúng tôi. Nhưng Ngài sẽ không thể nào có được. Người là vị chúa của con người và tình cảm của Người sẽ được chia sẻ công bằng cho người da đỏ cũng như người da trắng. Mảnh đất này đối với Người là quý giá và làm tổn hại đến mảnh đất là khinh rẻ Đấng tạo thế. Người da trắng cũng vậy, rồi sẽ qua đi và còn sớm hơn tất cả các bộ lạc khác. Làm ô uế nấm mồ của Ngài, thì một đêm nào đó Ngài sẽ chết vì ngạt thở trên đất hoang mạc của Ngài.  

Nhưng trước giây phút tàn lụi, ở trong Ngài sẽ lóe sáng lên sức mạnh của Chúa, Người đã mang Ngài tới mảnh đất này là vì lý do đặc biệt nào đó đã cho Ngài quyền thống trị người da đỏ rồi bị thiêu cháy. Đối với chúng tôi vận số đó thật là huyền bí. Bởi vì, chúng tôi không hiểu nổi khi những con trâu rừng bị tàn sát, khi những chú ngựa sắt hoang ngự trị, khi những góc rừng kín đáo nặng mùi con người, khi quang cảnh của những vùng rừng xanh mướt bị những sợi dây biết nói xóa sạch. Đâu còn những cánh rừng rậm rạp? Tất cả đã qua đi và đâu còn những chú đại bàng vĩ đại? Tất cả đã qua đi.”

Dances with Wolves 3

Tôi đã được đọc bức thư này từ rất lâu, khi tôi còn là một học sinh phổ thông, thật khó hiểu tại sao nó vẫn đeo đẳng trong trí nhớ của tôi cho đến tận bây giờ. Không hiểu sao trong suốt thời gian xem bộ phim này tôi cứ nhớ đến bức thư này không thôi.

Bức thư của vị tù trưởng này được dịch từ tiếng bản địa sang tiếng Anh nên nó có rất nhiều dị bản khác nhau, khi dịch sang tiếng Việt người ta thêm đủ thứ hoa lá cành nên có thể nghĩa của nó không thực sự sát. Ở dưới là một trong những bản dịch tiếng Anh phổ biến nhất của bức thư này.

“The President in Washington sends word that he wishes to buy our land. But how can you buy or sell the sky? the land? The idea is strange to us. If we do not own the freshness of the air and the sparkle of the water, how can you buy them?

Every part of the earth is sacred to my people. Every shining pine needle, every sandy shore, every mist in the dark woods, every meadow, every humming insect. All are holy in the memory and experience of my people.

We know the sap which courses through the trees as we know the blood that courses through our veins. We are part of the earth and it is part of us. The perfumed flowers are our sisters. The bear, the deer, the great eagle, these are our brothers. The rocky crests, the dew in the meadow, the body heat of the pony, and man all belong to the same family.

The shining water that moves in the streams and rivers is not just water, but the blood of our ancestors. If we sell you our land, you must remember that it is sacred. Each glossy reflection in the clear waters of the lakes tells of events and memories in the life of my people. The water’s murmur is the voice of my father’s father.

The rivers are our brothers. They quench our thirst. They carry our canoes and feed our children. So you must give the rivers the kindness that you would give any brother.

If we sell you our land, remember that the air is precious to us, that the air shares its spirit with all the life that it supports. The wind that gave our grandfather his first breath also received his last sigh. The wind also gives our children the spirit of life. So if we sell our land, you must keep it apart and sacred, as a place where man can go to taste the wind that is sweetened by the meadow flowers.

Will you teach your children what we have taught our children? That the earth is our mother? What befalls the earth befalls all the sons of the earth.

This we know: the earth does not belong to man, man belongs to the earth. All things are connected like the blood that unites us all. Man did not weave the web of life, he is merely a strand in it. Whatever he does to the web, he does to himself.

One thing we know: our God is also your God. The earth is precious to him and to harm the earth is to heap contempt on its creator.

Your destiny is a mystery to us. What will happen when the buffalo are all slaughtered? The wild horses tamed? What will happen when the secret corners of the forest are heavy with the scent of many men and the view of the ripe hills is blotted with talking wires? Where will the thicket be? Gone! Where will the eagle be? Gone! And what is to say goodbye to the swift pony and then hunt? The end of living and the beginning of survival.

When the last red man has vanished with this wilderness, and his memory is only the shadow of a cloud moving across the prairie, will these shores and forests still be here? Will there be any of the spirit of my people left?

We love this earth as a newborn loves its mother’s heartbeat. So, if we sell you our land, love it as we have loved it. Care for it, as we have cared for it. Hold in your mind the memory of the land as it is when you receive it. Preserve the land for all children, and love it, as God loves us.

As we are part of the land, you too are part of the land. This earth is precious to us. It is also precious to you.

One thing we know – there is only one God. No man, be he Red man or White man, can be apart. We ARE all brothers after all.”

 Dances with Wolves 5

Dances with Wolves được đạo diễn bởi Kevin Costner (Cũng là nam diễn viên chính của bộ phim), là một bộ phim có thời gian thực hiện lên tới 5 năm, tiêu tốn tới 18 triệu dola, số tiền khá lớn vào thời điểm đó. Không chỉ đoạt được 7 giải Oscar năm 1991 thì đến năm 2007, Thư viện quốc hội Mĩ chọn Dances with Wolves để bảo quản trong Viện Lưu Trữ Phim Quốc Gia của Mĩ.

Trong trường hợp bạn muốn tải Dances with Wolves, hãy tham khảo bài viết này Những Web chia sẻ torrent hàng đầu

Three Colors: Blue-White-Red

Ngày 8/4/2015 Xem xong màu Xanh và màu Trắng của bộ ba màu quyết định chắc chắn sẽ viết một cái gì đó về phim này, mở WordPress ra tạo một bài viết có tên là Three Colors với dòng cảm nhận đầu tiên: Người ta yêu toàn làm ta đau thôi. Ngày 9/4/2015 Trước khi xem tôi đã tìm hiểu về bộ phim, trên Wikipedia ghi chính xác như thế này:

Ba màu Trilogy (tiếng Ba Lan:Trzy kolory) là tên chỉ loạt 3 bộ phim của đạo diễn Krzysztof Kieślowski, một sự hợp tác của Ba Lan- Pháp- Thụy Sỹ. Tên của các bộ phim: Ba màu: Xanh – Trois couleurs: Bleu (Three Colors: Blue) (1993) (giành giải Sư tử vàng 1993), Ba màu: Trắng – Trzy kolory: Biały (Three Colors: White) (in French: Blanc) (1994) (đạo diễn giành giải Gấu bạc cho đạo diễn xuất sắc nhất), và Ba màu: Đỏ Trois couleurs: Rouge (Three Colors: Red) (1994) (đề cử giải Cành cọ vàng). Ba phim nền theo các màu sắc của lá cờ Pháp. Những câu chuyện kể trong phim được dựa trên khẩu hiệu Tự do, Bình đẳng, Bác ái (tiéng Pháp: Liberté, Egalité, Fraternité), có niên đại từ thời điểm của cuộc Cách mạng Pháp. Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính trong Xanh, Đỏ, và ngôn ngữ Ba Lan trong Trắng. Ba màu cũng chỉ Paris – Xanh, Warsaw – Trắng, và Đỏ tại Geneva. Phim có sự tham gia của nhà soạn nhạc nổi tiếng Zbigniew Preisner.

Đọc xong thực sự là hết muốn xem, tôi đoán nó là một bộ phim về một chủ nghĩa nào đó, rồi đủ thứ hình tượng, màu sắc mà người xem phải phân tích để hiểu nó đang muốn nói cái gì. Ôi mà lại là phim Pháp nữa chứ, khó nuốt lắm đây – trong suy nghĩ của tôi, phim Pháp là như vậy. Nhưng mà tôi vẫn cứ xem rồi thấy rằng ý nghĩa nó lồ lộ ra thế rồi còn gì (hoặc là do tôi quá nông cạn chỉ hiểu được một phần của tảng băng chìm. Nhưng thôi, với những cái mình thấy thì cũng đủ để thích nó rồi). Giống như cái tên của nó, ở mỗi bộ phim đều có một màu sắc riêng biệt, đúng về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Ban đầu tôi cố gắng chú ý vào cách thể hiện màu sắc trong bộ phim xem nó mang ý nghĩa gì nhưng rốt cục chẳng hiểu, sau đó tôi đổi sự chú ý sang những tình tiết trong bộ phim thì mọi thứ dần trở nên sáng tỏ. mỗi màu sắc mang lại những cảm nhận khác nhau mà mỗi người có một cảm nhận riêng, không cần biết thực sự thì nó đang đại diện cho ý nghĩa gì. Cái cảm giác đôi khi là những sóng não khó diễn tả bằng lời, như màu xanh của cây lá sau một trận mưa, một chiếc áo khoác màu đỏ trong mùa đông giá rét, hay một cánh đồng bạt ngàn hoa cúc quỳ hai bên đường vậy. Màu sắc luôn tác động tới cảm nhận của con người nhưng nó vẫn là cái nền cho những sự việc đang diễn ra trên nó. Có những tình cảm mà mãi ta chẳng dứt ra được, muốn nó cứ mãi ở bên dù đau khổ, hay muốn buông bỏ để thoát khỏi nó nhưng thực ra bấy lâu nay nó vẫn đeo bám ta. Tôi yêu những người đang yêu trong bộ phim, họ hành xử kỳ cục, lạ lùng nhưng rất yêu. Những sự kiện bất ngờ đẩy con người ta ra xa nhau và những sự kiện bất ngờ đưa con người ta lại gần với nhau, những lúc đó cảm xúc trong con người luôn lên tới đỉnh điểm, cho dù bề ngoài không một chút biểu hiện nhưng người ta có thể cảm nhận bên trong đó đang có cái gì đó đang sôi sùng sục, hoặc là tại người ta đã quá quen với nó đến nỗi chẳng muốn thể hiện ra. Những câu chuyện độc lập với nhau nhưng đâu đó vẫn có sợi dây liên hệ giữa chúng vì dù gì tất cả đều là mảnh ghép của cuộc sống này, tất cả đều tác động trực tiếp hay gián tiếp lên nhau. Một con người mất cả gia đình, không còn ai để yêu thương nhưng cũng chẳng dũng cảm để chết, tự thả trôi mình lững lờ trong dòng đời, đôi khi thiếu trách nhiệm với bản thân nhưng lại có trách nhiệm với tình địch – kẻ mang trong mình giọt máu của người chồng đã chết. Một màu xanh buồn bã lạnh ngắt. Anh ấy yêu cô ấy điên cuồng, cô ấy chắc cũng vậy. Có thể biết là thế nhưng bất lực, bất lực thực sự, với cô, tình yêu không có tình dục thì chẳng thể lên tới đỉnh cao mà đáng ra nó phải có được. Không được thỏa mãn, thất vọng, cô tin rằng cô hết yêu anh. Cô lạnh lùng, táng tận đuổi người chồng ra khỏi nhà với vài đồng bạc lẻ. Cô làm tình với kẻ khác, được thỏa mãn nhưng vẫn khóc trước cái chết của chồng. Cô vẫn yêu anh, trong thời khắc lạ lùng đó cô biết rằng không có ai ngoài anh có thể đưa cô lên tới đỉnh cao. Anh ấy là con người mạnh mẽ, chắc chắn là vậy, mạnh mẽ trong tình yêu nhưng vợ của anh không thấy điều đó. Anh khiến cô ấy đau khổ, khiến cô ấy hạnh phúc, gài bẫy cô ấy để lấy lại tình yêu của người vợ cũ, dường như anh đã thành công. Một thẩm phán về hưu nghe lén điện thoại của hàng xóm, một hành động đáng khinh đi ngược lại với phẩm chất nghề nghiệp trước đây của ông. Nhưng không! Khi càng đi sâu vào cuộc đời của ông ấy người ta càng thấu hiểu, càng thông cảm với hành động đáng khinh đó. Ông là một thẩm phán, một con người của pháp luật, đảm bảo công bằng theo cách nhìn của pháp luật, nhưng đôi khi không phải là của cuộc sống. Ông muốn thấu hiểu người khác, muốn đứng ở vị trí của người khác để đưa ra những quyết định đúng đắn chứ không phải là những phán quyết đúng đắn. Ở đó có gì đó rất lộn xộn, không đi theo một mạch cảm xúc thông thường, một cô gái trẻ nhưng chứa trong mình quá nhiều tâm tư. Tình yêu xa vời không thể khỏa lấp khoảng trống ngày một lớn dần trong cô. Như một phép thử sai, gặp biết bao nhiêu con người trên đường đời để rồi cuối cùng mới tìm được người thích hợp với ta nhất. Không quá nhiều ẩn dụ, đánh đố người xem nhưng lại chẳng nói thẳng ra bằng lời. Nó kể chuyện bằng cách bước những bước chậm rãi từ u buồn căng thẳng đến đơn giản nhưng cảm xúc mãnh liệt và kết thúc theo kiểu của một câu chuyện cổ tích. Xem bộ phim này phải như cách mà bạn nằm trên một thảm cỏ xanh dưới bóng cây mát rượi theo dõi đám mây trắng lững lờ trôi trên nền trời xanh trong cao vợi. Trong ba phần này phần nào là hay nhất? Không, không có phần nào là hay nhất bởi mỗi câu chuyện mang trong mình một ý nghĩa riêng không thể mang ra so sánh Blue: Căng thẳng. Không phải sự căng thẳng của tình tiết mà là của tâm tưởng con người. Nó lạnh lùng vô cảm nhưng nó cũng là một cách biểu hiện của nỗi đau không thể đong đếm. White: Đơn giản, dễ hiểu nhưng cảm xúc dễ cuộn trào. Có thể lúc nước mắt của nhân vật rơi cũng là lúc nước mắt của bạn rơi. Red: Những bánh răng cứ trượt hoài lên nhau để rồi đến lúc tất cả những thanh răng khớp với nhau. Mỗi câu chuyện đều có bi kịch nhưng cái kết của tất cả lại như một câu chuyện cổ tích. Tiếp tục đọc

The Gods Must Be Crazy

Nhớ ngày xưa xem phim trên đầu đĩa thế hệ đầu tiên chỉ chạy được CD và VCD với cái TV SamSung nhỏ tí màn hình lồi cổ xưa lắm mà siêu bền, tuổi thọ hơn 10 năm, khủng thật. Cái ngày mà internet chưa về làng, một cái đĩa phim được chuyền đi khắp xóm, có được một đĩa phim chẳng muốn cho người ta mượn đâu, nhưng mà mình không cho nó mượn thì nó cũng chẳng cho mình mượn lại, cho đi mà cứ bịn rịn, luôn chuẩn bị tâm lý là em nó chẳng về nữa đâu, mà có về được thì cũng trầy trật xước xát mở lên coi vẫn được nhưng thỉnh thoảng mất hình kèm theo những tiếng rít.

Hồi đó thiếu thốn công cụ giải trí hiện đại nhưng mà vui, những thứ quý giá được xã hội hóa hết mức, được chia sẽ đến khi tuổi thọ của đồ vật không còn. Sau những lượt chia sẻ những đĩa phim ma Thái, phim hài Châu Tinh Trì, phim viễn tưởng Hollywood mà nổi trội nhất lúc bấy giờ là phim người nhện luôn là những cuộc tranh luận nảy lửa nhưng đầy tiếng cười của lũ trẻ con trong xóm, toàn lũ trẻ ranh con trai ngồi kể về mấy đoạn hài hước, hành động đẹp mắt rồi cười khúc khích với nhau.

Bây giờ cái dòng chảy tấp nập làm người ta đuổi theo còn không kịp huống chi là trở về quá khứ, nhưng vẫn có một dịp bất ngờ nào đó người ta thấy lại những hình ảnh quen thuộc để bao ký ức lại ùa về. Một số bộ phim chỉ có thể được đánh giá ở mức độ tạm chấp nhận được nhưng tôi vẫn xem lại nó và nhớ lại tại sao ngày xưa mình thích nó quá vậy, cũng có một số bộ phim rất hay, tuổi thơ tôi thích nó mà đến giờ tôi vẫn thích nó: Snow White and the Seven Dwarfs (1937)Pinocchio (1940)Princess Mononoke (1997)The Lion King (1994)The Sound of Music (1965), Doraemon, …

The Gods Must Be Crazy là đĩa phim được săn lùng khủng khiếp lúc đó, xem ở nhà mình chưa đã mà còn qua nhà đứa khác xem lại, mấy cái đầu nhỏ túm tụm trước màn hình TV vừa coi vừa cười vừa chém gió :). Cái xóm nhỏ của tôi sưu tầm được cả 3 phần của bộ phim, sau khi xem phần 1 nghe tin có phần 2 và 3 thế là mấy đứa đi lùng. Ngày nhỏ thấy cái phim nào hài, kỹ xảo hoành tráng, đánh nhau nảy lửa là phim hay chứ có biết phân tích gì đâu.

Thực chất bộ phim có hai phần sản xuất năm 1980 và 1989 do Jamie Uys làm đạo diễn, chẳng hiểu người ta móc ở đâu ra phần 3, sau khi tìm hiểu thì biết rằng nó cũng có tên là The Gods Must Be Crazy nhưng do người khác làm đạo diễn. Đã quá lâu nên chỉ nhớ mang máng nội dung của phần 3 kể về chuyến hành trình bắt ma của một pháp sư người Trung Quốc tại Châu Phi. Ở thời điểm “hiện tại” thì đã down và xem hết phần 1 và 2, phần 3 đang trong quá trình down về.

Bao tháng năm qua đi nhưng ta vẫn cười hồn nhiên như một đứa trẻ.

Tiếp tục đọc

Pulp Fiction (1994)

Đã xem bộ phim này một cơ số lần, trên VTV, down bản torrent về xem rồi xóa, xem rồi xóa. Chẳng hiểu người ta dựa vào tiêu chí quái quỷ gì mà chấm nó đến 8.9/10 IMDB. Chẳng phải là kẻ cao siêu nên không dám đánh giá nó hay ho hay kém cỏi gì về mặt nghệ thuật. Nhiều người xem bộ phim này trên các trang phim trực tuyến rồi comment toàn những câu tào lao tựa tựa nhau, kiểu như thế này: “hài vãi, đúng là tào lao”, “tào lao thật”, “phim tào lao”. Vâng! các bạn cũng tào lao thật 🙂 Nói phim tào lao là tào lao. Ơ mà tớ cũng thấy như các bạn, đúng là tào lao.

Pulp Fiction

Nghĩ về cái điểm 8.9/10 mà người ta dành cho nó cũng tự nhiên khiến tớ phải đau đầu. Người ta cho The Shawshank Redemption The Godfather cái điểm 9.2/10 thì có thể dễ dàng giải thích rằng nó hay ở chỗ này, hay ở chỗ kia nhưng với Pulp Fiction thì không dễ dâu nha. Mẹ kiếp, tớ chẳng hiểu tại sao nữa, vì xem nó tớ thấy khoái, đơn giản vậy thôi. Ờ đơn giản như thế nhưng đừng có ham mà xem với những ai mới vọoc vô cái núi điện ảnh thế giới đồ sộ. Hãy xem các bộ phim top 100 IMDB trước đã, nhưng chừa thằng này ra, xem list phim do viện mỹ bình chọn, xem phim ở đủ thể loại từ kinh điển tới bình dân, kinh dị, tình cảm, hành động, viễn tưởng hay những thể loại điên rồ mà khó có thể sắp nó vào một thể loại riêng biệt nào đó. Tích lũy đủ rồi thì vào một ngày đẹp trời, rảnh rỗi, ngồi cắn hết móng tay, móng chân không có việc gì làm thì lôi nó ra mà xem. Chỉ đến lúc đó bạn mới đủ kinh nghiệm và đủ rảnh để cảm nhận nó, là CẢM NHẬN chứ không phải là hiểu nhé. Mặc dù nó rồi rắm với một mạch các sự kiện lộn xộn nhưng nhìn vào là biết nhân vật này, nhân vật kia đang làm cái gì, nhưng mà xem rồi để biết vậy thôi chứ như tớ chẳng hạn, mới biết về top 100 IMDB, đâm đầu vào xem từ đầu tới cuối. Đến cái Pulp Fiction thì chỉ biết nghẹo cổ, há miệng, ngơ người vì chẳng hiểu mình đang xem thể loại gì, nó nói về cái quái gì, một cơ số IQ biến mất vì ham cái thứ mà mình chưa đủ tầm để xem.

Và ở thời điểm “hiện tại” sau khi xem Pulp Fiction vài tiếng thì thấy ờ thì nó vốn đơn giản mà lị. Chẳng cần vắt óc để hiểu mà thay vào đó hãy cảm nhận, cảm nhận những từ ngữ có sức hấp dẫn như chất kích thích khiến người xem bị kích động. Bộ phim được ghép bởi nhiều câu truyện khác nhau được sắp xếp không theo trình tự thời gian nhưng chúng đều có một đặc điểm giống nhau: những thứ tào lao từ trên trời rơi xuống, những thứ phải khiến cả khán giả cũng phải chửi thề, “Quách Thị Phụng, cái BEEP gì thế này!?!?” Chưa dừng lại ở đó, khán giả còn khoái trá ở cách giải quyết tình huống rất bản năng, dứt khoát, hài hước và có cả khôn ngoan. Hãy thả lỏng cơ thể, thoải mái đầu óc và đừng làm một đứa con ngoan khi xem Pulp Fiction. Chúc vui 🙂

Nó vốn là nó thì đừng cố làm nó cao siêu rồi chẳng hiểu nó nói cái gì! Tiếp tục đọc

Schindler’s List (1993)

Tôi đã khóc khi xem bộ phim này, đúng vậy, dù giọt nước mắt không lăn trên gò má nhưng tôi biết khóe mắt của tôi đã cay cay.

Schindler’s List, phải dùng từ ngữ nào để nói về bộ phim này đây! Thật quá khó bởi tôi biết rằng tôi không giỏi trong việc sử dụng từ ngữ. Vậy thì các bạn đừng đánh giá bộ phim này qua những câu chữ kém cỏi của tôi nhé, hãy tự xem và tự cảm nhận, tôi chắc chắn rằng các bạn sẽ không phải hối tiếc khi xem nó đâu.

Giống như những bộ phim về chiến tranh thế giới khác, lịch sử bi thương sẽ được tái diễn lại trên màn ảnh, nhưng đó không phải là thứ bộ phim này muốn truyền tải mà là tình thương giữa những con người với với nhau, con người theo nghĩa chung nhất, không phân biết tôn giáo, tín ngưỡng, ngôn ngữ, màu da…

Tất cả rồi sẽ hóa tro bụi, thân thể này rồi cũng sẽ mất đi, nhưng tình yêu thương sẽ vẫn mãi trường tồn.

Tiếp tục đọc

What’s Eating Gilbert Grape (1993)

Vậy là oscar 2014 đã kết thúc “tốt đẹp”. Chưa thấy năm nào mà không khí Oscar kéo dài như năm nay, đạo diễn của chương trình Ellen Degeneres đã quá thành công khi biến giải Oscar thành một hiện tượng trên internet, và cũng chưa bao giờ mà Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh, những diễn viên, đạo diễn và các tác phẩm điện ảnh lại trở nên lu mờ như vậy. Những ngày vừa qua người ta hay nhắc tới những “chiêu trò” của Ellen, những ai là nhà tài trợ đã phải bỏ ra bao nhiêu triệu Đô la để có được vài phút quảng cáo, và bằng cách nào mà anh chàng giao bánh Pizza lại nhận được 1.000 Đô la tiền Tip chỉ sau vài phút.

Oscar 2014 đã kết thúc tốt đẹp về mặt hình ảnh, chắc chắn là như vậy nhưng về nội dung thì tôi không dám khẳng định. Một giải thưởng nghệ thuật của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Hoa kỳ với 6.000 thành viên mà giờ đây những bài báo viết về nó chỉ xoay quanh Ellen, Pizza và Samsung thì thật đáng buồn. Tuy nhiên vẫn có một vệt sáng đủ ấn tượng để mọi người chú ý, đó chính là kẻ thất bại vĩ đại , một kẻ vô cùng vô duyên với giải Oscar. Đã bao lần anh lỡ hẹn với Oscar ở giải thưởng dành cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất và ở cả giải nam diễn viên phụ xuất sắc nhất. Trước khi lễ trao giải Oscar diễn ra tôi nghĩ rằng  có lỡ hẹn với Oscar thêm một lần nữa cũng chẳng có gì lạ. Oscar là giải thường của Mỹ vì vậy nó cũng chảnh như người Mỹ vậy, tài năng không thôi thì vẫn chữa đủ, bạn còn phải có những vai diễn lạ lẫm nữa. Vậy nên nếu anh ấy muốn có chiến thắng thì đừng nên trung thành với những vai diễn thông minh, mạnh mẽ và lôi cuốn nữa.  Nhưng dù có bao nhiêu lần lỡ hẹn đi chăng nữa thì cũng không có ai có thể phủ nhận được tài năng của anh.

Hôm nay tôi sẽ đưa các bạn trở về với năm 1993, với bộ phim What’s Eating Gilbert Grape. Chính bộ phim này đã mang về cho  đề cử giải Oscar lần đầu tiên khi anh ấy mới có 19 tuổi. Trong What’s Eating Gilbert Grape bạn sẽ thấy một  quen thuộc với lối diễn xuất thông minh và mạnh mẽ sẽ hóa thân vào một chàng trai 18 tuổi chậm phát triển trí tuệ. Còn , diễn viên đã quá quen thuộc với khán giả qua các vai diễn “tưng tửng” trong ba phần của Pirates of the Caribbean và The Lone Ranger thì các bạn sẽ khá lạ lẫm với hình tượng của một người người con trai trầm tính, hy sinh hết mình vì mẹ, vì chị và vì các em.

Điều thành công nhất ở What’s Eating Gilbert Grape chính là lối diễn xuất của các nhân vật. Tôi không thể tin được  đẹp trai lại có thể “ngơ” như vậy và  lại có một ánh mắt buồn vời vợi đến thế. Tiếp tục đọc

Unforgiven (1992)

Thêm một tác phẩm tuyệt vời nữa của diễn viên, đạo diễn tài ba Clint Eastwood. Lần này ông hóa thân vào nhân vật William Munny – một sát thủ đã gác kiếm sống trong một căn nhà nhỏ với hai đứa con, thu nhập chính của gia đình chủ yếu từ chăn nuôi. Một ngày nọ, Schofield Kid – một tên cao bồi nửa mùa tìm đến Munny và đề nghị ông cùng hợp tác trong một phi vụ làm ăn có giá trị 1000 $ (số tiền khá lớn trong thời điểm đó). Nhiệm vụ của họ là giết 2 người đàn ông đã rạch mặt một gái điếm. Cùng với Ned Logan (do Morgan Freeman thủ vai) họ cùng nhau đi săn món tiền thưởng đó. Nhưng không phải công việc nào cũng dễ dàng, đặc biệt là giết những người được sự bảo vệ chặt chẽ của cảnh sát địa phương. Tiếp tục đọc

Ba mùa (1999)

Tôi đã xem bộ phim này vào tối chủ nhật vừa rồi nhưng đến tối thứ 4 hôm nay tôi mới có thời gian để viết về nó, dù đã 3 ngày trôi qua nhưng trong tôi vẫn lâng lâng cảm xúc, một bộ phim đậm chất Việt Nam hơn bất cứ bộ phim nào. Chính bộ phim này đã khiến tôi có thêm niềm hứng thú để tìm hiểu thêm về những tác phẩm của nền điện ảnh nước nhà, thật sự là mặc dù là người Việt nhưng có vẻ những kiến thức mà tôi có được về kinh đô điện ảnh Hollywood nhiều hơn là các bộ phim của Việt Nam, điều này khiến tôi có phần nào xấu hổ. Ngay sau bộ phim này tôi sẽ làm thêm một category phim Việt nữa – mong rằng sẽ có được sự ủng hộ nhiệt tình của các bạn.

Tinh tế, đó là từ ngữ trọn vẹn nhất mà tôi có thể dùng để miêu tả Ba mùa, bộ phim là sự đan xen của những mảnh đời nơi Sài Thành đang trong thế chuyển mình, miêu tả rất chân thực nhưng lại đầy chất thơ với tình yêu của Hải – một anh phu xích lô dành cho Lan – một gái điếm chuyên phục vụ cho khách hạng sang để lấy 50 đô mỗi tối. Thầy Đào – một con người có số phận bất hạnh, mắc phải căn bệnh nan y rồi tuyệt vọng tự cách ly mình với thế giới bên ngoài, nhưng đến cuối đời, may mắn thay ông đã có thể trút hết lòng mình với Kiến An – một cô gái quê với ánh mắt và giọng hát ấm áp làm xao xuyến lòng người. Jame, một cựu binh mang rất nhiều tội lỗi, ông trở về Việt Nam để tìm lại đứa con đã thất lạc. Và Woody, câu luôn xuất hiện vào buổi tối, khoác trên mình tấm áo mưa trong suốt, mỏng manh và ướt át, hình ảnh này có thế khiến cho bất kỳ ai cũng phải xót xa cho mảnh đời bất hạnh bị bỏ rơi giữa chốn Sài Thành náo nhiệt.

Ba mùa đã nhận được giải “Phim hay nhất”, “Phim khán giả bình chọn” và “Quay phim xuất sắc nhất” ở liên hoan phim Sundance năm 1999, nhưng có một thứ rất quý giá mà chỉ người Việt Nam mới có thể cảm nhận hết được, đó chính là những làn điệu dân ca được nhân vật Kiến An hát lên mỗi khi đi hái sen – “Đố ai quét sạch lá rừng. Để em khuyên gió, gió đừng rung cây”, giọng hát đó thực sự quá hay, hay đến nỗi những thành viên trong phòng đã chú ý đến tôi khi giọng hát đó cất lên. Tiếp tục đọc

Sabrina, The Teenage Witch

Cô gái đại dương, Thế giới bí mật của Alex Mack, Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên, Những cuộc phiêu lưu của Sinbad, Khinh khí cầu của Giáo sư Poopsnagle, Tây du ký, cyber girl – cô gái robot, Sabrina: cô phù thủy nhỏ là những bộ phim gắn liền với tuổi thơ của bất kỳ 9x nào. Ngày xưa những bộ phim này luôn chiếu vào 6h tối, giờ vàng của phim thiếu nhi; khi đó dù có đang làm gì thì đúng 6h tôi sẽ bỏ tất cả để dán mắt vào màn hình TV. Tiếp tục đọc

Groundhog Day (1993)

Một bộ phim hài – tình cảm – quái đản và tuyệt vời. Lâu lắm rồi tôi mới xem một bộ phim hay và ý nghĩa như thế này, ngay khi xem xong tôi quyết định viết bài để giới thiệu nó với các bạn.

Phil Connors là một người dẫn chương trình dự báo thời tiết trên truyền hình. Hằng năm vào ngày 2 tháng 2 anh được cử đến Punxsutawney – một thị trấn nhỏ mà anh chán ghét, để tường thuật sự kiện Groundhog Day. Thật không may anh đã gặp phải một sự cố, có lẽ là một lời nguyền thì đúng hơn, anh phải sống đi sống lại ngày 2 tháng 2. Ban đầu anh cảm thấy lạ lẫm, rồi đến bấn loạn, phá phách tìm cách thoát khỏi nhà tù vô hình đó nhưng không được. Nhưng rồi sau bao vô vọng, tình yêu trong cuộc đời đã đến với anh, chỉ tiếc rằng nó chỉ diễn ra trong vòng 1 ngày – điều đó lại khiến anh tiếp tục chìm trong tuyệt vọng…

Nhưng không hẳn “lời nguyền” này chỉ mang tới những bất hạnh, anh có nhiều cơ hội để sửa chữa những sai lầm, sống tốt hơn và giúp đỡ được nhiều người hơn – đó chính là con đường giúp anh thoạt khỏi lời nguyền. (Bỗng nhân vật này khiến tôi nhớ đến Thomas Edison – nhà bác học thử sai vậy!). Tiếp tục đọc

Return to the Blue Lagoon (1991)

Tôi đã từng xem bộ phim này từ năm lớp 2 hay lớp 3 trong chương trình phim cuối tuần trên VTV1 thì phải, và cực kỳ nhớ những hình ảnh trong bộ phim đó :-). Tuy nhiên tên của bộ phim thì lại không nhớ, may mắn là gần đây tôi đã tìm lại được nó, có cả link down torrent, chất lượng cũng tạm tạm.

Bộ phim kể về câu chuyện của một bà mẹ và hai đứa con (một đứa là con nuôi) trôi dạt lên đảo hoang, ở đó họ phải lớn tìm cách sinh tồn, tự dựng nhà, đi săn, hái lượm. Ngoài họ ra, trên hòn đảo còn có những thổ dân, họ sống ở bên kia hòn đảo; không có trường lớp, sách vở chỉ có vài cuốn vì vậy người mẹ phải tự mình dạy học cho các con. Nhưng cuộc sống khắc nghiệt trên đảo, không thuốc men, không người giúp đỡ đã lấy đi người mẹ; từ đó hai đứa trẻ phải tự học cách sinh tồn, nuôi sống và đùm bọc lẫn nhau

Tiếp tục đọc

The Shawshank Redemption (1994)

The Shawshank Redemption một tài sản vô giá của nền điện ảnh thế giới, không hoa mỹ, không bóng bẩy, không có những pha hành động kịch tính nhưng bạn vẫn phải công nhận đó là một tác phẩm tuyệt hảo! Qua thời gian, bộ phim từng bước khẳng định vị trí của mình, đánh bại những đối thủ khác để đứng đầu những tắc phẩm điện ảnh hay nhất Tiếp tục đọc

Leon (1994)

Natalie Portman là một trong những nữ diễn viên mà tôi yêu thích nhất, cô không chỉ xinh đẹp mà còn rất tài năng. Tài năng của cô nở rộ từ rất sớm, năm 13 tuổi cô tham gia vào bộ phim Leon.

Trong bộ phim này cô đã thể hiện một lối diễn xuất rất tinh tế, vào vai Mathilda – một cô gái mới 12 tuổi sinh ra trong một gia đình không hạnh phúc, cô căm ghét người mẹ kế, đứa chị cùng cha khác mẹ, người bố thì không quan tâm đến con cái, cô chỉ thân thiết với đứa em trai cùng cha khác mẹ của cô. Thật không may gia đình của cô bị giết hại do liên quan đến ma túy, cô được Leon – một sát thủ cứu sống, cuộc sống phiêu lưu lang bạt và tình yêu đầu tiên của cô bắt đầu từ đó. Tiếp tục đọc

The Godfather

Nếu bạn biết về trang web http://www.imdb.com/ và bảng xếp hạng những bộ phim hay nhất của nó thì tôi tin rằng bạn sẽ biết đến 3 phần của bộ phim “The godfather”. Nội dung của 3 phần này xoay quanh cuộc sống của Don Michael Corleone từ một thanh niên, một anh hùng dân tộc thành một trùm mafia khét tiếng. Trong con người Don Michael Corleone luôn dạt dào tình yêu dành cho gia đình, nhưng chính tình yêu đó lại khiến biến anh trở thành kẻ xấu rồi nhẫn tâm sát hại cả người thân trong gia đình của mình.

Khi xem hết phần 1 của bộ phim này, tôi đã rất háo hức down tiếp phần 2 và phần 3 ngay lập tức. Hiện nay bộ phim này vẫn còn lưu trữ trong máy tính của tôi, thỉnh thoảng tôi vẫn xem lại nó, mỗi lần xem lại tôi vẫn không thấy nó kém hấp dẫn, thậm chí còn thấy nó chứa đựng rất nhiều ý nghĩa mà chỉ với một lần xem thì không thể cảm nhận hết được. Tiếp tục đọc

Ghost (1990)

Đây là một bộ phim tình cảm hay, với nhạc phim đã đi vào huyền thoại Unchained Melody do Righteous Brotherst trình diễn. Bộ phim này thích hợp với những cặp đôi đã yêu mặn nồng bởi vì nó có những cảnh khá nóng gây kích thích cho người xem (tuy nhiên cũng khuyến cáo những cặp mới quen chưa nên xem phim này vội Tiếp tục đọc