Changeling (2008)

Vừa nãy thì tôi ngồi nhậu với mẹ tôi, uống 2 lon Tiger, đúng ra mẹ tôi uống đúng 1 tách trà bia còn lại thì tôi uống hết, nướng thịt bò với cà rốt. Thịt bò một nửa được quấn lá lốt, một nửa được thái mỏng trộn với ít muối dầu ăn nướng lên và chấm với tương đen và tương ớt, cà rốt thái lát vừa phải để ở mép vỉ nướng để chín vừa lớp vỏ ngoài, ngọt giòn vừa đủ. Ăn kèm với cả củ đậu nữa – theo cách gọi của miền bắc, còn miền nam thì gọi là củ sắn. Lần sau sẽ nướng tiếp, sẽ thêm cà tím và đậu phụ chiên cắt khúc vừa phải để nướng kèm nữa. À, nướng trên cái bếp hồng ngoại mà tôi mới mua hồi tết vừa rồi, đúng ra là nướng trên bếp than hồng, cái khí nóng sẽ lan tỏa đều làm đồ nướng chín từ từ trông rất ngon lành nhưng thấy tốn công quá, thêm cả cái nóng bức và khói nữa nên thôi.

Và bây giờ thì tôi đang ngồi viết một bài về bộ phim Changeling sản xuất năm 2008, được đạo diễn bởi Clint Eastwood với sự tham gia của diễn viên Angelina Jolie dựa trên một câu chuyện có thật. Khoan nói về đạo diễn và nữ diễn viên tài năng, hãy nói về câu chuyện trong bộ phim, nó dựa trên một câu chuyện có thật. Một bộ phim hay thì rất đáng để xem nhưng với một bộ phim hay dựa trên một câu chuyện có thật thì càng đáng để xem hơn. Mặc dù tất cả các tác phẩm điện ảnh luôn có sự phóng tác, sáng tạo để lôi cuốn người xem nhưng về cơ bản nó vẫn phải dựa trên những giá trị cơ bản nhất, những giá trị có thật được tạo nên bởi những con người đáng ngưỡng mộ, hoặc đáng phải bị trừng trị. Khi xem những bộ phim này tôi càng thêm khâm phục, ngưỡng mộ những điều mà con người có thể tạo nên hoặc đúng hơn là ngưỡng mộ những con người tạo nên những giá trị đó. Mặc dù gần như tất cả những bộ phim theo kiểu như thế này thì tôi đều biết trước kết cục của nó nhưng tôi vẫn bị hấp dẫn, một phần vì những giá trị mà nó tạo nên và một phần là chính con đường mà con người ta tạo nên những giá trị đó. Tôi đặc biệt thích những dòng chữ cuối cùng của bộ phim, rằng con người này đã thay đổi xã hội như thế nào, cuộc sống đã tốt đẹp hơn, rất nhiều người được hưởng lợi từ việc làm của họ. Thật đáng trân trọng.

changeling

Changeling dựa trên một câu chuyện có thật về “Những vụ giết người tại trại gà Wineville” ở Los Angeles năm 1928, một câu chuyện đẫm máu và đầy đau thương. Gần 20 trẻ em bị giết bởi một kẻ điên loạn, sở cảnh sát bạo ngược đàn áp những người đau khổ, những hành động tàn độc đáng sợ và một người mẹ dũng cảm trên con đường đi tìm đứa con thất lạc của mình.

Trong bài viết này tôi muốn nói về câu chuyện của người mẹ dũng cảm hơn là những thứ tàn ác kia, và nó cũng là câu chuyện chính xuyên suốt cả bộ phim. Christine Collins là một bà mẹ đơn thân có một đứa con trai kháu khỉnh tên là Walter Collins. Bà là một người phụ nữ đầy trách nhiệm với cả gia đình và công việc, một mình nuôi nấng đứa con khôn lớn, nuôi dạy nó trở thành một người đàn ông dũng cảm. Nhưng cuộc đời thì luôn có những trắc trở, những đau khổ không hiểu tại sao nó lại sảy ra với những con người như Christine Collins. Một buổi chiều sau khi đi làm trở về bà phát hiện đứa con trai duy nhất của mình mất tích không để lại một dấu vết, đứa con là niềm sống mạnh mẽ nhất của bà, có lẽ tất cả mọi thứ bà đều dành cho đứa con này. Một người phụ nữ mạnh mẽ không cho phép điều đó sảy ra. Bà ra sức tìm kiếm bằng tất cả khả năng, tất cả. Và gần nửa năm sau, cảnh sát tuyên bố tìm thấy con trai của bà, trong nước mắt của niềm hân hoan tột cùng bà chạy đến bên con, nhưng không, đó không phải là con trai của bà, nó là một đứa bé khác, bà tin là vậy nhưng sở cảnh sát không tin là vậy. Một bà mẹ đơn độc tự nuôi dưỡng con trai mình và một sở cảnh sát quan liêu bạo ngược đầy quyền lực. Họ cho rằng bà bị tâm thần, phủ nhận mọi trách nhiệm của người mẹ, họ quyết định tống bà vào bệnh viện tâm thần. Chịu biết bao đau khổ nhưng bà đã không bỏ cuộc, những người bạn, những người có lương tâm đã đồng hành cùng bà chống lại những bạo ngược.

Nói một chút về diễn xuất của Angelina Jolie, thật sự là rất tuyệt vời. Với một câu chuyện mà ai cũng đã biết kết cục của nó thì diễn xuất chính là điều quan trọng để làm nên thành công của bộ phim. Angelina Jolie lột tả được vẻ đẹp đích thực của một người mẹ, đó chính là tình yêu dành cho đứa con của mình, cho dù nó ở bất cứ nơi đâu, còn sống hay đã chết thì tình yêu này sẽ vẫn mãi còn. Nó giống như ngọn lửa vĩnh cửu vậy, luôn nồng ấm trong những cử chỉ hằng ngày nhưng sẵn sàng cuồng bạo đốt cháy tất cả những gì cản trở hành trình đi tìm đứa con. Tiếp tục đọc

Million Dollar Baby (2004)

Clint Eastwood là một trong những đạo diễn, diễn viên mà tôi yêu thích nhất. Với lối diễn xuất không lẫn vào đâu được, ông ấy chậm rãi dẫn người xem đi qua từng câu chuyện rất đỗi đời thường nhưng không kém phần ý nghĩa. Vốn là một ông già thích triết lý, Clint Eastwood chẳng bao giờ để khán giả hiểu được ý nghĩa trong những bộ phim của ông một cách rõ ràng, thấu đáo. Kết thúc của mỗi bộ phim đều để lại trong lòng người xem không ít tiếc nuối.

Million Dollar Baby được mở đầu bởi một giọng đọc trầm ấm quen thuộc với bất cứ Fan film Hollywood nào, giọng đọc đó như một thương hiệu, một lời khẳng định chắc chắn rằng đây là một bộ phim hay. Tôi đã giới thiệu bộ phim này đến đứa bạn cùng dãy trọ, nó đánh giá rằng bộ phim này rất hay, thậm chí nó đã rưng rưng nước mắt khi xem đến đoạn kết của bộ phim.

Những nhân vật trong bộ phim đều là những kẻ cứng đầu, họ ương bướng với bản thân, với cấp trên và với cả chúa trời. Nhưng trong họ luôn có khao khát muốn khẳng định mình, họ sẵn sàng trả giá để trở thành pháo hoa lóe sáng trong khoảnh khắc rồi vụt tắt. Cái kết nghiệt ngã cuối bộ phim khiến cho tất cả mọi người đều cảm thấy bất ngờ, đáng ra nó phải có một kết thúc có hậu cho dù không hoàn hảo như truyện cổ tích nhưng người xem mong muốn Maggie được đền đáp xứng đáng với sự kiên trì và lòng yêu nghề của cô. Nhưng cái kết không mong muốn đó lại tạo nên giá trị của bộ phim, con người ta muốn sống hết mình cho những điều mà họ yêu thích, họ bất chấp rủi ro, thậm chí nhìn thấy trước hậu quả nhưng họ vẫn bước tiếp, vì thế nên cái kết đó không phải là một bi kịch.

Bên cạnh cái kết không có hậu của nhân vật chính thì người xem cũng được an ủi phần nào khi lão già Eddie chiến thắng trân đấu thứ 110, cho dù đó không phải là trận đấu chính thức. Và chàng trai mảnh khảnh Danger Barch vẫn tiếp tục theo đuối ước mơ trở thành võ sĩ của mình, cái ước mơ có nền tảng mong manh nhưng điều đó có quan trọng! Thứ quan trọng hơn cả là Danger cảm thấy hạnh phúc vì nó.

Con người ta chỉ sống khi được theo đuổi ước mơ! Tiếp tục đọc

Unforgiven (1992)

Thêm một tác phẩm tuyệt vời nữa của diễn viên, đạo diễn tài ba Clint Eastwood. Lần này ông hóa thân vào nhân vật William Munny – một sát thủ đã gác kiếm sống trong một căn nhà nhỏ với hai đứa con, thu nhập chính của gia đình chủ yếu từ chăn nuôi. Một ngày nọ, Schofield Kid – một tên cao bồi nửa mùa tìm đến Munny và đề nghị ông cùng hợp tác trong một phi vụ làm ăn có giá trị 1000 $ (số tiền khá lớn trong thời điểm đó). Nhiệm vụ của họ là giết 2 người đàn ông đã rạch mặt một gái điếm. Cùng với Ned Logan (do Morgan Freeman thủ vai) họ cùng nhau đi săn món tiền thưởng đó. Nhưng không phải công việc nào cũng dễ dàng, đặc biệt là giết những người được sự bảo vệ chặt chẽ của cảnh sát địa phương. Tiếp tục đọc

Mystic River (2003)

Lại thêm một bộ phim đáng xem nữa của Clint Eastwood, Mystic River có sự tham gia của Tim Robbins, diễn viên chính trong phim The Shawshank Redemption.

Mystic River kể về câu chuyện giữa 3 người bạn thân từ nhỏ Jimmy Markum, Dave Boyle và Sean Devine, nhưng khi lớn lên thì họ càng xa rời nhau, mỗi người một số phận. Jimmy Markum trở thành một tay anh chị, Dave Boyle thì có một cuộc sống trầm lắng sau một biến cố thủa nhỏ, còn Sean Devine thì trở thành một cảnh sát.

Số phận trớ trêu đã khiến họ cùng gặp nhau một lần nữa, con gái của Jimmy Markum bị giết, Dave Boyle trở thành kẻ bị tình nghi và SeanDevine là người điều tra vụ án. Tiếp tục đọc

The Good, the Bad and the Ugly (1966)

The Good, the Bad and the Ugly (người tốt kẻ xấu và tên vô lại) là bộ phim đầu tiên của Clint Eastwood mà tôi xem, từ đó tôi đã hâm mộ diễn viên này và tìm những tác phầm của ông để xem.

Bộ phim lấy bối cảnh trong cuộc nội chiến Mỹ, ba nhân vật chính Tuco, Blondie và Angel Eyes (đại diện cho tên vô lại, người tốt và kẻ xấu) cùng đi tìm một kho vàng của chính phủ được chính phủ chôn giấu trong một nghĩa trang. Nhưng không ai trong số họ biết được chính xác vị trí của kho vàng, mỗi người chỉ nắm giữ một phần bí mật và để tìm được nó thì Người tốt, Kẻ xấu và Tên vô lại phải hợp tác với nhau

Tiếp tục đọc

Gran Torino (2008)

Clint Eastwood là một ông già thích triết lý, trong phim của ông luôn có những bài học sâu sắc về cuộc sống, tuy vậy những bộ phim của ông không hề nhàm chán và Gran Torino là một trong những bộ phim như vậy.

Walt Kowalski là nhân vật chính do Clint Eastwood thủ vai, ông là một cưu chiến binh từng tham chiến ở Hàn Quốc. Với tính tình cộc cằn, luôn lăm le khẩu súng trong tay, không có một ai muốn bắt chuyện hay đến gần ông. Nhưng mọi chuyện đã đổi khác khi Thao – một cậu bé dân tộc H-mông, ăn cắp chiếc Gran Torino của ông nhưng bất thành. Từ đó ông trở thành người dạy dỗ cậu bé, kiếm việc cho cậu là cứu cậu thoát khỏi rắc rối với bọn du côn bằng chính mạng sống của ông Tiếp tục đọc