Gone Girl (2014)

Khi bạn yêu một cô gái thì bạn muốn biết điều gì về cô ấy nhất? Bạn tìm hiểu mọi thứ về cô ấy, sở thích của cô ấy, trình độ học vấn, hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ xã hội, quá khứ, trước đây cô ấy đã từng yêu ai chưa, hay còn là gái trinh không,…. Rất rất nhiều thứ mà bạn muốn biết và có một thứ mà chắc chắn bạn muốn biết, chỉ là do bạn không hoàn toàn chắc chắn, quá tự tin hay tự lừa dối bản thân để mà không thèm đếm xỉa đến nó. Liệu cô ấy có yêu mình không!!!!!????? Chỉ có Chúa mới biết được, đôi khi bạn còn tự lừa dối cả bản thân chứ đừng nói đến chuyện có thể đọc được suy nghĩ của người khác. Vậy đó, thế nên hãy chỉ giới thiệu “đây là người yêu của tớ” chứ đừng bao giờ nói “đây là người yêu tớ”

Gone Girl xứng đáng là một bộ phim truyền cảm hứng, nó gieo vào trong đầu những bà vợ đang ghét chồng những ý nghĩ tội lỗi và khiến tất cả đàn ông đã có vợ hay chưa có vợ đều phải ớn lạnh với những suy nghĩ mông lung về người mà mình yêu thương nhất và cho rằng đó là người yêu thương mình nhất.

Khi xem bộ phim này nhiều người cho rằng hôn nhân là mồ chôn của tình yêu, tôi đồng ý với điều đó, chắc chắn rồi. Nhưng đó không phải là thứ giết chết tình yêu. Hôn nhân chỉ là cái quan tài, vài xẻng đất và cái bia mộ chứa đựng cái thứ chẳng còn giãy dụa mà trước đây nó đã thổn thức từng giây phút. Sự quen thuộc, những mối ràng buộc, cuộc sống bon chen, cơm áo gạo tiền, sự già cỗi trong tâm hồn lẫn thể xác và đủ thứ nguyên nhân khác không thể gọi tên mà chỉ người trong cuộc mới biết được, chúng như con dao sắc lẻm cắt ngọt lịm vào tình yêu.

Gone Girl là một bộ phim nói về khủng hoảng hôn nhân nhưng nó không phải là phim tình cảm, chẳng có cái kết có hậu hay cái kết để lại tiếc nuối cho người xem. Nó thuộc thể loại tâm lý, trinh trinh thám và đối với tôi nó còn cực kỳ kinh dị nữa. Một nỗi sợ hãi mang tên ÁM ẢNH.

Những câu hỏi liên tục được người xem đặt ra trong quá trình đi tìm sự thật, giống như một khoảng không rộng lớn bao phủ bởi làn khói mờ ảo, không người dẫn đường, bạn mò mẫm, vươn tay ra khoảng không trống hoác để mong muốn nắm được một cái gì đó. Đúng là thể loại phim cực kỳ hấp dẫn người xem, nhưng màn bí mật đó nhanh chóng bị kéo xuống như cách một nhà ảo thuật lật miếng vải đen, khán giả òa lên. Lúc đó một nửa thời gian của bộ phim đã hết, nhiều người cho rằng đến lúc này chẳng còn gì để khám phá nữa. Nhưng không, nửa đầu là dành cho thể loại ly kỳ -trinh thám, còn nửa sau là dành cho thể loại còn hại não hơn thế nữa, thể loại tâm lý.

Bạn tưởng rằng mình đã hiểu hết nhân vật nữ chính. Không đâu, tất cả đều chỉ là một màn kịch được chuẩn bị rất kỹ lưỡng bởi một bộ óc thông minh xảo quyệt. Bạn biết cô ấy nghĩ gì muốn gì nhưng không phải, đó chỉ là thứ mà cô ấy muốn bạn biết. Cô ấy đã lừa được tất cả mọi người. Và cuối cùng bạn cũng không có được câu trả lời, liệu cô ấy thực sự yêu chồng hay chỉ là một màn kịch thứ hai để thoát khỏi sự giam hãm của người yêu cũ? Chỉ có Chúa mới biết được.

Và đến lúc này tôi mới để ý đến câu nói mở đầu của bộ phim nó đáng sợ như thế nào: “When I think of my wife, I always think of the back of her head. I picture cracking her lovely skull, unspooling her brain, trying to get answers. The primal questions of a marriage: What are you thinking? How are you feeling? What have we done to each other? What will we do?”

Gone girl

Nói thêm một chút về diễn xuất và cách tạo hình nhân vật.

Biết đến nữ diễn viên Rosamund Pike qua bộ phim Pride And Prejudice, cho dù không phải là diễn viên chính nhưng cô ây đã gây ấn tượng với tôi vì vẻ đẹp và nụ cười hiền dịu, vậy nên khi xem cô ấy hóa thân vào nhân vật Amy Dunne tôi đã rất ngỡ ngàng. Vẫn nét mặt ấy nhưng lại là một vẻ đẹp rất lạnh lùng và hấp dẫn, một con người rất thông minh và quỷ quyệt. Nếu chỉ gọi Amy Dunne là con khốn nạn thì đã quá nhẹ nhàng, phải gọi là con quỷ cái bị tâm thần mới đúng. Biến hóa khôn lường, từ một thân hình thon gọn, khuôn mặt thanh thoát, mái tóc vàng luôn được chải gọn gàng với những bộ quần áo điệu đà lịch sự biến thành một kẻ dáng sợ, phờ phạc, tự hành hạ bản thân, quần áo luộm thuộm, thói quen thiếu lành mạnh. Một Crazy Amy và một Amazing Amy.

Amy trả thù chồng cô ấy một cách đáng sợ, cũng là cái chết nhưng nó đến từ từ khiến nạn nhân phải dồn hết sức lực để chống chọi, quá tàn nhẫn.

Nhưng tại sao sau bao nhiêu điều đáng sợ đó, chồng của cô, Nick Dunne vẫn tiếp tục cuộc sống vợ chồng? Tại Nick quá mù quáng tin vào tình yêu trở lại của vợ hay tại Amy quá thông minh xảo quyệt và hấp dẫn, hay là cả hai? Cái đó thì tùy thuộc vào cách nhìn của bạn!

Comment thú vị của bạn cheffamily về Gone Girl, nếu bạn biết điều thú vị khác, hay chỉ cần cảm nhận của bạn về bộ phim này, hãy mạnh dạn comment ở đây nhé 🙂

Cái lỗi lớn nhất của phim là ko làm đc rõ 1 điều trong sách đề cập (dù bà tác giả sách viết kịch bản 😛 ): Amy là 1 psychopath, giống Hannibal ấy. Người thường bực quá cũng chỉ tới mức thuê người tạt axit một cách đơn giản và lộ liễu thôi, trả thù kiểu này chỉ có psychopath mới nghĩ ra nổi và mới dám làm.

“Nhưng tại sao sau bao nhiêu điều đáng sợ đó, chồng của cô, Nick Dunne vẫn tiếp tục cuộc sống vợ chồng?”

Chứ bỏ cho bà chị chơi phát nữa à? :v 1 lần chưa đủ sợ sao? Lại thêm 1 thứ chỉ đọc sách mới hiểu đc: gia đình Nick trục trặc từ nhỏ, ổng lại có daddy issues nặng nên ổng ko muốn trở thành 1 phiên bản khác của ông bố mà ổng ghét cay ghét đắng nên ổng ở lại cho đứa con của ổng với Amy.

Cá nhân cũng ko nghĩ phim này bàn về khủng hoảng hôn nhân mà là 1 phim thriller, kể về 1 nữ psychopath lấy hôn nhân làm cái nền để dụ người coi thì đúng hơn.

Suy nghĩ thú vị của bạn diaryfox 🙂

Mình cũng nghĩ trong phim không khắc hoạ dc Psychopath của Amy. Amy, theo mình, chưa bao giờ thật sự là cô ấy cả. Lúc nhỏ thì sống cuộc đời của Amazing Amy do bố mẹ vạch ra, lúc lớn lên sống cuộc đời của 1 Amy quyến rũ mà Nick say đắm. Tính kiểm soát của cô ta mạnh, và mạnh đến nỗi cô ta không thể sống là chính mình dc. Cô ta đã lên kế hoạch chết đi để có 1 cái kết hoàn hảo, và khi bị cướp, đó là lần đầu tiên Amy bộc lộ bản thân và mất kiểm soát. Chính điều đó làm cô ta ko chấp nhận dc, và nó, 1 phần, cũng là lý do cô ta quay trở về với Nick, vì ở đó, cô ta kiểm soát dc mọi thứ, tự viết và uốn nắn cuộc đời họ y như cô ta muốn.

Vậy nên mình ko hề cho là cô ấy yêu hay vì yêu gì Nick đâu. Cô ta yêu 1 Nick mà cô ta vẽ ra thôi à.

Link 720p1080p

Gone Girl 2

Một suy nghĩ 9 thoughts on “Gone Girl (2014)

  1. Mình cũng nghĩ trong phim không khắc hoạ dc Psychopath của Amy. Amy, theo mình, chưa bao giờ thật sự là cô ấy cả. Lúc nhỏ thì sống cuộc đời của Amazing Amy do bố mẹ vạch ra, lúc lớn lên sống cuộc đời của 1 Amy quyến rũ mà Nick say đắm. Tính kiểm soát của cô ta mạnh, và mạnh đến nỗi cô ta không thể sống là chính mình dc. Cô ta đã lên kế hoạch chết đi để có 1 cái kết hoàn hảo, và khi bị cướp, đó là lần đầu tiên Amy bộc lộ bản thân và mất kiểm soát. Chính điều đó làm cô ta ko chấp nhận dc, và nó, 1 phần, cũng là lý do cô ta quay trở về với Nick, vì ở đó, cô ta kiểm soát dc mọi thứ, tự viết và uốn nắn cuộc đời họ y như cô ta muốn.

    Vậy nên mình ko hề cho là cô ấy yêu hay vì yêu gì Nick đâu. Cô ta yêu 1 Nick mà cô ta vẽ ra thôi à.

    Thích

    • Ban đầu mình nghĩ việc Amy bị cướp là một tình tiết lãng xẹt để khiến cô ấy quay lại với người yêu cũ giàu có. Sau đó là sự ăn may của Amy về tính tiết bị bắt cóc và cả Nick nữa, thoát chết.
      Nhưng giờ, sau khi đọc comment của bạn mình cũng hiểu ra một phần, cô ấy chỉ là kẻ cao tay trong gia đình mà thôi, khôn nhà dại chợ, ra ngoài vẫn bị thiên hạ bắt nạt bình thường, vậy là quyết định trở về với Nick.
      Còn một điều cũng làm mình khá thắc mắc, liệu trong Nick còn chút tình cảm nào cho Amy không? Bạn nghĩ thế nào? 🙂

      Thích

      • Mình nghĩ là không. Chỉ có sợ hãi thôi. Nhưng bạn cũng thấy đó, hôn nhân là chuyện của 2 ng, nhưng có con cái rồi thì chuyện không còn chỉ là 2 người nữa. Nick là người đàn ông nhu nhược và có phần đơn giản, sống cũng bản năng nữa, nên anh ta dễ bị nắm thóp. Cộng thêm quá khứ của anh ta, mà chắc chắn Amy nắm rất rõ, nên đứa con là sợ dây chắc chắn của cô ấy rồi. Đó là tại sao dù quá sợ hãi và kinh tởm, nhưng anh ta không thể dứt khoát dc.

        Đã thích bởi 1 người

  2. Cái lỗi lớn nhất của phim là ko làm đc rõ 1 điều trong sách đề cập (dù bà tác giả sách viết kịch bản 😛 ): Amy là 1 psychopath, giống Hannibal ấy. Người thường bực quá cũng chỉ tới mức thuê người tạt axit một cách đơn giản và lộ liễu thôi, trả thù kiểu này chỉ có psychopath mới nghĩ ra nổi và mới dám làm.

    “Nhưng tại sao sau bao nhiêu điều đáng sợ đó, chồng của cô, Nick Dunne vẫn tiếp tục cuộc sống vợ chồng?”

    Chứ bỏ cho bà chị chơi phát nữa à? :v 1 lần chưa đủ sợ sao? Lại thêm 1 thứ chỉ đọc sách mới hiểu đc: gia đình Nick trục trặc từ nhỏ, ổng lại có daddy issues nặng nên ổng ko muốn trở thành 1 phiên bản khác của ông bố mà ổng ghét cay ghét đắng nên ổng ở lại cho đứa con của ổng với Amy.

    Cá nhân cũng ko nghĩ phim này bàn về khủng hoảng hôn nhân mà là 1 phim thriller, kể về 1 nữ psychopath lấy hôn nhân làm cái nền để dụ người coi thì đúng hơn.

    Đã thích bởi 1 người

    • Thật vui khi có một người đọc tác phẩm gốc comment ở đây, nhờ bạn mà mình biết thêm nhiều điều thú vị về tác phẩm này đó.
      Nhìn chung thì mình thấy một yếu tố không thể quyết định tất cả, nó tương tác, bổ sung lẫn nhau: Quyết định cuối cùng của Nick có thể vì không muốn đi theo vết xe của người cha, anh cảm thấy Amy là một con người nguy hiểm, luôn muốn kiểm soát mọi thứ nhưng trong cô vẫn còn yêu anh ấy, theo kiểu điên tình ak.
      Lúc cuối bộ phim, người em gái sinh đôi nói với Nick “Anh muốn sống cùng cô ấy”, mình tin trong Nick có chút phảng phất suy nghĩ ấy. Anh ấy quyết định ở lại nhưng vẫn muốn có gì níu giữ giúp anh ấy tỉnh táo, Margo Dunne sẽ là linh hồn của người anh trai.
      Thanks cheffamily, note comment của bạn lên nội dung bài viết để mọi người biết thêm nhiều điều thú vị về bộ phim này nhé 🙂

      Thích

      • Anh có vẻ là người lạc quan về tình yêu nhỉ? Sau khi đẩy chồng vào cảnh suýt lãnh án tử hình mà còn gọi là yêu được thì đúng là …. Với lại, psychopath ko biết yêu đâu. Họ đẩy người khác vào tình thế phải làm hài lòng họ bằng nhiều phương tiện khác nhau, đa dạng và hết sức phong phú để thỏa mãn nguyện vọng bản thân và chỉ vì bản thân thôi.

        Hoặc anh Nick thích M ngầm nên mới ở lại với bà chị ấy. :v

        Tội Margo. Nghe bảo số phận 2 sinh đôi thường giống nhau. Phen này hết dám quen (cưới) ai. =))))))))))

        Thích

        • Mình nghĩ psychopath vẫn có thể yêu chứ, chỉ có điều họ không bình thường nên tình yêu của họ cũng bất thường. Ở Amy cái ham muốn khống chế người khác nó quá mạnh mẽ nên lấn át những thứ khác, cũng vì thế mà Nick muốn ly hôn.
          Thực ra Amy có cái cũng khá hấp dẫn ở tính cách, cái thứ bí hiểm khiến đàn ông muốn chinh phục, nhưng về sau mãi không hiểu được dâm ra chán nản thậm chí sợ hãi. Rồi tính cách mạnh mẽ cũng khiến đàn ông khó mà thoát ra được, nó giống như cách thuần phục một con thú hoang vậy đó, càng dữ nó càng không dám rời. Phụ nữ hiền quá đôi khi lại toàn bị chồng bỏ, thế mới hay. 🙂

          Thích

          • Tính cách Amy thì gái nó còn mê, huống gì tới trai :v

            Psychopath thì đúng là ko phải lúc nào cũng là mấy tay giết người máu lạnh, bệnh hoạn kiểu Hannibal. Luật sư hay CEO cũng có đặc điểm tính cách khớp với miêu tả psychopath này. Nhưng thứ tình cảm mà họ dành cho người khác theo em ko thể gọi là tình yêu mà là mê đắm – infatuation (như Hannibal với Will ấy, nếu anh chưa coi series Hannibal thì nên coi cả sách lẫn phim lẫn series cho nó máu), thỏa mãn ám ảnh quyền lực (như Amy với Nick, ông Nick khù khờ, dễ sai bảo, con mồi ngon lành đối với Amy) hay bất cứ cái gì trừ tình yêu ra thì đúng hơn.

            Đã thích bởi 1 người

            • Chat với bạn thú vị thật, cho dù toàn suy nghĩ trái chiều nhau. 🙂
              Giờ đang xem sabrina the teenage witch với friends, hi, mình cũng thích những thể loại phải động não lắm nhưng chắc chỉ xem phim thôi, lười đọc lắm ak.
              Nói về Amy. mình cũng khoái một em như thế, chỉ cần không có bị điên là đc rồi haha.

              Thích

Bình luận về bài viết này